Nhấn mạnh đến 2 vấn đề: sản lượng và giá cả, nó đo lường kết quả, thành quả kinh tế của quốc gia và mức giá của nền kinh tế.
Sản lượng quốc gia đo lường bằng GDP.
GDP là toàn bộ giá trị hàng hóa & dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ của 1 quốc gia trong 1 khoảng thời gian nhất định thường là 1 năm.
Tại sao phân biệt GDP danh nghĩa và GDP thực?
Sản xuất 1 lượng như cũ, nhưng giá cả tăng lên => làm bóp méo giá trị GDP của nền kinh tế nếu tính = GDP danh nghĩa.
GDP thực đã loại trừ biến động của giá => trong GDP người ta phân biết GDP danh nghĩa và GDP thực.
Có bao nhiêu cách tính GDP?
3 cách tính
- Theo thu nhập
- Theo chi tiêu (C + I + G + X - M)
- Giá trị gia tăng hay phương pháp sản xuất
Giá tính bằng chỉ số giá
2 loại chỉ số giá - CPI
- GDP deflator hay chỉ số khử lạm phát hay chỉ số giảm phát GDP GDP deflator = GDP danh nghĩa / GDP thực
%ΔP = (Pt – Pt-1 ) / Pt-1 * 100 => tỷ lệ lạm phát Stock & Flow
Stock: tích lượng, trữ lượng (trữ lượng vốn K, nợ công, tổng dự trữ ngoại tệ của NHNN...) Flow: lưu lượng diễn ra trong 1 giai đoạn (GDP, đầu tư I trong GDP, thâm hụt ngân sách, lượng ngoại tệ can thiệp vào thị trường trong năm...)
Đầu tư I trong GDP gồm vốn vật chất và tồn kho, ko bao gồm đầu tư tài chính. Vốn vật chất: máy móc thiết bị, nhà xưởng, cầu đường, bến cảng...
Vd: sản xuất 100 cái bàn, bán trong năm dc 90, tồn kho 10 => GDP = 100, chưa bán được 10 và nằm trong kho là thành phần của đầu tư.
Trong nền kinh tế mà tồn kho tăng => sức cầu đang giảm
Phân biệt GDP, GNI (GNP), GNDI
GDP (Y) = C + I + G + X – M
Cán cân thương mại (TB) hay xuất khẩu ròng (NX) = X – M Chi tiêu nội địa A = C + I + G
Y = A + NX
Thu nhập < chi tiêu => phải tìm nguồn tài trợ: vay, xin viện trợ, bán bớt tài sản... GNI = GDP + NFP
NFP: thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài (thu nhập của người VN trong GDP nước ngoài - thu nhập của người nước ngoài trong GDP của VN)
GNDI = GNI + NTR
NTR: chuyển nhượng ròng từ nước ngoài (nhận từ nước ngoài – chuyển ra nước ngoài) Nhận từ nước ngoài: kiều hối của Việt kiều, viện trợ vào trong nước...
Chuyển ra nước ngoài: viện trợ của VN cho nước ngoài...
Cán cân vãng lai
CA = X – M + NFP + NTR
Bản chất của thâm hụt cán cân thương mại là gì?
Y = A + NX
Trong đó Y là thu nhập, A là chi tiêu (C + I + G)
Thu nhập < chi tiêu => Y < A => NX < 0 hay cán cân thương mại thâm hụt
Bản chất của thâm hụt cán cân thương mại là quốc gia đó đang có thu nhập < chi tiêu
Một quốc gia có chi tiêu lớn hơn thu nhập (cán cân thương mại thâm hụt) là tốt hay xấu? Tùy từng trường hợp
Một quốc gia nếu ko có ai cho vay, thu nhập bao nhiêu chi tiêu bấy nhiêu => nền kinh tế đóng, ko có giao thương, vay nợ, giao dịch với bên ngoài. Mà nền kinh tế đóng thì ko tốt.
Khi mở cửa, trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thì nhu cầu đầu tư rất lớn => thu nhập < chi tiêu => đi vay thông qua ODA, nhận viện trợ... Khoản vay này sẽ biến thành đầu tư.
Nếu đầu tư có hiệu quả => năng lực sản xuất của quốc gia sẽ gia tăng, tương lai có khả năng trả nợ, xây dựng được cơ sở vật chất và phát triển được hệ thống kinh tế.
Nếu đồng vốn vay sử dụng ko có hiệu quả, tình trạng tham nhũng diễn ra tràn lan => hệ quả cho các thế hệ sau.
Phải hiểu được cơ cấu kinh tế chi tiêu như thế nào, tình trạng đầu tư ra làm sao, hiệu quả của việc sử dụng vốn vay, hệ số ICOR như thế nào thì mới trả lời được câu hỏi này.