Chương trình giám sát môi trường

Một phần của tài liệu đánh giá đtm dự án xây dựng nhà máy thép (Trang 33 - 37)

→ Quản lý môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng

* Giám sát chất lượng môi trường không khí: -Chỉ tiêu giám sát : Bụi tổng , NOx, SO2 , CO - Vị trí các điểm giám sát:

Bảng 1: vị trí các điểm giám sát chất lượng không khí trong giai đoạn thi công xây dựng.

TT Vị trí Tọa độ

1 Thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện

Phong Điền.

Điểm cực Bắc :16o44’30” vĩ Bắc và 107o23’48” kinh Đông 2 Đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật,

huyện Nam Đông.

Điểm cực Nam: 15o59’30” vĩ Bắc và 107o41’52” kinh Đông 3 Bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A

Lưới.

Điểm cực Tây: 16o22’45” vĩ Bắc và 107o00’56” kinh Đông 4 Bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn

Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Điểm cực Đông: 16o13’18” vĩ Bắc và 108o12’57” kinh Đông

- Thông số giám sát: hàng lượng bụi tổng số (TSP)

- Tần suất giám sát: 3 tháng/lần trong suốt giai đoạn xây dựng.

- Tiêu chuẩn áp dụng: QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

-Phương pháp giám sát: Phương pháp thu mẫu, phân tích tổng bụi lơ lửng được thực hiện theo Tiêu chuẩn Việt Nam.

→. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn vận hành

• Giám sát chất lượng môi trường không khí

+ Các chỉ tiêu giám sát: Nồng độ SO2, NOx, CO, CO2, VOC, Bụi tổng số

- Vị trí giám sát:

 Khu vực nhập nguyên liệu, nhiên liệu;  Phân xưởng nghiền than;

 Khu vực nghiền clinker;

 Khu vực đóng bao

 Khu vực xuất clinker, xi măng + Tần suất: 6 tháng/lần.

+ Quy chuẩn áp dụng: QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

- Phương pháp giám sát: Phương pháp thu mẫu, phân tích tổng bụi lơ lửng được thực hiện theo Tiêu chuẩn Việt Nam.

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆNPHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. KẾT LUẬN

Dự án đầu tư xây dựng “Dây chuyền nghiền xi măng số 2 thuộc dự án nhà máy xi măng Đồng Lâm, công suất 1 triệu tấn/năm” dự kiến triển khai xây dựng trong mặt bằng nhà máy xi măng Đồng Lâm được thực hiện hoàn toàn phù hợp với quy hoạch chung phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm xi măng trong nước đồng thời mang lại lợi ích về kinh tế cho người tiêu dùng khi các sản phẩm có tính cạnh tranh, thương mại hóa ngày cành mạnh trên thị trường trong nước.

− Dự án được triển khai xây dựng cũng mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế cũng như xã hội cho địa phương như đóng góp vào nguồn thu ngân sách của địa phương qua đó sẽ tăng cường được sự đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội của địa phương. Tạo thêm nhiều việc làm tại địa phương, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa theo định hướng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, báo cáo ĐTM của dự án đã nhận dạng, đánh giá và dự báo đầy đủ các tác động xấu, các rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra đến môi trường tự nhiên, kinh tế- xã hội địa phương dựa trên phân tích công nghệ áp dụng tại Nhà máy, đề xuất được các biện pháp về mặt quản lý, kỹ thuật có tính khả thi cao dựa trên thực tế áp dụng tại một số Nhà máy xi măng có tính chất tương tự nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực, các rủi ro sự cố môi trường có khả năng xảy ra khi thực hiện dự án.

2. KIẾN NGHỊ

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xây dựng cũng như vận hành dự án được tốt đẹp và hạn chế được các tác động do các hoạt động dự án gây ra, Chủ đầu tư dự án kiến nghị các ban ngành liên quan quan tâm tạo điều kiện để dự án được hoàn thành theo đúng tiến độ mong đợi.

3. CAM KẾT

Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng

Chủ đầu tư cam kết sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn thi công xây dựng như đã trình bày trong chương 4 gồm:

- Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi trong thi công: Thực hiện các biện pháp giảm thiểu đã đề xuất nhằm giảm thiểu nồng độ bụi phát thải đạt giới hạn cho phép.

- Không sử dụng các phương tiện chuyên chở đất đã quá cũ và không chở nguyên vật liệu rời quá đầy, quá tải và phải có bạt che phủ trong quá trình vận chuyển.

- Không đốt các loại chất thải rắn trên công trường xây dựng (chất thải sinh hoạt, bao bì, lốp xe, dầu mỡ, giẻ dính dầu mỡ).

- Về tiếng ồn: cam kết không sử dụng các phương tiện thi công gây tiếng ồn lớn từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau và từ 11h30 đến 13h30 hằng ngày trong suốt thời gian thi công xây dựng dự án.

- Lắp đặt các thiết bị giảm rung động cho các phương tiện máy móc thi công xây dựng có khả năng phát sinh rung động lớn.

- Lắp đặt nhà vệ sinh di động phục vụ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường khu vực.

Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án

Chủ đầu tư cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn hoạt động của dự án như đã trình bày trong chương 4. Đảm bảo:

- Xử lý bụi, mùi và khí thải phát sinh đạt giới hạn cho phép - Đảm bảo vận hành công nghệ xử lý đúng qui trình

- Thực hiện các biện pháp an toàn lao động, các biện pháp phòng chống sự cố cháy, nổ, sét, sự cố kỹ thuật.

- Đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của địa phương về an ninh xã hội. - Chủ đầu tư cam kết đền bù mọi tổn thất và khắc phục ô nhiễm môi trường nếu để xẩy ra các sự cố, rủi ro môi trường do việc thực hiện dự án gây ra và phục hồi môi trường theo qui định của pháp luật sau khi dự án kết thúc.

Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường bắt buộc áp

Chủ đầu phải tư cam kết tuân thủ nghiêm túc các Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng.

Cam kết giám sát môi trường

- Chủ đầu tư cam kết thực hiện đầy đủ chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường như đã trình bày trong Chương 5, đảm bảo tuân thủ và đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường như đã liệt kê trong phần Mở đầu của báo cáo ĐTM đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Chủ đầu tư cam kết sẽ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên Huế để giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Chủ dự án sẽ thuê cơ quan tư vấn có pháp nhân về môi trường để thực hiện giám sát môi trường. Báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ 6 tháng 1 lần trong suốt quá trình thi công và vận hành được gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi.

Tài liệu tham khảo

GS. TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội – 1997

Tài liệu đánh giá nhanh của WHO, 1993 Giáo trình kỹ thuật xử lý khí thải

Một phần của tài liệu đánh giá đtm dự án xây dựng nhà máy thép (Trang 33 - 37)