thụ tại công ty
3.1.1. Điểm mạnh của công tác kế toán tại công ty
Về cơ bản, việc hạch toán của công ty là phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, góp phần nâng cao năng suất lao động đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. Cụ thể:
Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo phương thức
trực tuyến, kế toán trưởng trực tiếp điều hành và chỉ đạo các nghiệp vụ cho các kế toán viên (kế toán phần hành), mỗi kế toán chuyên về một phần công việc cụ thể do vậy tránh được sự chồng chéo trong công việc.
Về chứng từ, sổ sách kế toán: Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ
Nhật ký chung. Đây là hình thức kết hợp giữa việc ghi chép hàng ngày và việc tổng hợp số liệu báo cáo tháng. Việc sử dụng các chứng từ kế toán trong nghiệp vụ tiêu thụ cũng như trong các nghiệp vụ kế toán khác trong công ty là hợp lý, tuân thủ đúng nguyên tắc ghi chép, luân chuyển chứng từ theo chế độ kế toán hiện hành. Chứng từ kế toán được quản lý chặt chẽ và mang tính pháp lý cao. Khi phát sinh nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm thì các chứng từ đều được lập đầy đủ, các chứng từ đó lập tức được chuyển về phòng kế toán ngay trong ngày hoặc đầu giờ ngày hôm sau, như vậy chứng từ kế toán được theo dõi thường xuyên và chặt chẽ.
Các chứng từ kế toán sử dụng trong quá trình hạch toán đều phù hợp với yêu cầu về kinh tế và pháp lý của nghiệp vụ. Các chứng từ sử dụng theo đúng mẫu của Bộ Tài chính ban hành, thông tin ghi chép đầy đủ, chính xác với nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các chứng từ được kế toán tổng hợp, lưu giữ và bảo quản cẩn thận. Công ty tiến hành lập các báo cáo kế toán đầy đủ đúng thời gian quy định, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản trị của Ban lãnh đạo công ty.
Sổ sách kế toán của công ty tương đối đầy đủ và tuân thủ các quy định, chế độ tài chính hiện hành gồm có: Chứng từ, Sổ cái, Sổ thẻ chi tiết,... Sổ sách được phản ánh, ghi chép theo đúng thời gian và nội dung kinh tế của các nghiệp vụ phát sinh. Hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán được lưu trữ theo năm rất khoa học, thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
Hiện nay công ty đã đưa vào sử dụng phần mềm kế toán máy trong việc hạch toán. Chính việc áp dụng kế toán máy đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả công tác kế toán tại công ty, giúp cho việc nhập liệu nhanh gọn, không mất nhiều thời gian như kế toán thủ công, giảm bớt gánh nặng cho các kế toán viên, hạn chế các sai sót trong tính toán cũng như trong nghiệp vụ công việc.
Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp KKTX, phương pháp này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, nó giúp kế toán theo dõi thường xuyên tình hình biến động thành phẩm của công ty tại mọi thời điểm.
3.1.2. Một số hạn chế trong công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tiêu thụ thành phẩm
Bên cạnh những ưu điểm của mình, thực trạng kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ thành phẩm, xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm nói riêng còn có những hạn chế nhất định cần được cải tiến và hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường.
Hạn chế 1: Nhƣợc điểm trong phƣơng pháp tính giá xuất kho: Hiện nay công
ty đang tính giá trị hàng xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Theo đó, hàng ngày kế toán sẽ theo dõi tình hình nhập, xuất thành phẩm về mặt số lượng. Đến cuối tháng, khi giá trung bình được tính xong mới có thông tin về chỉ tiêu giá trị. Phương pháp này khá đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ. Tuy nhiên do công việc để đến cuối kỳ mới thực hiện nên phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ, hạn chế khi tính giá thành sản phẩm xuất kho vì công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và có thể tính được giá thành sản phẩm nhập kho ngay tại thời điểm nhập.
Hạn chế 2: Phƣơng thức tiêu thụ: Công ty hiện mới có 2 hình thức tiêu thụ là
bán trực tiếp và gửi bán theo đơn đặt hàng. Trong thời gian tới nếu công ty muốn tăng thêm doanh thu, thị phần thì phải mở rộng thêm một số phương thức tiêu thụ khác như: bán hàng đại lý (đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng), trả góp… Khi đó, công ty cần bổ sung những chứng từ, tài khoản, phương pháp kế toán cùng sổ kế toán phù hợp để đáp ứng và phản án được đầy đủ quá trình tiêu thụ thành phẩm.
Hạn chế 3: Sử dụng chƣa chính xác tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh
nghiệp: Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/2006-BTC, tức là các chi
phí liên quan đến chi phí bán hàng sẽ được tập hợp vào TK 641, còn các chi phí liên quan đến quản lý doanh nghiệp sẽ được tập hợp vào TK 642. Tuy nhiên, hiện nay chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty bao gồm cả tiền lương, phụ cấp lương của nhân
85
viên bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ liên quan đến hoạt động bán hang. Điều này là không hợp lý, chưa đúng với quy định của Bộ Tài Chính về cách thức ghi sổ kế toán; gây khó khăn trong việc quản lý các khoản chi phí phát sinh, không xác định được các khoản chi phí cho hoạt động bán hàng, cho quản lý là bao nhiêu.
Hạn chế 4: Cách tính khấu hao TSCĐ: Hiện nay công ty đang áp dụng cách
tính khấu hao TSCĐ của mình theo tháng. Ví dụ: TSCĐ của công ty được mua và đưa vào sử dụng từ 25/11/2014, nhưng công ty lại bắt đầu trích khấu hao từ tháng 12/2014, do vậy, công ty vẫn còn trích thiếu khấu hao của tháng 11/2014 và cho thấy công ty chưa áp dụng đúng quy định của chế độ tài chính.
Qua việc phân tích, đánh giá những ưu và nhược điểm ở trên cho thấy về cơ bản công tác tổ chức kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ thành phẩm nói riêng cũng đã phát huy hết khả năng của mình để cung cấp những thông tin có ích nhất cho việc đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt nhất của ban lãnh đạo công ty. Tuy nhiên việc hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức kế toán đặc biệt là kế toán tiêu thụ là rất cần thiết đối với công ty để góp phần nâng cao chất lượng của toàn bộ công tác kế toán.
3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và
xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty
Giải pháp 1: Phƣơng pháp tính giá hàng xuất kho: Hiện nay, công ty đang áp
dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, phương pháp này mặc dù đơn giản, dễ làm nhưng không phản ánh kịp thời tình hình biến động của giá cả thành phẩm trong kỳ. Bên cạnh đó, công ty không có quá nhiều mặt hàng, mà số lượng và giá trị mỗi lần nhập, xuất hàng của công ty lại thường lớn; giá thành sản phẩm nhập kho có thể tính ngay tại thời điểm nhập; vì vậy công ty nên cân nhắc việc chuyển sang áp dụng phương pháp tính giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập kho.
Trong điều kiện công ty hiện đang áp dụng kế toán máy thì việc tính toán giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập trở nên rất đơn giản, ngay từ khi cài đặt phần mềm, công ty có thể khai báo sẵn phương pháp tính giá hàng xuất kho mà công ty áp dụng. Đồng thời, nếu sử dụng phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập kế toán sẽ không mất công tính toán nhiều, giá cả sẽ được cập nhật nhanh, đảm bảo tính kịp thời.
Theo phương pháp này, đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập được tính theo công thức sau:
Đơn giá bình quân sau
mỗi lần nhập =
Trị giá thực tế TP tồn kho sau mỗi lần nhập Số lƣợng TP thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập
Phương pháp này đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ. Sau mỗi lần nhập kho thành phẩm, kế toán tính lại giá thực tế
bình quân và làm căn cứ để tính giá trị thành phẩm ngay sau lần nhập đó, đáp ứng được yêu cầu quản lý thành phẩm của công ty. Bằng phương pháp này, trị giá hàng xuất kho sẽ được tính một cách chính xác, đồng thời, kế toán có thể theo dõi, phản ánh được tình hình nhập, xuất, tồn của thành phẩm về mặt giá trị, theo dõi sự biến động một cách thường xuyên, liên tục và kịp thời.
Ví dụ: Đầu tháng 12/2014, bản đồ hành chính Việt Nam 1/2,200.000 mới (63
tỉnh) có số dư đầu kỳ 3.582 tờ với tổng giá trị 39.351.852 đồng Đơn giá bình quân
của các lần xuất đầu kỳ =
39.351.852
= 10.986 đồng/tờ 3.582
Ngày 10/12, công ty nhập 6.500 tờ với tổng giá trị 71.477.462 đồng Đơn giá bình quân
sau lần nhập ngày 10/12 =
39.351.852 + 71.477.462
= 10.993 đồng/tờ 10.082
Ta có thể thấy, với việc tính giá xuất kho theo phương pháp này, kế toán công ty có thể xác định giá vốn hàng xuất kho nhanh và kịp thời hơn. Đơn giá xuất hàng sẽ biến động sau từng lần xuất, nhập hàng trong kỳ.
Giải pháp 2: Phƣơng thức tiêu thụ và kế toán tiêu thụ: Đa dạng hóa và luôn
cải tiến phương thức tiêu thụ thì sản phẩm của công ty sẽ dễ tiếp cận với khách hàng hơn, khách hàng có thể mua hàng của công ty dưới nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với yêu cầu và điều kiện của họ. Chẳng hạn như hình thức gửi bán đại lý, phương thức này sẽ giúp công ty giới thiệu sản phẩm rộng rãi hơn. Đồng thời, ở những thị trường mới hình thức gửi bán đại lý sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều bạn hàng hơn, từ đó sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
Ví dụ: Phương thức bán hàng đại lý (Đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng) Theo phương thức này, doanh nghiệp sản xuất là bên giao đại lý, giao hàng cho cơ sở đại lý. Bên nhận đại lý sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng cho bên giao đại lý và hưởng hoa hồng đại lý. Số hàng gửi bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chưa được coi là tiêu thụ. Số hàng này được coi là tiêu thụ khi cơ sở đại lý thanh toán tiền, chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về số hàng đã bán được (bảng kê hàng hóa bán ra).
Khi phát sinh nghiệp vụ gửi bán thành phẩm, kế toán lập Phiếu xuất kho thành 3 liên, ghi cụ thể số lượng xuất theo yêu cầu rồi chuyển đến kho để thủ kho kiểm tra, xác minh chứng từ rồi làm thủ tục xuất kho và giao cho đại lý. Sau đó, khi đại lý thông báo bán được hàng (là lúc số hàng được xác nhận là tiêu thụ), kế toán căn cứ vào bảng kê hàng bán đại lý (mẫu số 3.1) để lập các chứng từ: Hóa đơn GTGT (liên 2) để giao cho đại lý,
87
đại lý sẽ thanh toán tiền cho công ty sau khi trừ hoa hồng được hưởng theo hóa đơn GTGT. Khi đại lý thanh toán bằng chuyển khoản thì ngân hàng sẽ gửi giấy báo Có cho công ty.
Mẫu 3.1. Mẫu bảng kê hàng bán đại lý
THÔNG BÁO BÁN HÀNG ĐẠI LÝ
Tháng 12 năm 2014
Kính gửi: công ty TNHH MTV NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam Căn cứ vào hợp đồng giao đại lý số:………
Căn cứ vào số lượng hàng giao đại lý ngày:………. Chúng tôi xác nhận số lượng hàng bán được trong tháng 10 năm 2014 như sau:
STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Số lƣợng Đơn giá chƣa VAT
1
Việc thanh toán sẽ tiến hành theo điều khoản hợp đồng đại lý.
Hà Nội, ngày… tháng …. năm 2014
Giải pháp 3: Phản ánh đúng nội dụng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp và tài khoản chi phí bán hàng và tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp:
Kế toán nên tiến hành hạch toán khoản tiền lương, phụ cấp lương của nhân viên bán hàng; chi phí khấu hao TSCĐ liên quan đến hoạt động bán hàng vào tài khoản 641 – “Chi phí bán hàng”. Việc hạch toán chính xác chi phí bán hàng và chi phí quản lý sẽ giúp công ty quản lý và theo dõi chi phí phát sinh theo từng khoản mục dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, công ty cũng có thể phân tích, đánh giá dễ dàng, chính xác hơn nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm thông qua phản ánh đúng chi phí bán hàng.
Bên cạnh những đề xuất đã nêu nhằm khắc phục những hạn chế công ty đang gặp phải, em muốn nêu thêm kiến nghị giúp hoàn thiện hơn công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty. Đó là:
Giải pháp 4: Áp dụng kế toán quản trị vào công tác quản lý doanh nghiệp:
Chức năng của kế toán quản trị là cung cấp và truyền đạt các thông tin kinh tế về một tổ chức cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Khác với kế toán tài chính, kế toán quản trị cung cấp những thông tin về kinh tế tài chính một cách chính xác, cụ thể và nó
CÔNG TY TNHH MTV NXB
Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam ĐC: Số 85, Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
sử dụng một số nội dung của khoa học như khoa học thống kê, quản trị kinh doanh,… nên nó được coi là một hệ thống trợ giúp các nhà quản trị ra quyết định tối ưu. Kế toán quản trị thu thập, xử lý và thiết kế thông tin kế toán để lập các báo cáo phù hợp với nhu cầu cụ thể của các nhà quản trị, các cấp trong doanh nghiệp, khi sử dụng những thông tin chi tiết đã tóm lược theo yêu cầu sử dụng của nhà quản trị sẽ thấy được ở đâu có vấn đề cần giải quyết nhanh chóng, cần cải tiến kịp thời để có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Một chính sách tiêu thụ hợp lý và hiệu quả sẽ là động lực phát triển cho cả doanh nghiệp.
Kể từ khi thành lập cho đến nay, công ty không ngừng hoàn thiện, đổi mới các phương thức tiêu thụ thành phẩm nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và đem lại hiệu quả hoạt động cho công ty.
Qua quá trình học tập, nghiên cứu tại bộ môn Kế toán trường Đại học Thăng Long và thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam cùng sự giúp đỡ tận tình của cô giáo – PGS.TS Nguyễn Thị Đông và các cô chú, anh chị trong công ty, em đã hiểu sâu sắc hơn những kiến thức về mặt lý luận đã học tập ở trường qua cách vận dụng thực tế tại công ty, em đã thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của kế toán, đặc biệt là vai trò của kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm. Công ty đã tạo điều kiện để em có thể đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và từ đó mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty.
Tuy nhiên, với trình độ bản thân còn hạn chế cộng với thời gian thực tập có hạn nên những nội dung nghiên cứu và đề xuất không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự chỉ bảo của thầy cô, cùng sự đóng góp của các cán bộ trong công ty để