CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI NĂM
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
Vốn chủ sở hữu 675.478 618.929 57,18 40,64 -56.549 (8,37)
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN VỐN
1.181.287 1.522.885 100 100 341.598 28,92
Bảng 3.2: Phân tích tình hình biến động nguồn vốn năm 2011 và 2012.
• Phân tích tình hình biến động nguồn vốn:
Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng nguồn vốn của doanh nghiệp trong nam 2012 tăng so với 2011 là 341.598 triệu đồng, tương ứng với tăng 28,92%, trong đó:
Nợ phải trả từ bảng phân tích, ta thấy tài sản của doanh nghiệp nhận được nguồn tài trợ chủ yếu từ nợ phải trả. Cụ thể, vào năm 2011 cứ 100 đồng tài sản thì nhận được từ nguồn tài trợ là 53,9 đồng, đến năm 2012 thì nhận nhận được 59,36 đồng. Như vậy về mặt kết cấu thì nợ phải trả năm 2012 đã tăng 5,46% so với 2011. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang, ta thấy về giá trị nợ phải trả 2012 so với 2011 tăng lên 398.147 triệu đồng, tương ứng với 78,71%. Chi tiết như sau:
Nợ ngắn hạn: Năm 2012 so với năm 2011 tăng là 295.469 triệu đồng, tương ứng với
tỷ lệ tăng 64,83%.
Nợ dài hạn: Năm 2012 so với năm 2011 tăng là 102.678 triệu đồng, tương ứng với tỷ
lệ tăng 205%.
Nguồn vốn chủ sở hữu: Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu, ta thấy vào năm 2012
giảm so với năm 2011 là 56.549 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 8,37%.
Tóm lại, qua phân tích ta thấy quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tăng, tuy nhiên kết cấu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn thì giảm thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của công ty giảm. Mặt khác, các khoản nợ phải trả lại tăng lên mà chủ yếu là lượng vốn tín dụng. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang ta thấy tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chậm so với gia tăng của nợ phải trả. Đây là dấu hiệu không tốt, vì nó cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu có chiều hướng giảm dần. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp nên giảm bớt lượng vốn vay và nâng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn.
3.1.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
ĐVT: Triệu VND
đối g đối (%) Doanh số 2.701.050 2.938.889 100,05 100,51 237.839 8,8 Các khoản giảm trừ 1.397 15.052 0,05 0.51 13.655 977,4 Doanh số thuần 2.699.654 2.923.838 100 100 224.184 8,3 Giá vốn hàng bán 2.328.205 2.661.211 86,24 91,02 333.006 14,3 Lãi gộp 371.448 262.627 13,76 8,98 -108.821 29,3 Thu nhập tài chính 18.580 17.331 0,69 0,59 -1.249 6,72 Chi phí tài chính 41.940 106.193 1,55 3,63 64.253 153,2
Chi phí tiền lãi 37.530 75.920 1,39 2,59 38.390 102,3
Chi phí bán hàng 92.125 73.401 3,41 2,51 -19.277 20,9
Chi phí quản lý doanh nghiệp 80.678 59.749 2,99 2,04 -20.929 25,9 Lãi/(lỗ) từ hoạt động kinh doanh 175.284 40.615 6,49 1,39 -134.669 76,8 Thu nhập khác 11.523 11.470 0,43 0,39 -53 0,46 Chi phí khác 1.488 849 0,05 0,03 -639 42,9 Thu nhập khác, ròng 10.035 10.620 0,37 0,36 585 5,83 Lãi/(lỗ) ròng trước thuế 185.319 51.236 6,86 1,75 -134.083 72,3 Chi phí thuế TNDN 44.422 11.972 1,64 0,41 -32.450 73
Lãi/(lỗ) thuần sau thuế 140.897 39.264 5,22 1,35 -101.633 72,1
Bảng 3.3: Tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm 2012 và 2011.
Theo bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tổng doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2011 là 237.839 triệu đồng, tương ứng với 8,8%. Điều này cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng có chiều hướng phát triển phát triển tốt. Nguyên nhân do công ty đẩy mạnh sản xuất và thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 đạt 262.627 triệu đồng giảm 108.821 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng 29,3%. Nguyên nhân do trong năm 2012 tuy sản lượng tiêu thụ và cung cấp dịch vụ gia tăng. Nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu 14,3% > 8,8%. Điều này là chưa tốt, cần phải xem xét lại giá vốn hàng bán tăng là do nhân tố nào ảnh hưởng. Nguyên nhân tăng do mức thuế một số mặt hàng phế liệu nhập khẩu tăng và do trong năm 2012 giá dầu thế giới tăng làm cho giá các nguyên liệu tăng dẫn đến giá vốn hàng bán tăng.
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2012 là 51.236 triệu đồng, so với năm 2011 giảm 134.083 triệu đồng, tương ứng giảm 72,3%. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng đã tiết kiệm được một số chi phí cụ thể:
- Chi phí bán hàng: Năm 2012 chi phí bán hàng là 73.401 triệu đồng, so với năm 2011 giảm 19.277 triệu đồng, tương ứng giảm 20,9%.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp là 59.749 triệu đồng , so với năm 2011 giảm 20.929 triệu đồng, tương ứng giảm 25,9%. - Chi phí tài chính: Năm 2012 chi phí tài chính là 106.193 triệu đồng, so với năm
2011 tăng 64.253 triệu đồng, tương ứng tăng 153,2%.
- Chi phí lãi vay: Năm 2012 chi phí lãi vay là 75.920 triệu đồng, so với năm 2011 tăng 38.390 triệu đồng, tương ứng tăng 102,3%.
Kết quả phân tích trên cho thấy năm 2012 công ty kinh doanh có hiệu quả hơn năm 2011. Nguyên nhân do doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, thị trường tiêu thụ được mở rộng, đặc biệt doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý và kiểm soát chi phí. Tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng nhanh do ảnh hưởng của tính hình chung, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận đáng kể.
3.1.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
ĐVT: Triệu VND
CHỈ TIÊU 2011 2012 Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối
(%)
Lãi trước thuế 185.319 51.236 -134.083 (72,3)
Khấu hao TSCĐ 75.098 66.846 -8.252 (10,99)
Chi phí dự phòng -7.791 12.384 20.175 258,9
Lãi/(lỗ) từ hoạt động đầu tư -30.103 -28.801 1.302 (4,32)
Chi phí lãi vay 37.530 75.920 38.390 102,3
Lãi/(lỗ) trước những thay đổi vốn cố định
260.053 177.584 -82.469 (31,7)
Các khoản phải thu -101.894 -25.298 76.596 (75,2)
Hàng tồn kho 46.616 -255.065 -301.681 (647,2)
Các khoản phải trả 21.697 -10.249 -31.946 (147,2)
Chi phí trả trước 1.004 -544 -1.548 (154,2)
Chi phí lãi vay đã trả -37.530 -75.920 -38.390 102,3 Thuế thu nhập doanh nghiệp
đã trả
-42.157 -17.771 24.386 57,8
Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh
-2.451 -11.481 -9.030 368,4
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ các hoạt động kinh doanh
145.337 -208.255 -353.592 (243,3)Tiền mua các tài sản cố định Tiền mua các tài sản cố định
và các tài sản dài hạn khác
-32.330 -191.030 -158.700 490,9
Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định
13.068 4.174 -8.894 (68,06)
Đầu tư vào các doanh nghiệp khác
-10.562 -2.595 7.967 (75,4)
Tiền thu từ việc bán khoản đầu tư vào các doanh nghiệp khác
22.173 30.236 8.063 36,4
Tiền lãi nhận được 18.580 17.331 -1.249 (6,72)
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động đầu tư
10.928 -141.884 -152.812 (1398,3)
Tiền thu từ vốn góp 172.498 0 -172.498 (100)
Chi trả cho việc mua lại cổ phiếu
-12 0 12 (100)
Tiền thu được từ các khoản đi vay
-1.864.139 -2.145.422 -281.283 15,9 Tiền trả các khoản đi vay 1.724.635 2.558.366 833.731 48,3
Cổ tức đã trả -172.498 -84.500 87.998 (51,01)
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động tài chính
-139.516 328.445 467.961 (335,4)
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
16.749 -21.694 -38.443 (229,5)
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
46.047 63.239 17.192 37,3
ảnh hưởng chênh lệch tỷ giá 443 959 516 116,4
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
63.239 42.504 -20.735 (32,8)
Bảng 3.4: Tình hình lưu chuyển tiền tệ từ các hoạt động của công ty năm 2012 và 2011.
• Phân tích dòng tiền từ hoạt kinh doanh:
Từ bảng lưu chuyển tiền tệ ta thấy năm 2011 công ty có luồng tiền dương khá lớn chảy vào chủ yếu là do lợi nhuận trước thuế cao và các khoản phải thu, hàng tồn kho giảm
đáng kể. Công ty đã tăng khả năng trả nợ lên, làm cho các khoản nợ dài hạn giảm đi đáng kể, và đến năm 2012 nợ của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Đến năm 2012, tình hình luồng tiền lại có những diễn biến ngược lại. Lợi nhuận trước thuế giảm so với năm 2011 là 134.083 triệu đồng, đồng thời chi phí lãi vay cũng tăng lên, khoản phải thu của doanh nghiệp cũng tăng,do đó luồng tiền rời khỏi doanh nghiệp cũng nhiều lên.
• Tóm lại tiền từ hoạt động kinh doanh năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 tạo nên luồng tiền âm do doanh nghiệp bị ứ đọng vốn trong hàng tồn kho, chi trả chi phí lãi vay, khoản phải thu cũng tăng. Doanh nghiệp cần phải xem xét lại kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của mình cũng như chính sách tính dụng đối với bạn hàng.
• Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư:
Từ bảng lưu chuyển tiền tệ của công ty tha thấy trong cả hai năm 2011 và 2012, doanh nghiệp đều chi những khoản tiền lớn để đầu tư. Năm 2011 doanh nghiệp đầu tư 32.330 triệu đồng để mua sắm tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác. Đến năm 2012 là 191.029 triệu đồng, điều này chứng tỏ doanh nghiệp luôn chú trọng mở rộng quy mô sản xuất.
• Tóm lại năm 2012 doanh nghiệp tiến hành đẩy mạnh đầu tư vào tài sản cố định làm lượng tiền suy giảm rất nhiều, dẫn đến thâm hụt tiền mặt sau hoạt động đầu tư so với năm 2011. Điều này có thể đem lại những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp trong tương lai.
• Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính:
Năm 2012, công ty tiến hành nghiệp vụ tăng vốn bằng cách phát hành thêm cố phiếu. Tiền thu được từ phát hành cổ phiếu tăng 143.348 triệu đồng so với năm 2011. Việc vốn chủ sở hữu tăng lên sẽ làm tăng năng lực tài chính của công ty,những đồng thời cũng tạ nên áp lực lớn trong việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, đặc biệt là trong điều kiện doanh nghiệp đang chưa tìm được nhiều dự án giải ngân có tính khả thi cao. Bên canh đó doanh nghiệp cũng không thể tận dụng được ưu thế của đòn bẩy tài chính từ sử dụng nợ. Đến năm 2012 công ty đã hoàn toàn trả hết cổ tức cho công đông nên công ty không còn gánh nặng quá lớn về vấn đề cổ tức nhưng điều này cũng làm cho công ty chi ra một lượng tiền khá lớn 139.515 triệu đồng. Thay vào đó công ty đã tăng nguồn nợ ngắn và dài hạn lên cao hơn so với năm 2011, công ty đang bắt đầu tận dụng lợi ích từ đòn bẩy tài
• Tóm lại các nguồn tiền mặt bổ sung trong năm 2011 chủ yếu là từ việc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn, trong khi các khoản vay ngắn hạn và dài hạn nhận được lại tăng trong năm 2012. Lưu chuyển tiền thuần cũng có nhiều biến động năm 2011 so với 2012.
3.2 Phân tích các tỷ số tài chính năm 2012: 3.2.1 Phân tích khả năng thanh toán.
Phân tích khả năng thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động các khoản phải thu, phải trả, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán nhằm giúp cho công ty kiểm soát và biết được tình hình tài chính của công ty để có cách giải quyết thích hợp.
• Phân tích các khoản phải thu(Receivables analysis).
Công thức:
Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và tổng vốn=
Chỉ tiêu 2011 2012 Chênh lệch
Tuyệt đối Tương
đối(%) Tổng các khoản phải thu 280.041.904.061 284.903.997.158 4.862.093.100 1,74 Tổng tài sản ngắn hạn 829.556.105.438 1.059.625.701.574 230.069.596.136 27,73 Tổng các khoản phải trả 455.723.804.603 751.192.843.936 295.469.039.333 64,83 Tỷ lệ khoản phải thu/ tài sản ngắn hạn 37,76 26,89 - (6,87) Tỷ lệ khoản phải thu/khoản phải trả 61,45 37,93 - (23,52)
Bảng 3.5: Bảng phân tích tỷ số các khoản phải thu.
yếu là do công ty đã tăng cường mở rộng các đối tác làm ăn, mở rộng thị trường kinh doanh nhưng với qui mô còn nhỏ chưa thực sự lớn.Từ đó đã làm cho khoản phải thu khách hàng tăng từ 248.361.468.872 đồng lên 256.444.404.175 đồng tức là tăng 8.082.935.300 đồng tương ứng 3,25%.
Từ bảng phân tích trên ta còn thấy được tỷ lệ khoản phải thu/tài sản ngắn hạn năm 2012 giảm 6,87% so với 2011 chủ yếu là do tổng tài sản ngắn hạn (27,73%) tăng nhanh hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu (1,14%), và tỷ lệ khoản phải thu/khoản phải trả năm 2012 giảm 23,52% so với 2011, chủ yếu là do tồng các khoản phải trả (64,83%) tăng nhanh hơn các khoản phải thu.
• Từ những phân tích trên chúng ta có thể thấy được tình hình tài chính của công ty khá tốt vì tỷ lệ khoản phải thu/tài sản ngắn hạn và tỷ lệ khoản phải thu/khoản phải trả đang giảm,nguyên nhân là công ty đang hạn chế việc bán chịu cho khách hàng và đang tiến hành thu hồi tốt các khoản nợ phải thu hồi.
• Phân tích các khoản phải trả (Payables analysis).
Công thức:
Tỷ lệ giữa các khoản phải trả và tổng vốn=
Chỉ tiêu 2011 2012 Chênh lệch
Tuyệt đối Tương
đối(%) Tổng các khoản phải trả 455.723.804.603 751.192.843.936 295.469.039.333 65 Tổng tài sản ngắn hạn 829.556.105.438 1.059.625.701.574 230.069.596.136 27,73 Tỷ lệ nợ phải trả/Tài sản ngắn hạn 54,93% 70,89% - 15,96
Từ bảng cân đối kế toán của công ty và bảng phân tích trên ta nhận thấy được năm 2012 khoản phải trả tăng 295.469.039.333 đồng tương ứng 65% so với năm 2011, nguyên nhân chủ yếu là do tăng vay ngắn hạn 7.802.654.280 đồng tương ứng 14,64%.Ngoài ra còn do tăng khoản người mua trả tiền trước, khoản phải trả người lao động.
Từ bảng phân tích trên ta thấy được tỷ lệ nợ phải trả/tài sản ngắn hạn năm 2012 so với năm 2011 tăng 15,96%.Điều này thể hiện lượng vốn do doanh nghiệp chiếm dụng của các đơn vị khác khác có xu hướng tăng.
• Tóm lại qua phân tích trên ta thấy được khoản phải trả có khuynh hướng tăng dần, chủ yếu là do hoạt động của công ty ngày càng mở rộng nhưng lượng vốn tự có của công ty còn hạn chế, nên để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường công ty công ty phải đi vay vốn, hoặc chiếm dụng vốn của các đơn vị khác nhằm đáp ứng vốn thiếu hụt.Do đó, trong những năm tới , công ty cần giảm bớt lượng vốn vay, vì nếu vay nhiều thì rủi ro trong kinh doanh càng cao.
• Phân tích khả năng thanh toán nhanh bằng tiền (Cash ratio).
Công thức:
Tỷ lệ thanh toán nhanh bằng tiền mặt =
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
Tuyệt đối Tương
đối (%) Tiền và các khoản tương đương tiền 63.239.001.173 42.504.059.741 20.734.941.432 (32,8) Nợ ngắn hạn 455.723.804.603 751.192.843.936 295.469.039.333 64,4 Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền 0,14 0,06 (0,08) -
Bảng 3.7: Bảng số liệu tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt của công ty.
Từ phân tích trên ta thấy được tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt của công ty năm 2012 là 0,06 và năm 2011 là 0,14.Từ đó cho thấy tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt năm 2011 cao hơn năm 2012.Chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh toán nhanh bằng tiền của công ty không được khả quan.
Lượng tiền mặt của công ty năm 2012 giảm 20.734.941.432 đồng so với năm 2011, tương ứng giảm 32,8% so với năm 2011, đồng thời nợ ngắn hạn của công ty năm 2012 tăng 295.469.039.333 đồng, tương ứng với 64,4% so với 2011.
• Qua đó ta thấy được công ty đang trong tình trạng thiếu tiền mặt, điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty vì thế công ty cần đề xuất các phương án để nâng cao lượng tiền mặt trong công ty như tăng cương bán hàng tồn kho, giảm các khoản bán chịu và đồng thời phải giảm bớt các khoản nợ ngắn hạn nếu để lâu thì các khoản nợ này sẽ trở thành rủi ro tài chính cho công ty.