¾ Phép đồng nhất là gì? Khi áp dụng luật trong logic vị từ, ta thường xuyên gặp phải
việc đối sách các vị từ trong hai câu xem chúng có thể đồng nhất được với nhau không (tức là chúng sẽ hoàn toàn như nhau trên một bộ giá trị nào đó. Chẳng hạn ở bước 2 trong chứng minh ví dụ trên, khi áp dụng Luật loại bỏ ký hiệu ∀ trong câu có tính phổ biến (3) đểđược câu cụ thể trên bộ giá trị (x=An, y=Thuy), ta phải đối sánh các cặp vị từ <Contrai(An) và Contrai(x)>, <Congai(Thuy) và Congai(y)> để tìm ra giá trị x=An, y=Thuy để cho các cặp vị từ đó là hoàn toàn như nhau (để có áp dụng các luật tiếp theo). Việc đối sánh hai vị từđể tìm ra một bộ giá trị cho các biến sao cho hai vị từ là đồng nhất được gọi là phép đồng nhất. Vậy phép đồng nhất là thao tác thực hiện trên hai vị từ (hoặc phủđịnh của vị từ) và cho kết quả là sự thay thế các biến xuất hiện trong các vị từ bằng các hạng thức (các giá trị) để hai vị từđó là như nhau.
¾ Ví dụ:
9 Đồng nhất (Yêu(An,x), Yêu(y,Binh)) = {x/Binh; y/An}
9 Đồng nhất (Yêu(An,x), Yêu(y, Emgai(Hoa)) = {x/Emgai(Hoa); y/An} (chú ý: trong trường hợp này Emgai(x) là một hàm – em gái của x, không phải là vị từ)
9 Đồng nhất (Yeu(An,x), Yeu(An,y)) = {x, y/x }
9 Đồng nhất (Ban(An,x), Ban(y, Emgai(y))={x/Emgai(An); y/An}
9 Đồng nhất (P(a,X), P(X,b)) = failure
9 Đồng nhất[parents(x, father(x), mother(Jane)), parents(Bill, father(y),
mother(y))]= failure
¾ Giải thuật đồng nhất:
9 Input: hai literal p và q.
9 Output: Sự thay thế gán giá thay thế các biến theta
Procedure Đồng_nhất(p, q, theta) return true or false
(r,s)=hạng thức đầu tiên không nhất quán giữa (p,q);
if ((r,s)=empty) return theta; thành công
if (là_biến(r))
theta = theta U {r/s}
Đồng_nhất(thaythe(theta,p), thaythe(theta,q), theta)
elseif (là_biến(s))
theta = theta U {s/r}
Đồng_nhất(thaythe(theta,p), thaythe(theta,q), theta)