Công nghệ và thiết bị

Một phần của tài liệu Công nghệ bê tông tự đầm trong thi công nhà cao tầng ở Việt Nam (Trang 25)

CHƯƠNG 3: CÔNG NGHỆ BÊTÔNG TỰ ĐẦM TRONG THI CÔNG NHÀ CAO TẦNG TẠI VIỆT NAM

3.1.3Công nghệ và thiết bị

Công nghệ thi công nhà cao tầng tại Việt Nam không còn là điều mới mẻ nhưng chưa được hoàn thiện, chủ yếu tận dụng nguồn lao động thủ công, không có tay nghề, giá rẻ và dồi dào.

Trong gần 10 năm trở lại đây mặc dù công nghệ, kỹ thuật, thiết bị thi công đã được đầu tư cải thiện và nâng cao đáng kể nhưng vẫn chủ yếu áp dụng các phương pháp như sau:

- Thi công bán lắp ghép: Thi công trượt phần vách, lõi chịu lực trước sau đó lắp ghép các cấu kiện cột biên, dầm tại chỗ và lắp các tấm panel đúc sẵn.

- Thi công lắp dựng các công trình cốt cứng (thép hình) bọc bê tông (bê tông liên hợp).

Phương tiện phục vụ thi công không có gì đặc biệt, chủ yếu sử dụng cần trục tháp, vận thăng, bơm bê tông là chủ yếu. Bên cạnh đó, vật liệu sử dụng trong nhà cao tầng chủ yếu là bê tông truyền thống, do đó nó có rất nhiều hạn chế về kiểm soát chất lượng, tiến độ thi công bị kéo dài, chi phí cao, thời gian đưa vào khai thác chậm...

Thông thường tốc độ thi công phần thô các toà nhà cao tầng hiện nay dao động từ 7-14 ngày/tầng, với phương tiện máy móc tương đối hiện đại và đa dạng, tuy nhiên với tốc độ thi công như hiện nay vẫn còn thua xa so với thế giới và đặc biệt là các vấn đề sử dụng vật liệu trong các công trình cao tầng cũng như kiểm soát chất lượng thi công.

Nhìn chung, ở Việt Nam hiện nay có đầy đủ các loại máy móc hiện đại, cốp pha, cây chống, đà giáo đảm bảo yêu cầu khi thi công bê tông tự đầm.

Một phần của tài liệu Công nghệ bê tông tự đầm trong thi công nhà cao tầng ở Việt Nam (Trang 25)