9. Đề xuất xây dựng môi trường thử nghiệm mạng NwGN tại Việt nam
9.3 Một số khuyến nghị
• Chú trọng xây dựng các môi trường mô phỏng mở, linh hoạt phục vụ các nghiên
cứu mạng NwGN. Các môi trường ảo này có thể đảm bảo phục vụ, hỗ trợ nghiên cứu nhiều lĩnh vực về kiến trúc mạng dựa trên hạ tầng truyền dẫn mạng ảo, các giao thức, giao diện, các kịch bản mạng có khả năng lập trình.
• Dựa trên hạ tầng mạng được xây dựng ảo, cũng có thể thực hiện nghiên cứu, tạo lập, thử nghiệm, kiểm tra các dịch vụ và ứng dụng mới, thông qua giao diện ứng dụng mềm dẻo.
• Cần thiết xây dựng một số phòng thí nghiệm các công nghệ tiến tiến, đang được chú trọng phát triển, và sẽ chiếm lĩnh phần lớn các ứng dụng cũng như dịch vụ trong tương lai: công nghệ truyền dẫn và chuyển mạch quang, phòng thí nghiệm thông tin di động và công nghệ cảm ứng (sensor). Đây là công nghệ rất có tiềm năng, và đã có nhiều ứng dụng thực tiễn ngay tại thời điểm này. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ trong tương lai (về dung lượng, số lượng, quản lý, an toàn, kiến trúc, …), các nghiên cứu nâng cấp, cải tiến, trên nền công nghệ này đang được phát triển mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của giới khoa học và công nghệ. • Đẩy mạnh và chú trọng việc liên kết, chia sẻ thông tin, cùng hợp tác nghiên cứu
với các tổ chức khoa học (Viện, Trường Đại học) trên thế giới. Nhằm chia sẻ nguồn tài nguyên về kiến thức, hạ tầng và môi trường thử nghiệm (Lab, Testbed). Nếu có thể, cùng tham gia các dự án về nghiên cứu và phát triển mạng NwGN,
cũng như các công nghệ liên quan. Đăng kí tham gia sử dụng các môi trường thử nghiệm trên thế giới.
• Liên hợp môi trường thử nghiệm GENI Việt nam với môi trường thử nghiệm toàn
cầu trên các giao diện chuẩn và các thỏa thuận và chính sách về cùng hợp tác, khai thác, quản lý,… Việc liên hợp với GENI toàn cầu sẽ giúp cho khai thác các nguồn tài nguyên của thế giới, và đẩy mạnh hợp tác cũng như đóng góp của Việt nam trong quá trình nghiên cứu chung.