- Công nghệ xử lý nước bằng đèn chiếu tia UV :
5. Tính cấp thiết, khả thi và Hiệu quả Dự án: 1 Sự cần thiết đầu tư :
5.1. Sự cần thiết đầu tư :
Cùng với tăng trưởng của nền kinh tế, đời sống vật chất, nhu cầu hưởng thụ của nhân dân tăng lên. Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Vĩnh Phúc, có các cơ quan cấp tỉnh, và nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học nghề đóng trên địa bàn. Thành phố Vĩnh Yên có khu công nghiệp Khai Quang và các cụm công nghiệp với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư. Thành phố có hồ Đầm Vạc đang được tỉnh quan tâm đầu tư trở thành địa điểm du lịch, đi cùng đó là nhiều dự án đô thị, vui chơi giải trí triển khai xây dựng, thu hút người dân ở trong và ngoài tỉnh đến sinh sống, nghỉ dưỡng cuối tuần.
Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế tại thành phố Vĩnh Yên, nhận thấy định hướng phát triển của thành phố là toàn diện, ngoài nhu cầu về phát triển kinh tế, an sinh, xã hội, cần phát triển nhu cầu về đời sống văn hóa, thể dục thể thao nhằm tăng cường chất
lượng sống cho người dân. Khu bể bơi thuộc Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi đã được đầu tư và đưa vào sử dụng được một số năm, bên cạnh đó các trung tâm giải trí thuộc vốn đầu tư của các doanh nghiệp khác trên địa bàn thành phố chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu về hoạt động giải trí, thể thao và chăm sóc sức khỏe cho lứa tuổi thanh thiếu nhi.
Công trình bể bơi thuộc Trung tâm thanh thiếu nhi được Tỉnh đầu tư và bàn giao cho Trung tâm Thanh thiếu nhi, sau 03 năm đưa vào sử dụng và hoạt dộng bể bơi bộc lộ một số hạn chế là: Việc quản lý khai thác bể bơi cần tối thiếu 06 người (gồm 04 nhân viên có chuyên môn bơi lội, 01 y tế, 01 bảo vệ, phục vụ) trong khi đó Trung tâm không có đủ nguồn lực nêu trên, đồng thời sau 3 năm khai thác các hạng mục công trình như hệ thống lọc nước, thành bể đã xuống cấp và không có nguồn đầu tư từ đó không đảm bảo an toàn trong vận hành khai thác.
Việc sử dụng nguồn lực đầu tư trong 4 tháng mùa hè làm giảm hiệu quả đầu tư, lãng phí tài nguyên đất, khó khăn trong việc tổ chức nhân lực hoạt động.
Vì vậy việc triển khai Dự án XÂY DỰNG KHU CHĂM SÓC SỨC KHỎE TỔNG HỢP BẰNG CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI nằm trong Dự án “Cải tạo, nâng cấp bể bơi thuộc trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi Vĩnh Phúc theo hình thức xã hội hóa” là thực sự cần thiết, đáp ứng nhu cầu tập luyện thể dục thể thao và vui chơi của thanh thiếu nhi và nhân dân, huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho lĩnh vực thể dục thể thao, tạo ra việc làm cho xã hội, tạo nguồn thu thuế cho ngân sách nhà nước.
5.2.Tính khả thi của dự án :
a. Các văn bản pháp lý :
- Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2208 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
- Nghị định 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
- Văn bản số 7041/UBND-TH3 ngày 19/11/2014 về việc đồng ý chủ trương cho Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện dự án “Cải tạo, nâng cấp bể bơi thuộc trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi Vĩnh Phúc theo hình thức xã hội hóa”.
- Quyết định số 221/QĐ-CT ngày 26/11/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt giá thuê cơ sở hạ tầng thực hiện dự án “Cải tạo, nâng cấp bể bơi thuộc trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi Vĩnh Phúc theo hình thức xã hội hóa”.
Dự án “Cải tạo, nâng cấp bể bơi thuộc trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi Vĩnh Phúc theo hình thức xã hội hóa” có các lợi thế như : Được ưu đãi thuê cơ sở hạ tầng với mức giá hợp lý; Có vị trí thuận lợi; Có sự liên kết dịch vụ với Trung tâm thanh thiếu nhi;
Ứng dụng các công nghệ mới tiết kiệm chi phí; Đáp ứng đúng nhu cầu dịch vụ tập luyện thể dục thể thao ngày càng cao của nhân dân.
Vì vậy, việc triển khai dự án “Cải tạo, nâng cấp bể bơi thuộc trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi Vĩnh Phúc theo hình thức xã hội hóa” rất khả thi về mặt chủ trương, chính sách cũng như kinh tế - xã hội.
b. Năng lực thực hiện dự án của Chủ đầu tư
Công ty Cổ phần Đầu tư Phú Minh được thành lập ngày 18/08/2009 với trên 5 năm thành lập công ty đã không ngừng đẩy mạnh và mở rộng lĩnh vực hoạt động trên thị trường cả vể mặt xây dựng và dịch vụ đã tạo ra cho công ty kết quả kinh doanh rất khả quan số liệu được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng phân tích chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
STT Chỉ tiêu
Năm thực hiện
2011 2012 2013 2011/2012
CL 1 Doanh thu thuần 10.948.703.639 9.163.069.620 8.959.620.007 -1.785.634.019 2 Giá vốn hàng hóa 9.634.859.202 7.696.978.481 7.436.484.606 -1.937.880.722 3 Lợi nhuận gộp 1.313.844.437 1.466.091.139 1.523.135.401 152.246.703 4 CPBH và QLDN 855.263.456 832.564.233 798.526.579 -22.699.223 5 Lợi nhuận trước thuế 458.580.981 633.526.906 724.608.822 174.945.926 6 Thuế TNDN 114.645.245 158.381.727 181.152.206 43.736.481 7 Lợi nhuận sau thuế 343.935.736 475.145.180 543.456.617 131.209.444
5.4. Khả năng thành công của Dự án:
Dự án thực hiện trả nợ cả gốc và lãi trong vòng 3 năm đầu tiên. Qua bảng số 11 (kèm theo) ta thấy ở năm thứ ba sau khi trả hết nợ thì dòng tiền của dự án thu về ở năm đó là: 273.719.215 (dòng tiền chưa kể chi phí đầu tư ban đầu).
Dựa vào kết quả tính toán ta có bảng tính hệ số khả năng trả nợ của dự án như sau:
STT Nội dung Năm vận hành
1 2 3
1 Khấu hao trong năm 528.181.033 528.181.033 528.181.033 2 Tiền lãi phải trả trong năm 200.000.000 180.000.000 120.000.000 3 Lợi nhuận ròng 422.382.109 322.714.347 852.430.545 4 Nguồn tài chính để trả nợ 1.150.563.143 1.030.895.380 1.500.611.579
5 Tổng số tiền phải trả nợ hàng năm 400.000.000 780.000.000 1.320.000.000 6 Hệ số khả năng trả nợ 2,88 1,32 1,14 7 Hệ số khả năng trả nợ bình quân 1,78
Qua bảng tính toán trên ta thấy Hệ số khả năng trả nợ của dự án: 1< K = 1,78 <2. Dự án có khả năng trả nợ cao".
5.5. Hiệu quả Dự án:
a. Lợi ích kinh tế, khả năng thị trường và cạnh tranh của sản phẩm dự án:
Tại thời điểm hiện tại, Dự án tạo ra một sản phẩm dịch vụ tốt nhất trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và chưa có sản phẩm nào khác tương tự.
Với cầu sử dụng dịch vụ thể dục thể thao chất lượng ngày càng gia tăng, Dự án sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế cao, sức cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ tốt.
b. Lợi ích kinh tế xã hội của dự án
Sau khi dự án đi vào hoạt động ngoài lợi ích về mặt tài chính như tính toán trên còn mang lại lợi ích về mặt kinh tế xã hội:
Tạo ra doanh thu hàng năm và góp phần đóng góp cho Ngân sách Nhà nước hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho 23 lao động với mức thu nhập bình quân từ 4 triệu đồng/người /tháng.
Tạo ra một điểm vui chơi, học tập, rèn luyện thể chất cho thanh thiếu niên Tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần vào lối sống lành mạnh và nâng cao thể chất thanh thiếu niên.
5.6.Khả năng nhân rộng ứng dụng khoa học công nghệ của dự án
Việc xã hội hóa đầu tư các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường là mô hình mà Nhà nước đang khuyến khích.
Việc thực hiện một mô hình như Dự án kèm theo ứng dụng Khoa học công nghệ mới có sự hỗ trợ từ nhà nước, tạo ra kết quả tốt cả về xã hội lẫn kinh tế sẽ là một hình mẫu để nhân rộng khuyến khích phát triển các hoạt động xã hội hóa đầu tư các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
Việc nhân rộng ứng dụng có thể thực hiện tại các dự án Nhà hàng, khách sạn , khu vui chơi giải trí, thậm chí đến các hộ gia đình.