PHẦN V: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Một phần của tài liệu Những vấn đề liên quan tới game online (Trang 25 - 27)

HS – SV sắp xếp, phân phối, tự điều chỉnh thời gian biểu hợp lí, không dành quá nhiều thời gian thư giãn, nghỉ ngơi vào việc chơi game, thay vào đó là tham gia các hoạt động thể thao, hoạt động ngoại khóa, vui chơi có lợi cho sức khỏe. Các bậc phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến con em mình, dành thời gian để phát hiện ra những thay đổi dù rất nhỏ trong thói quen sinh hoạt hằng ngày của con em mình, động viên và thúc đẩy các em tham gia vào các hoạt động tập thể có ích cho bản thân và xã hội.

Các trường học, các cơ sở Đoàn thể các cấp cần tổ chức thêm nhiều hoạt động lành mạnh, góp phần chăm lo cho đời sống tinh thần, đời sống giải trí của thanh thiếu niên. Có thể phát động phong trào “Tuổi trẻ nói không với game bạo lực” kết hợp với tổ chức có chất lượng các hoạt động trò chơi dân gian trong nhà trường, nằm trong kế hoạch xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực” mà ngành giáo dục – đào tạo đang phát động.

Tuyên truyền giáo dục các thanh thiếu niên thông qua việc xuất bản sách các vấn đề liên quan đến game online như: “ Nói không với game online” của chuyên gia tâm lý Lê Khanh.

Các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm game online nên chú trọng đến nội dung của game, không nên để các yếu tố tiêu cực, không hợp thuần phong mỹ tục tồn tại trong game, nên lập trình để có thể quản lý thời gian chơi của người chơi, hạn chế thời gian chơi, tối đa chỉ từ 2 đến 3 tiếng / lần chơi, không nên chỉ quan tâm đến doanh số mà phải quan tâm đến sức khỏe, tinh thần của người chơi, đặt lợi ích của người chơi lên hàng đầu.

Các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường quản lý chặt chẽ, hạn chế tối đa các loại game online có tính bạo lực, kích dục,…, phát triển các game có tính giáo dục, trí tuệ, đòi hỏi tư duy của người chơi,…

Kết luận:

Thực trạng chơi game online là khá phổ biến: đối với mọi lứa tuổi, mọi giới tính (thường thì nam giới có tỉ lệ chơi game online nhiều hơn nữ ), dù là ở nhà, ở trường hay ở bất kì các đại lý internet và vào các thời điểm khác nhau đều có thể bắt gặp sự xuất hiện của game online. Tỷ lệ người chơi game online chủ yếu tập trung vào nhóm sinh viên, nhóm những người có thời gian rãnh rỗi nhiều hơn nên có xu hướng chơi game online nhiều hơn các đối tượng khác.

Game online có tác động đến nhiều mặt của đời sống người chơi nói riêng và cộng đồng nói chung: tác động về kinh tế, tâm lý, sức khỏe, quan hệ xã hội…, và tác động ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào khả năng kiểm soát của người chơi.

Nhận thức của cộng đồng về game online có sự khác nhau do sự hiểu biết thông tin về game online khác nhau: với những người đã và đang chơi game online, có

am hiểu về game online thì cho rằng game online là một hình thức giải trí có nhiều lợi ích và cần được phát triển hơn nữa. Trong khi đó, những người không chơi game online, ít am hiểu, đặc biệt là các phụ huynh thì cho rằng game online phần lớn có ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập, sức khỏe và kinh tế của người chơi. Tuy nhiên, về cơ bản thì đánh giá về game online là tích cực.

Công tác quản lý và các chính sách về game online nhìn chung là đã được cộng đồng tán thành và đồng ý, song vẫn còn tồn tại nhiều bất lợi như: chưa tính đến lợi ích của người chơi, người kinh doanh, chưa kiểm soát được nội dung game online, …

Xu hướng phát triển game online theo hướng hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay và trong tương lai là tất yếu, do những lợi ích mà game online mang lại trên nhiều phương diện như kinh tế, văn hóa, tinh thần, tri thức, quan hệ xã hội, phát triển công nghệ,…

Cũng giống như nghiên rượu hay nghiện ma tuý, nghiện game online đem lại những hậu quả xấu khôn lường về tâm lý, thế xác, trí tuệ và tâm hồn cũng như các mối quan hệ xung quanh. Mỗi thanh thiếu niên học sinh chúng ta cần phát huy sức mạnh tinh thần tự giác, đừng để mặt trái của nó như game online làm hại tới thế hệ công dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Những vấn đề liên quan tới game online (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(27 trang)
w