CHƯƠNG V: CÁC QUY ĐỊNH TRONG VẬN HÀNH Điều 1 Quy định chung về an toàn.

Một phần của tài liệu Quy trinh VHBD Rơle RED670 (Trang 31 - 33)

Điều 1. Quy định chung về an toàn.

1. Khi làm việc với Rơle, nhân viên vận hành phải tuân thủ các biện pháp an toàn như khi làm việc với thiết bị điện cao áp. Ngay cả khi đã cắt attomat nguồn nuôi cho Rơle, mạch điều khiển và liên động nối với Rơle vẫn có thể có điện do được đưa từ các TU, TI đến hoặc vẫn tích trong trong các tụ điện của mạch điện. Chỉ những nhân viên đã được đào tạo, học tập đạt về quy trình an toàn và được huấn luyện về quy trình này mới được phép làm việc với Rơle.

2. Các mạch điện trong Rơle nhạy cảm với điện áp (kể cả điện áp tĩnh điện) do vậy phải lưu ý hoặc thực hiện các biện pháp khử tĩnh điện như nối tiếp địa với người và thiết bị hoặc đeo vòng khử tĩnh điện ngay trước khi phải tiếp xúc với các bảng mạch của Rơle.

3. Việc không tuân thủ các quy định về an toàn và những hướng dẫn nêu trên có thể gây tai nạn hoặc hư hỏng thiết bị.

Điều 2. Quy định về môi trường làm việc của Rơ le.

- Nhiệt độ môi trường: -100C ÷ +550C - Nhiệt độ bảo quản và vận chuyển: -400C ÷ +850C

- Độ ẩm : 10% - 90%.

- Không được phép để Rơle vận hành ở độ ẩm tới 100% hoặc độ ẩm tới mức hơi nước ngưng tụ trên thiết bị.

- Không để Rơle trực tiếp dưới nắng mặt trời.

- Không đặt Rơle gần nơi có nguồn nhiệt dao động lớn vì dễ gây ngưng tụ hơi nước trên Rơle.

- Không đặt Rơle ở những môi trường có độ rung động lớn.

Điều 3. Quy định về nối đất an toàn

Vỏ Rơle phải được nối đất an toàn theo quy định nối đất thiết bị hiện hành. Các đầu đấu mạch nhị thứ nối vào Rơle phải được nối đất trực tiếp hoặc gián tiếp để đảm bảo an toàn trong trường hợp các thiết bị đầu vào như TU, TI bị hư hỏng cách điện. (VD: Mạch dòng phải được nối đất tại một điểm).

Điều 4. Quy định về nguồn nuôi cho Rơle.

Rơle chỉ được phép vận hành trong điều kiện điện áp nguồn nuôi nằm trong giải điệp áp làm việc cho phép (Xem trong phần Thông số kỹ thuật).

Việc sai điện áp nguồn nuôi sẽ dẫn đến Rơle bị hư hỏng hoặc tác động sai.

Điều 5. Chức năng và phạm vi ứng dụng.

Chức năng của Rơle dùng để làm bảo vệ so lệch dòng điện, đo lường và ghi chụp sự cố. Thường được ứng dụng để làm bảo vệ chính cho đường dây, MBA, kháng điện, máy phát điện, thanh cái phân phối điện.

Điều 6. Quy định về cấp điện cho Rơle.

Trước khi cấp điện cho Rơle mới lắp đặt hoặc sau khi sửa chữa mạch điện có liên quan đến Rơle, phải tiến hành kiểm tra chủng loại Rơle và sơ đồ đấu nối Rơle phù hợp với mạch điện về các nội dung:

- Đúng điện áp định mức nguồn nuôi Rơle, sơ đồ mạch nhị thứ đã đấu đúng và các mạch có nguồn đều được bảo vệ bằng attomat đúng định mức.

- Đúng giá trị định mức các đầu vào, ra của Rơle. Mạch dòng điện của TI đã khép kín qua mạch dòng điện của Rơle.

- Các tiếp điểm của Rơle phải để hở hoặc đấu đúng sơ đồ đã được phê duyệt tuyệt đối không để ngắn mạch tại tiếp điểm đầu ra khi Rơle tác động.

Điều 7. Quy định về theo dõi, vận hành Rơle.

Chỉ những nhân viên vận hành (NVVH) đã được huấn luyện và thi đạt quy trình vận hành thiết bị mới được làm việc với Rơle.

Việc kiểm tra thường xuyên và phổ biến kiến thức cho NVVH do lãnh đạo trạm thực hiện. Việc kiểm tra, bồi huấn hàng năm do phòng Kỹ thuật thực hiện cùng với chương trình kiểm tra quy trình hàng năm.

Trong ca vận hành NVVH phải thường xuyên theo dõi và luôn đảm bảo Rơle hoạt động đúng các thông số định mức (Xem phần thông số kỹ thuật).

Mỗi khi có sự tác động liên quan đến Rơle, NVVH phải thực hiện ghi lại tác động, các thông tin sự cố được ghi lại của Rơle vào sổ theo dõi.

Mọi việc thao tác, làm việc với Rơle phải tuân thủ đúng tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn vận hành của Rơle.

Một phần của tài liệu Quy trinh VHBD Rơle RED670 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)