Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật về luật sư hành nghề VN (Trang 28 - 31)

sư là thành viên.

Ngoài hoạt động kinh doanh dịch vụ pháp lý, phục vụ cho quyền lợi thiết thân của mình, luật sư còn phải thực hiện trách nhiệm đối với xã hội và trợ giúp pháp lý là một trong những hình thức để luật thực hiện thiên chức đối với xã hội. Theo như quy định của Luật trợ giúp pháp lý thì “Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật”10. Theo đó bản chất của trợ giúp pháp lý là việc luật sư bằng khả năng của mình giúp đỡ hỗ trợ cho những đối tượng như người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn11. Những người không này có đủ điều kiện để tiếp cận với dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp một cach miến phí, điều đó đồng nghĩa với việc luật sư không nhận khoản thù lao hay chi phí nào từ công việc này.

9 Khoản 3, 4, Điều 2. Mức thù lao và các khoản chi phí, Thông tư 191/2014/TTLT-BTP-BTC 10 Điều 3. Trợ giúp pháp lý, Luật trợ giúp pháp lý 2006.

24

KẾT LUẬN

Luật Luật sư là một bước tiến lớn trong việc quy định các vấn đề liên quan đến luật sư, lần đầu tiên một nghề nghiệp được quy định trong luât. Các quy định về luật sư đã có hệ thống rõ ràng hơn, từ việc quy định về luật sư, đào tạo nghề luật sư đến việc quy định các hình thức hành nghề luật sư. Và cũng chính nó đánh dấu cột mốc quan trọng đối với các luật sư khi hình thức hành nghề luật sư với tư cách cá nhân được công nhận một cách chính thức và rõ ràng. Hình thức hành nghề luật sư với tư cách cá nhân không chỉ đem đến cho luật sư cơ hội được tự do lựa chọn hình thức hành nghề của mình, mà còn giúp luật sư trải nghiệm, va chạm cũng như cọ xát nhiều hơn đối với môi trường vốn dĩ không chuyên sâu như các tổ chức hành nghề luật, mà đó là các cơ quan tổ chức- nơi luật sư kí kết hợp đồng. Từ đó đề cao tinh thần trách nhiệm của luật sư trong việc đưa ra các quyết định cuối cùng mang tính chất quan trọng và cực kì to lớn đối với các “khách hàng đặc biệt”-là các tổ chức, cơ quan luật sư sẽ làm việc. Bên cạnh những điểm tích cực đó, thì hình thức hành nghề luật sư với tư cách cá nhân vẫn còn những bất cập, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền, các nhà làm luật cần có những điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với thực tiễn đối với hình thức hành nghề này. Những thay đổi đúng đắn từ những quy định của pháp luật về luật sư sẽ góp phần không nhỏ cho sự phát triển của đội ngũ luật sư, nâng cao trình độ, chất lượng của luật sư. Hi vọng với những gì chúng tôi nghiên cứu và tìm hiểu, đề tài này sẽ mang đến cho độc giả những kiến thức bổ ích và cái nhìn khách quan nhất đối với hình thức hành nghề khá thú vị và độc đáo này.

25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Luật sư (sửa đổi, bổ sung năm 2012); 2. Luật trợ giúp pháp lý 2006;

3. Bộ luật tố tụng hình sự 2015;

4. Nghị định 123/ 2013/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật luật sư;

5. Thông tư 191/2014/TTLT-BTC-BTP, hướng dẫn về thù lao và thanh toán chi phí cho luật sư trong trường hợp;

luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng

6. Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 3 năm 2015);

7. Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2012);

8. Giáo trình Pháp luật về luật sư và đạo đức nghề nghiệp luật sư của Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuân;

9. Giáo trình Luật lao động, tiến sĩ Đoàn Thị Phương Diệp;

10. TS.LUẬT SƯ.Nguyễn Ngọc Ánh, Đặc thù của hình thức hành nghề luật sư nội bộ từ trang web : http://luathoc.vnweblogs.com/a302960/dac-thu-cua-hinh-thuc-hanh-nghe- luat-su-noi-bo.html

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật về luật sư hành nghề VN (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)