KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.1 Kết luận:

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất và chế biến hạt điều (Trang 56 - 58)

2. 6.1 Cấu tạo trong:

KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.1 Kết luận:

3.1. Kết luận:

Hiện nay, ngành điều Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn. Trước hết là về mặt công nghệ. Ngành điều đang rơi vào tình trạng đói công nghệ, chưa hề đổi mới một cách tích cực công nghệ chế biến sản phẩm trong vòng 15 năm nay.

Các quy trình sản xuất của doanh nghiệp Thanh Mai cũng như các doanh nghiệp khác chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, do đó năng suất thấp, tỷ lệ hạt vỡ cao, chất lượng sản phẩm kém, khó cạnh tranh.

Chất lượng sản phẩm chưa đồng đều. Hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Tiêu chuẩn Việt Nam đối với hạt điều mới chỉ áp dụng cho nguyên liệu đầu vào chứ chưa phù hợp với sản phẩm đầu ra theo tiêu chuẩn quốc tế.

Một số khâu cơ bản như bóc tách hạt,phân loại hạt…là các khâu có thể cơ giới hoá, nhưng doanh nghiệp chưa thực hiện được, vẫn phải dùng đến lao động thủ công.

Với việc quá phụ thuộc vào lao động thủ công, nên nguồn lực lao động đang rơi vào tình trạng tiếu hụt nghiêm trọng.Ngoài khó khăn cơ bản về công nghệ và nhân công thì việc giá nguyên liệu đầu vào, xăng dầu tăng cao, làm tăng chi phí đầu vào, trong khi giá điều giảm dẫn đến giá xuất khẩu thấp hơn so với giá sản xuất cũng đang là vấn đề khó khăn chính đối với ngành điều. Việc điều hành phát triển và thu mua nguyên liệu còn nhiều bất cập đôi khi còn thiếu hụt nguyên liệu. Các doanh nghiệp còn xảy ra hiện tượng mua tranh bán chấp, sản phẩm phần lớn xuất khẩu dưới dạng bán thành phẩm. Hạn chế trong xúc tiến thương mại, nên thị trường không được mở rộng.

3.2.Định hướng phát triển:

Muốn xuất khẩu gia tăng về lượng và cả về giá trị thì yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là:

- Phải tổ chức lại sản xuất, đầu tư công nghệ, thiết bị để giảm lượng lao động thủ công.

-Nên chú trọng và kiểm soát tốt hơn nữa về cung cầu,tổ chức hệ thống thu mua, chế biến điều có hiệu quả hơn.

- Đặc biệt doanh nghiệp phải chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đến tiêu chuẩn và hệ thống chất lượng trong sản xuất và chế biến điều.

-Xây dựng thương hiệu và quảng bá tiếp thị để đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn trong tương lai.

- Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế BRC, HACCP, GMP, ISO, ISO14000, đầu tư xây dựng thương hiệu ngành điều và thương hiệu doanh nghiệp để trở thành thương hiệu uy tín và thương hiệu mạnh trong nước cũng như trên thế giới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu và đưa thiết bị cơ khí tự động, hiện đại phục vụ cho công nghiệp chế biến nhân điều, phù hợp với yêu cầu của thị trường, tiếp thu đầu tư nghiên cứu giống điều cao sản, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người trồng, liên kết dọc giữa doanh nghiệp chế biến và người sản xuất, mục tiêu là tăng trưởng về năng suất và chất lượng sản phẩm.

-Cần phải tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm, quan tâm đến thị trường nội địa,

một thị trường khá nhiều tiềm năng.

-Phải xây dựng chiến lược phát triển bền vững đặc biệt chú trọng phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất và chế biến hạt điều (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w