Đặc tính điện sinh lý học cơ tim và hệ thống dẫn truyền tim

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp điện tâm đồ (Trang 30 - 33)

4. Thời gian thực hiện từ: 20/10/2015 đến: 10/01/

2.1.2. Đặc tính điện sinh lý học cơ tim và hệ thống dẫn truyền tim

Tính tự động : Là thuộc tính quan trọng nhất của tổ chức biệt hóa cơ tim, có thể

chủ động. Tính tự động này hoàn toàn độc lập với hệ thần kinh, nên khi cắt bỏ hết các nhánh thần kinh tim vẫn đập.

Tính dẫn truyền : Có cả ở thớ cơ biệt hóa và thớ cơ co bóp. Cả hai loại cơ tim

khi được kích thích đều có thể dẫn truyền xung động tới các thớ cơ khác.

Bình thường, xung động phát ra từ nút xoang dẫn truyền trong hệ thống dẫn truyền của tim với vận tốc khác nhau. Qua bó liên nút: 1000mm/s, ở phía trên nút nhĩ thất: 50mm/s, qua nút nhĩ thất: 100 - 200mm/s, bó His 800 - 2000mm/s, mạng lưới Purkinje: 2000 - 4000mm/s, cơ tim 300mm/s. Hệ thống dẫn truyền có thể dẫn truyền xung động theo hai chiều xuôi và ngược.

Tính chịu kích thích : Cơ tim đáp ứng theo định luật “tất cả hoặc không” nghĩa

là khi tim nhận kích thích đủ mạnh (ngưỡng) thì cơ tim co bóp ở mức tối đa, dưới ngưỡng đó tim không đáp ứng, trên ngưỡng đó tim cũng không co bóp mạnh hơn.

Tính trơ : Cơ tim chỉ đáp ứng theo nhịp kích thích đến một chu kỳ nhất định,

kích thích đến đúng lúc tim đang co thì không được đáp ứng, kích thích đến vào thời kỳ tim giãn thì có đáp ứng. Người ta chia ra thời kỳ trơ tuyệt đối, thời kỳ trơ tương đối và còn có khái niệm thời kỳ trơ hiệu quả, đây là giai đoạn mà mọi kích thích lên sợi cơ tim đều không gây được đáp ứng cơ học đủ mạnh để lan truyền ra các sợi xung quanh. Thời kỳ trơ hiệu quả gồm thời kỳ trơ tuyệt đối cộng với phần đầu của thời kỳ trơ tương đối. Ngoài ra còn có thời kỳ trên bình thường (supernormal phase) nghĩa là đáp ứng dễ dàng với kích thích tương đối nhỏ.

Khi có xung động truyền đến cơ tim, tim co giãn nhịp nhàng. Tim hoạt động co bóp theo một thứ tự nhất định. Hoạt động này được lặp lại và mỗi vòng được gọi là mỗi chu chuyển của tim.

Hình 7: Chu chuyển của tim.

Tâm nhĩ thu : Đầu tiên nhĩ co bóp, áp suất trong nhĩ tăng lên, van nhĩ – thất

đang mở nên máu chảy từ tâm nhĩ xuống tâm thất, làm cho áp suất tâm thất tăng lên. Thời gian tâm nhĩ thu kéo dài 0,1s sau đó tâm nhĩ giãn ra trong suốt thời gian còn lại của chu kỳ tim.

Tâm thất thu : Khi tâm nhĩ giãn ra thì tâm thất bắt đầu co lại. Giai đoạn

tâm thất thu kéo dài 0,3s gồm hai thời kỳ :

 Thời kỳ tăng áp suất kéo dài 0,05s. Tâm thất co bóp nên áp suất trong tâm thất tăng cao hơn áp suất trong tâm nhĩ, làm cho van nhĩ – thất đóng lại nhưng chưa cao hơn áp suất ở động mạch nên van bán nguyệt chưa mở làm cho áp suất tâm thất tăng lên nhanh.

 Thời kỳ tống máu kéo dài 0,25s gọi là thời kỳ tâm thất co đẳng trương. Lúc này áp suất trong tâm thất rất cao làm van bán nguyệt mở ra, máu chảy mạnh vào động mạch.

Tâm trương : Tâm thất bắt đầu giãn trong khi tâm nhĩ đang giãn, áp suất

trong tâm thất thấp hơn trong động mạch, van bán nguyệt đóng lại. Áp suất trong tâm thất giảm nhanh và trở nên nhỏ hơn áp suất trong tâm nhĩ, van nhĩ – thất mở ra. Máu được hút mạnh từ tâm nhĩ xuống tâm thất, đó là giai đoạn tâm trương toàn bộ và kéo dài 0,4s.

Hình 8: Hướng di chuyển của dòng máu trong quá trình chu chuyển tim.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp điện tâm đồ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)