7.
3.1. Tổ chức nghiên cứu biện pháp
8 Cách giao tiếp của giáo viên. 3.23
9 Sự gương mẫu của giáo viên 3.25
10 Qui định nền nếp, kỉ luật của nhà trường 3.25
11 Nội dung dạy học lồng ghép kỹ năng sống, giáo
dục cảm xúc. 3.26
12 Hoạt động Đoàn, hoạt động ngoại khóa. 2.62
Yếu tố gia đình
13 Gia đình hòa thuận, hạnh phúc. 3.77
3.58
14 Sự chia sẻ cảm xúc của những người thân với
nhau. 3.52
15 Cách cư xử công bằng của các ba mẹ đối với
con cái. 3.61
16 Tình cảm yêu thương, chăm sóc của các thành
viên trong gia đình. 3.67
17 Cách giáo dục của ba mẹ đối với con cái. 3.65
18
Kinh tế của gia đình ổn định, không xáo trộn. 3.27
Yếu tố bản thân
19 Hiểu biết về những cách kiểm soát cảm xúc. 3.13
3.30
20 Trải nghiệm cảm xúc của cá nhân trong cuộc
sống. 3.33
21 Tính tích cực tham gia các hoạt động giao tiếp,
giao lưu. 3.01
22 Ý thức rèn luyện những cảm xúc theo hướng
tích cực. 3.13
23 Tính cách của bản thân. 3.56
24 Xu hướng kết bạn. 3.64
Ngoài bản thân, gia đình và nhà trường thì con người sẽ bị chi phối bởi xã hội,
hoàn cảnh sống. Có thể dễ hiểu khi học sinh xem “yếu tố xã hội” chỉ tác động sau
các yếu tố kia. Một phần ảnh hưởng là do chương trình học quá nhiều, ít có quan
toàn được học sinh cho là tác động cao nhất trong nhóm này. Ngoài ra, sự kiện, tin
tức bạo lực học đường cũng không ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc của học sinh. Có
thể, học sinh chỉ bàn tán về vấn đề này chứ chưa thật sự nảy sinh cảm xúc gì cả. Tóm lại, trong các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cảm xúc của học sinh thì yếu tố thuộc về gia đình có ảnh hưởng nhiều nhất, kế đến là yếu tố thuộc về cá nhân. Thật vậy, gia đình cùng với nhà trường cũng là những lực lượng quan trọng để giúp học sinh rèn luyện cũng như nâng cao khả năng kiểm soát cảm xúc. Đồng thời, giáo dục cũng khuyến khích cũng như tạo điều kiện cho học sinh được tham gia hoạt động, hình thành kĩ năng, nhận thức đúng và cố gắng để kiểm soát cảm xúc tốt hơn nữa.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Kết quả nghiên cứu khả năng kiểm soát cảm xúc của học sinh một số
trường trung học phổ thông tại Tp.HCM cho biết rằng với cả ba cảm xúc giận dữ ,
xấu hổ, sợ hãi thì khả năngnày của học sinh ở mức trung bình.
- Có đến 60% học sinh có khả năng kiểm soát cảm xúc giận dữ ở mức trung
bình trở xuống. Bên cạnh đó, có 47.2 % học sinh có khả năng kiểm soát cảm xúc
xấu hổ ở mức trung bình và 48.3% học sinh có khả năng kiểm soát cảm xúc sợ hãi ở mức trung bình .
- Học sinh có khả năng kiểm soát cảm xúc xấu hổ ở mức khá cao.
- Khả năng kiểm soát cảm xúc giận dữ và sợ hãi của học sinh đều ở mức
trung bình.
Đa số các mặt biểu hiện của các yếu tố trong từng khả năng kiểm soát cảm xúc có sự dao động không ổn định và không đồng đều. Chẳng hạn như:
- Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy giải pháp kiểm soát từng cảm xúc giận sữ,
xấu hổ, sợ hãi của học sinh đều ở mức trung bình. Sự hiểu biết cũng như sử dụng biện pháp giải tỏa cảm xúc của học sinh còn hạn chế. Đây cũng là những thực trạng trăn trở cho việc giáo dục cảm xúc cho học sinh.
- Khả năng kiểm soát cảm xúc của người khác cũng là một yếu tố nằm trong
khả năng kiểm soát cảm xúc nói chung. Kết quả nói lên rằng học sinh có khả năng kiểm soát cảm xúc sợ hãi và giận dữ của người khác cũng ở mức trung bình, riêng cảm xúc xấu hổ thì ở mức khá cao.
- Giữa các trường cũng có sự khác biệt ý nghĩa về cảm xúc giận dữ và xấu
hổ. Không có sự khác biệt ý nghĩa về khả năng kiểm soát ở cảm xúc giận dữ, xấu hổ này giữa giới nam và nữ, khối lớp 10 và 11. Có sự khác biệt ý nghĩa về khả năng kiểm soát cảm xúc giận dữ, xấu hổ giữa hệ dân lập và công lập. Không có sự khác biệt ý nghĩa về khả năng kiểm soát sợ hãi giữa giới tính và hệ học nhưng có sự khác biệt ý nghĩa về khả năng kiểm soát này giữa các khối lớp.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cảm xúc của học sinh
trung học phổ thông nhưng yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là yếu tố gia đình.
Chương 3:
BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC CHO HỌC SINH TẠI MỘT SỐ
3.1 3.1. Tổ chức nghiên cứu biện pháp
3.1.1 Mục đích thử nghiệm
Qua kết quả nghiên cứu trên, học sinh có khả năng kiểm soát cảm xúc giận dữ ở mức trung bình, thấp hơn hẳn so với hai cảm xúc còn lại là xấu hổ và sợ hãi. Hơn nữa, giải pháp kiểm soát cảm xúc giận dữ của học sinh chỉ ở mức trung bình. Vì vậy, chúng tôi quyết định đề xuất những biện pháp tác động và thử nghiệm
những biện pháp này nhằm cải thiện, nâng cao khả năng kiểm soát cảm xúc giận dữ
cho học sinh trung học phổ thông
3.1.2 Khách thể thử nghiệm
Đề tài tiến hành thử nghiệm biện pháp tác động trên 5 khách thể là học sinh lớp 11 thuộc các trường THPT tại TpHCM.
Đây là những khách thể tự nguyện tham gia với mong muốn tìm kiếm giải pháp nhằm cải thiện cũng như nâng cao khả năng kiểm soát cảm xúc giận dữ của bản thân.
3.1.3 Nội dung thử nghiệm
3.1.3.1 Cơ sở đề xuất các biện pháp thử nghiệm
Kết quả nghiên cứu thực trạng về khả năng kiểm soát và giải pháp cảm xúc giận dữ của học sinh.
Chúng tôi nhận thấy rằng những kiểu suy nghĩ không thích hợp, bị “ bóp méo” do tác động của các tác nhân chi phối, tình huống có vấn đề,.. tồn tại trong cá nhân làm nảy sinh cảm xúc giận dữ dẫn đến thái độ, hành vi mất kiểm soát. Chính những suy nghĩ nảy sinh đó cần được nhà giáo dục, người tham vấn quan tâm và giải quyết triệt để. Nhờ vậy, cá nhân tự vượt qua suy nghĩ chưa hợp lý và thay đổi cảm xúc theo hướng tích cực.
Vì vậy, dựa trên cơ sở lí luận về liệu pháp nhận thức của Aaron Beck và Albert Ellis, thử nghiệm của chúng tôi được tiến hành. Mục tiêu của các liệu pháp của hai nhà nghiên cứu này là :
- Hiệu quả của các liệu pháp mà các nhà tâm lý học nêu trên đã được kiểm nghiệm
- Tự nhận thức của học sinh.
- Thay đổi kiểu mẫu suy nghĩ không hợp lý.
- Thay đổi niềm tin không hợp lý.
- Giải phóng cá nhân khỏi kiểu suy nghĩ bị bóp méo khi cảm xúc được giải phóng.
- Cá nhân tự thực hành và thành công kiểm soát cảm xúc bằng chính khả năng của
bản thân.
3.1.3.2 Giới hạn thử nghiệm
Thử nghiệm được tiến hành như một bước mở đầu cho việc áp dụng một vài liệu pháp nhận thức –hành vi cho học sinh trung học phổ thông. Vì vậy, chúng tôi giới hạn thử nghiệm như sau:
- Chúng tôi chỉ đánh giá những tiêu chí dựa trên lý thuyết và thực hành của hai trường phái của trị liệu nhận thức của Aaron Beck và xúc cảm hợp lý của Albert Ellis.
- So sánh kết quả trước và sau khi thử nghiệm của nhóm khách thể trên.
- Không có sự so sánh - đối chiếu với nhóm đối chứng vì điều kiện của đề tài không
cho phép. Kết quả nghiên cứu chỉ so sánh với từng trường hợp trước và sau thử nghiệm.
- Một trong những mục tiêu của đề tài này là thử nghiệm một vài giải pháp nhằm
nâng cao khả năng kiểm soát cảm xúc của học sinh. Do đó, quan trọng là sự biến chuyển trước và sau của cảm xúc của chính học sinh đó chứ không so sánh học sinh này với học sinh khác.
3.1.3.3 Kế hoạch thử nghiệm
Từ tháng 3 đến tháng 6/2011
Mỗi buổi thử nghiệm chỉ thực hiện từ 45 phút – 60 phút.
+ Buổi 1: nói chuyện và tiến hành cách thức giúp học sinh nhận thức làm giảm nhẹ cảm xúc.
+ Buổi 2: hướng dẫn và thực hành kĩ thuật cấu trúc lại nhận thức. + Buổi 3: sử dụng kĩ thuật để phân tích bài tập về nhà
+ Buổi 5: - Sử dụng REBT để phân tích bài tập về nhà [ phụ lục 2]
- Chia sẻ trải nghiệm, phản hồi, đánh giá hiệu quả, kết luận.