Các phương pháp định lượng của phổ hấp thụ nguyên tử

Một phần của tài liệu Phân tích đặc trưng cơ bản của phổ hấp thụ nguyên tử và sử dụng phổ hấp thụ trong phân tích vật chất (Trang 28 - 33)

II sử dụng phổ hấp thụ nguyên tử trong phân tích vật chất

2.Các phương pháp định lượng của phổ hấp thụ nguyên tử

Để định lượng một nguyên tố trong mẫu phân tích người ta có thể dùng các phương pháp sau: 1. Phương pháp đường chuẩn

2.Phương pháp thêm tiêu chuẩn 3.Phương pháp đồ thị không đổi 4.Phương pháp dùng một mẫu chuẩn

2.1. Phương pháp đồ thị chuẩn ( đường chuẩn).

Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiên và rất thích hợp với việc phân tích hàng loạt mẫu của cùng một nguyên tố, đó là ưu điểm của phương pháp này. Song trong nhiều trường hợp chúng ta không thể chuẩn bị được 1 dãy mẫu đầu thỏa mãn các điều kiện đã qua định cho phương pháp này nên không xác định được chính xác các vị trí của đường chuẩn.

Nguyên tắc của phương pháp này dựa vào phương trình cơ bản của phép đo A=K.C và một dãy mẫu đầu ( ít nhất là 3 mẫu đầu ) để dựng một đường chuẩn và sau đó nhờ đường chuẩn này và giá trị Ax để xác định nồng độ Cx của nguyên tố cần phân tích trong mẫu đo phổ, rồi từ đó tính nồng độ của nó trong mẫu phân tích.

2.2. Phương pháp thêm tiêu chuẩn.

Nguyên tắc của phương pháp này là dùng ngay mẫu phân tích làm nền để chuẩn bị một dãy mẫu đầu, băng cách lấy một lượng mẫu phân tích nhất định và gia thêm vào đó những lượng nhất đinh của nguyên tố cần xác đinh theo từng bậc nồng độ (theo cấp số cộng) )

Sau đó chọn các điều kiện thí nghiệm phù hợp và một vạch phổ của nguyên tố phân tích, tiến hành ghi cường độ hấp thụ của vạch phổ đó theo tất cả dãy mẫu đầu. Xây dựng đường chuẩn

Phương pháp này được sử dụng rất nhiều trong phân tích lượng vết và lượng cực nhỏ các nguyên tố kim loại trong các mẫu khác nhau đăc biệt là các loại mẫu có thành phần vật lí và hóa học phức tạp, các mẫu quặng đa kim.

2.3 Phương pháp đồ thị không đổi

- Nguyên tắc của phương pháp là muốn xác định một nguyên tố nào đó, trước hết người ta phải dựng một đường chuẩn như trong phương pháp ba mẫu đầu, phương pháp đường chuẩn. Đường chuẩn này gọi là đường chuẩn cố định và được dùng lâu dài. Dựa vào đường chuẩn này để xác định, định lượng

- Phương pháp có ưu điểm là dùng được cho hàng loạt mẫu trong nhiều ngày vì mỗi ngày chúng ta không phải ghi lại phổ tiết kiệm được thời gian và tính kinh tế nhưng nhược điểm cua nó là phải xây dựng một dãy mẫu chuẩn ban đầu đầy đủ

Khi có mẫu chuẩn: Ta chỉ cần đo A1 mẫu chuẩn của chất cần phân tích đã biết nồng độ C1 và Ax của chất phân tích. Sau đó Cx của chất cần phân tích.

Nghĩa là chúng ta có: Với mẫu phân tích: Ax=a.Cx Với mẫu đầu: A1=a.C1

Cx = AxC1 / A1

Khi không có mẫu chuẩn: Ta tiến hành tương tự như phương pháp thêm, chỉ khác không cần pha một dãy chuẩn. Nhưng một điều cần chú ý là thêm vào và các giá trị Cx phải nằm trong vùng tuyến tính của phương pháp.

Một phần của tài liệu Phân tích đặc trưng cơ bản của phổ hấp thụ nguyên tử và sử dụng phổ hấp thụ trong phân tích vật chất (Trang 28 - 33)