Sau thời gian thực hiện và áp dụng đề tài “Phân loại và phương pháp giải
nhanh một số dạng bài toán về nhôm và hợp chất của nhôm” tại trường THPT
Nguyễn Hữu Cảnh năm học 2012 – 2013, tôi đã thu được những kết quả như sau:
1. Đề tài này đặc biệt thích hợp với các dạng bài tập trắc nghiệm và phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm trong các kì thi quan trọng hiện nay.
2. Học sinh đã áp dụng thành thạo và vận dụng hiệu quả những phương
pháp giải nhanh để giải một số bài toán hóa học khác liên quan đến
nhôm và hợp chất của nhôm.
3. Hệ thống bài tập áp dụng và bài tập tự luyện giúp các em học sinh hiểu
lý thuyết rõ ràng và tự rèn luyện thêm để khắc sâu kiến thức hơn do đó
nâng cao khả năng tư duy, khả năng giải những bài toán hóa học và tinh thần học tập sôi nổi, hứng thú với môn Hóa học hơn. Đặc biệt, khi triển khai đề tài với các lớp có nhiều học sinh khá giỏi và nhóm học sinh
luyện thi học sinh giỏi, Đại học đã đạt được kết quả cao.
4. Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi ở lớp thử nghiệm đề tài được nâng cao.
Khảo sát qua các bài kiểm tra ở học sinh của lớp có học lực khá 12A9 (gồm
39 học sinh) của trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh có kết qủa như sau:
* Khi chưa áp dụng đề tài trên vào giảng dạy:
Số điểm giỏi Số điểm khá Số điểm trung bình Số điểm yếu
* Khi áp dụng chuyên đề trên vào giảng dạy:
Số điểm giỏi Số điểm khá Số điểm trung bình Số điểm yếu
25 (64,1%) 11 (28,2%) 3 (7,7%) 0 (0%)
Như vậy, đề tài có tính khả thi và có thể áp dụng cho các lớp dạy khác để tăng
khả năng giải nhanh các bài toán Hóa học, đồng thời kích thích tinh thần học tập và sự yêu thích đối với bộ môn Hóa học ở học sinh.