MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ THẦN KINH CẤP CAO

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm thần kinh cấp cao của học sinh trường trung học phổ thông hàn thuyên thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh ( (Trang 75 - 90)

III IV VI II IV VI II IV

3.5. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ THẦN KINH CẤP CAO

Cơ thể con người là một khối thống nhất. Vì vậy giữa năng lực trí tuệ và các chức năng sinh lý có mối liên quan với nhau. Mối liên quan này thể hiện rõ nhất qua các chức năng của hệ thần kinh như chỉ số thông minh, thời gian phản xạ cảm giác - vận động, khả năng chú ý, cảm xúc. Để xác định điều này chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với một số chỉ số sinh học như: thời gian phản xạ thị giác - vận động, thời gian phản xạ thính giác - vận động, độ tập trung chú ý, độ chính xác chú ý và trạng thái cảm xúc. Kết quả được trình bày ở bảng 3.31. Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu mối tương quan giữa phản xạ cảm giác - vận động với độ tập trung chú ý

Bảng 3.31.Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với một số chỉ số sinh học IQ PHẢN XẠ KHẢ NĂNG CHU Ý Mức tri tuệ n THỊ GIÁC THÍNH GIÁC ĐỘ T ẬP TRUNG ĐỘ CHÍNH XÁC CẢM XUC I 0 - - - - 12 124.20 345.35 325.63 44.33 0.98 166.17 II 14 121.77 325.37 303.80 44.86 0.98 167.07 20 119.33 333.47 321.96 46.20 0.98 181.95 18 116.89 278.08 369.17 43.39 0.97 196.39 24 114.46 281.02 350.51 40.17 0.95 181.50 III 24 112.02 286.98 359.62 46.71 0.98 188.83 33 109.59 290.15 354.43 45.76 0.98 192.85 34 107.15 276.42 309.98 42.47 0.96 190.94 36 104.71 337.00 347.36 44.79 0.97 184.61 42 102.28 313.99 326.56 42.69 0.96 179.00 49 99.84 339.59 342.83 43.29 0.97 182.47 23 97.41 331.54 357.67 44.75 0.96 183.30 27 94.97 304.48 343.82 48.00 0.97 199.67 25 92.53 313.66 310.48 44.60 0.97 184.44 IV 24 90.09 304.93 347.51 44.00 0.96 181.61 16 87.66 377.65 347.73 45.06 0.97 185.56 9 85.22 336.16 378.31 46.78 0.98 180.89 14 82.79 349.38 366.05 42.64 0.96 183.09 V 10 80.35 402.94 444.14 41.43 0.97 182.14 10 77.92 376.54 334.20 40.00 0.96 172.20 4 73.04 380.80 513.20 36.00 0.93 156.00 1 71.87 335.38 349.99 43.54 0.97 184.15 VI 10 70.61 428.54 384.51 37.57 0.94 175.43 7 68.17 378.40 432.62 41.50 0.96 172.25 8 65.74 392.43 415.78 39.13 0.94 187.63 4 63.34 479.30 557.50 34.75 0.93 185.50 5 60.86 441.50 478.00 35.50 0.95 205.50 7 58.42 419.80 386.35 37.50 0.95 182.50 1 55.99 274.20 248.40 33.00 0.91 184.00 1 53.56 382.00 427.20 39.00 0.95 201.00 VII 2 48.68 401.20 266.70 41.50 0.96 138.50 Hệ số tương quan - 0.656462 - 0.36478 0.6898 0,6615 0.1065

3.5.1. Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với thời gian phản xạ cảm giác - vận động của học sinh

r = - 0.6564620 0 100 200 300 400 500 600 0 20 40 60 80 100 120 140 IQ Thời gian ms

Hình 3.39. Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và thời gian phản xạ thị giác - vận động

Kết quả nghiên cứu mối liên hệ giữa năng lực trí tuệ với thời gian phản xạ thị giác - vận động (r) cho thấy, hệ số tương quan giữa hai chỉ số này âm tính với r = - 0,656462. Điều này chứng tỏ, giữa năng lực trí tuệ và thời gian phản xạ thị giác - vận động có mối tương quan nghịch. IQ càng cao, thì thời gian phản xạ càng ngắn. Giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan là r = 0,5361 (0,5 < r < 0,8) chứng tỏ, đây là mối quan hệ tuyến tính tương đối chặt. Điều này được thể hiện ở hình 3.39.

Qua biểu đồ hình 3.40 ta thấy, hệ số tương quan giữa IQ và thời gian phản xạ thính giác - vận động r = - 0,36478. Điều này chứng tỏ, đây là mối tương quan nghịch. Học sinh có IQ càng cao, thì thời gian phản xạ càng ngắn. Vì r = 0,36478 ( 0,3 <r < 0,7) nên mối tương quan giữa hai đại lượng này là tuyến tính vừa.

r = - 0.364780 0 100 200 300 400 500 600 0 20 40 60 80 100 120 140 IQ

Hình 3.40 Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và thời gian phản xạ thính giác - vận động

3.5.2. Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và khả năng chú ý của học sinh

Kết quả ở bảng 3.31 và hình 3.41 cho thấy, hệ số tương quan giữa IQ và độ tập trung chú ý có r = 0,6898. Đây là mối tương quan thuận vì r > 0. Điều này có nghĩa là học sinh có IQ càng cao (năng lực trí tuệ cao), thì có độ tập trung chú ý càng lớn. Giá trị tuyệt đối của r nằm trong khoảng 0,5 - 0,8 chứng tỏ, giữa năng lực trí tuệ và độ tập trung chú ý có mối tương quan tương đối chặt chẽ. r = 0.6898 0 10 20 30 40 50 60 0 20 40 60 80 100 120 140 IQ Đ ộ tập t ru ng

r = 0.66150.90 0.90 0.91 0.92 0.93 0.94 0.95 0.96 0.97 0.98 0.99 0 20 40 60 80 100 120 140 IQ Đ ộ ch ính xác

Hình 3.42 Mối tương quan giữa IQ và độ chính xác chú ý

Qua biểu đồ tương quan hình 3.42 cho thấy mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và độ chính xác chú ý được thể hiện qua r = 0,6615. Đây là mối tương quan thuận vì r > 0. Nghĩa là học sinh có năng lực trí tuệ càng cao thì độ chính xác chú ý càng lớn. Và vì 0,5 < r < 0,8 nên hai đại lượng này có quan hệ tuyến tính tương đối chặt. Điều này có nghĩa là học sinh nào có năng lực trí tuệ cao cũng có độ chính xác tốt.

3.5.3. Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và trạng thái cảm xúc của học sinh

r = 0.10650 0 50 100 150 200 250 0 20 40 60 80 100 120 140 IQ Đ iể m cả m xú c

Qua biểu đồ hình 3.43 chúng ta thấy, mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và trạng thái cảm xúc được thể hiện là r = 0,1065. Đây là mối tương quan thuận tuyến tính yếu (0 <r < 0,5). Kết quả cho thấy không phải học sinh nào có IQ cao thì trạng thái cảm xúc cũng tốt.

3.5.4. Mối tương quan giữa thời gian phản xạ cảm giác - vận động và độ tập trung chú ý của học sinh

r = - 0.53750 0 10 20 30 40 50 60 0 100 200 300 400 500 600 Thời gian (ms) Đ ộ t ập trun g

Hình 3.44 Mối tương quan giữa thời gian phản xạ thị giác - vận động với độ tập trung chú ý

Qua tính toán cho thấy, mối tương quan giữa phản xạ thị giác - vận động và độ tập trung chú ý là r = - 0,5375. Đây là mối tương quan nghịch (r < 0), tuyến tính vừa (0.3 <r < 0.7). Điều này có nghĩa là học sinh có độ tập trung chú ý càng cao thì thời gian phản xạ càng ngắn (hình 3.44).

r = - 0.44400 0 10 20 30 40 50 60 0 100 200 300 400 500 600 Thời gian (ms) Đ ộ t ập t ru ng

Hình 3.45 Mối tương quan giữa thời gian phản xạ thính giác - vận động với độ tập trung chú ý

Qua tính toán và hình 3.45 ta thấy, mối tương quan giữa phản xạ thính giác - vận động với độ tập trung chú ý là r = - 0,4440. Đây cũng là mối tương quan nghịch (r < 0), tuyến tính vừa (0.3 <r < 0.7). Điều này cho thấy, không phải lúc nào học sinh có độ tập trung chú ý cao thì thời gian phản xạ cũng ngắn.

CHƯƠNG 4

BÀN LUẬN

4.1. Năng lực trí tuệ

Trí tuệ thuộc lĩnh vực hoạt động thần kinh cấp cao của con người, có liên quan đến cả tinh thần và thể chất. Trong những năm gần đây, có nhiều tác giả đã nghiên cứu trí tuệ bằng test Raven và đã thu được nhiều kết quả có ý nghĩa nhất là đối với học sinh phổ thông [14], [20], [23], [29], [30], [41], [51].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, năng lực trí tuệ của học sinh trường THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh xếp loại trung bình (với IQ trung bình là 10015 điểm). So sánh với năng lực trí tuệ của học sinh ở các thành phố Hà Nội, Thanh Hoá [29], [38], [41], [42], thì năng lực trí tuệ của học sinh THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh có kém hơn. Nhưng so với năng lực trí tuệ của học sinh ở một số vùng nông thôn Hà Tây, Thái Bình [19], [35], thì không chênh lệch đáng kể. Song so sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thuỳ Hoa [15] cùng nghiên cứu trên địa bàn Bắc Ninh, thì lại kém hơn. Sở dĩ có hiện tượng này là do đối tượng nghiên cứu khác nhau. Nguyễn Thuỳ Hoa nghiên cứu trên học sinh chuyên Bắc Ninh. Đây là những học sinh khá giỏi, đã có thành tích cao trong học tập.

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy, học sinh khối lớp toán có năng lực trí tuệ cao hơn khối lớp văn và cao hơn rất nhiều so với khối lớp thường. IQ của lớp toán lớn hơn lớp văn là do test Raven được cấu trúc theo nguyên tắc trực quan logic phù hợp với tư duy khoa học tự nhiên hơn là tư duy cảm xúc của khoa học xã hội. Không vì thế mà coi học sinh lớp toán thông minh hơn học sinh lớp văn. Điều này cho thấy, muốn phát triển năng lực trí tuệ của học sinh một cách tốt nhất phải có phương pháp giáo dục phù hợp cho từng đối tượng. Vì sự phát triển trí tuệ có liên quan tới vốn thông tin thu thập được trong quá trình sống và lưu giữ trong não bộ nên mỗi cá thể tuỳ thuộc vào

môi trường giáo dục và khả năng rèn luyện của bản thân sẽ có sự phát triển trí tuệ khác nhau.

Khi phân tích năng lực trí tuệ của học sinh theo lứa tuổi, kết quả thu được cho thấy, năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo lớp tuổi từ 16 đến 18. Song sự khác nhau về trí tuệ trong độ tuổi 16 và 17 là có ý nghĩa thống kê, còn sự sai khác giữa lớp tuổi 17 và 18 là không có nghĩa thồng kê. Điều này chứng tỏ, ở độ 17 - 18 tuổi khả năng hoạt động trí tuệ của học sinh đã tương đối ổn định. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả Tạ Thuý Lan, Trịnh Thị Anh Hoa, Trần Thị Cúc [34], Trần Thị Loan [41].

Khi so sánh năng lực trí tuệ của học sinh theo lứa tuổi và giới tính chúng tôi thấy, học sinh nam ở lớp tuổi 16 và 18 luôn có IQ thấp hơn học sinh nữ. Tuy nhiên sự chênh lệch này chỉ có ý nghĩa thống kê ở tuổi 16. Trong khi đó ở tuổi 17 học sinh nam có IQ cao hơn hẳn học sinh nữ. Chúng ta biết rằng, tuổi 16, 17 là giai đoạn đang trưởng thành sinh dục. Trong giai đoạn này, mọi ảnh hưởng do phát triển chức năng sinh dục gây ra có thể coi như đáng kể. Bên cạnh đó, sự khác nhau về mặt năng lực trí tuệ theo giới tính trong giai đoạn này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thực tế cho thấy, học sinh nam ở tuổi 16 có thể do thay đổi môi trường học tập, cùng với bạn bè, thầy cô mới làm sao động khả năng tập trung vào việc học tập và rèn luyện nên có IQ thấp hơn nữ. Nhưng đến tuổi 17 sau khi đã ổn định môi trường học tập học sinh nam lại có IQ vượt trội hơn học sinh nữ. Có thể ở độ tuổi này học sinh nữ thường bị các yếu tố xã hội, hoàn cảnh gia đình chi phối nhiều hơn so với học sinh nam. Có lẽ, chính vì vậy mà khả năng tập trung chú ý vào việc học tập và rèn luyện bị hạn chế hơn. Kết quả, năng lực trí tuệ cũng không có khả năng phát triển như học sinh nam.

Khi phân tích mức độ trí tuệ của học sinh ở các lứa tuổi khác nhau, chúng tôi thấy tỉ lệ học sinh có mức trí tuệ trung bình cao nhất. Điều này

hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác [14], [29], [35], [38], [41], [51], [56].

4.2. Khả năng chú ý

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, độ tập trung chú ý của học sinh ở các khối lớp không giống nhau. Học sinh khối lớp văn có độ tập trung chú ý cao nhất (47,069,75), cao hơn đáng kể so với học sinh khối lớp thường (39,846,68) (p < 0,05) và khối lớp toán (47,069,75) (p > 0,05). Học sinh khối lớp văn có độ tập trung chú ý cao hơn không đáng kể so với học sinh khối lớp toán (p > 0,05). So sánh độ tập trung chú ý giữa các lớp tuổi liền kề có thể thấy, độ tập trung chú ý tăng từ tuổi 16 đến tuổi 17 và giảm xuống ở tuổi 18. Sự sai khác về độ tập trung chú ý giữa các lớp tuổi luôn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Chúng ta đều biết, sự tập trung chú ý phụ thuộc vào mức độ phát triển và hoàn thiện của hệ thần kinh thể hiện qua mối tương quan giữa quá trình hưng phấn và ức chế [7], [28]. Có lẽ, trong giai đoạn từ 16 đến 18 tuổi hệ thần kinh đang ở giai đoạn phát triển để hoàn thiện, nên sự thay đổi độ tập trung chú ý là đáng kể.

Ngoài phụ thuộc vào sự phát triển và hoàn chỉnh hoá của hệ thần kinh ra, độ tập trung chú ý còn phụ thuộc vào đặc tính riêng của từng cá thể.Chính vì vậy mà có sự khác nhau về khả năng chú ý của học sinh ở các khối lớp. Cụ thể, học sinh khối lớp văn có IQ thấp nhất nhưng lại có khả năng chú ý cao nhất. Có lẽ do các bạn biết xác định với năng lực của mình cần phải tập trung cao độ hơn mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, khả năng tập trung chú ý của học sinh nữ thường cao hơn của học sinh nam. Điều này có thể do việc làm bài trắc nghiệm Ochan Bourdon đòi hỏi học sinh phải có tính kiên nhẫn cao. Mà học sinh nữ luôn có tính kiên nhẫn cao hơn học sinh nam. Cũng chính vì vậy, độ chính xác chú ý của học sinh nữ cũng cao hơn của học sinh nam.

Một điểm cần quan tâm nữa là độ chính xác chú ý của học sinh khối lớp thường là thấp nhất (0,9510,037), sau đó là học sinh khối lớp toán (0,9720,030) và học sinh khối lớp văn lại có độ chính xác chú ý cao nhất (0,9760,027). Có lẽ do đặc thù phương pháp giáo dục và học tập của học sinh khối lớp toán không hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của bài trắc nghiệm Ochan Bourdon (đơn giản nhưng dài dòng, lặp lại nhiếu lần gây rối mắt). Chính vì vậy, khả năng làm bài test đơn giản của học sinh khối lớp toán không bằng học sinh của các khối lớp văn.

4.3. Trạng thái cảm xúc

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, học sinh khối lớp thường có điểm cảm xúc cao nhất (186,5231,34 điểm), sau đó là học sinh khối lớp

toán (183,1439,41 điểm) và cuối cùng là học sinh khối lớp văn (182,9031,78 điểm). Mức độ sai khác trung bình giữa các khối lớp là 2,4

điểm, nên không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Chúng ta đã biết cảm xúc là một hiện tượng tâm - sinh lý phức tạp. Trong quá trình phát triển cá thể, nội dung biểu hiện cảm xúc của con người tuỳ thuộc vào đời sống cá nhân và xã hội. Trong một thời điểm nhất định, trạng thái cảm xúc phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng thoả mãn nhu cầu của từng cá thể. Điều này có nghĩa là học sinh có tình trạng sức khoẻ, vốn tri thức khác nhau sẽ có các trạng thái cảm xúc không giống nhau. Vì học sinh thuộc các khối lớp khác nhau, có năng lực trí tuệ khác nhau sẽ có các nhu cầu và khả năng thoả mãn nhu cầu khác nhau. Có lẽ, chính vì vậy mà học sinh khối lớp thường do đặc thù của phương pháp học tập và nội dung học tập, cùng với khả năng giao tiếp phong phú nên có trạng thái cảm xúc tốt nhất. Trong khi đó, học sinh khối lớp thường có điểm test trung bình về tính tích cực thấp nhất. Điều này hoàn toàn hợp lí, vì môi trường rèn luyện và học tập của học sinh lớp thường so với học sinh lớp văn và toán là không giống nhau. Kết quả, tính tích cực và chủ động của các em

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm thần kinh cấp cao của học sinh trường trung học phổ thông hàn thuyên thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh ( (Trang 75 - 90)