0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Rủi ro trong quảng cáo ở nước ngoài:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO DOCX (Trang 31 -37 )

Có những rủi ro xuất hiện ngẫu nhiên làm cho doanh nghiệp trở tay không kip .Ví dụ như:Những chiến dịch marketing đình đám của Toyota, Samsung, Yahoo... đã gây hại cho chính họ bởi những quảng cáo ấn tượng bị ĐẶT NHẦM CHỔ

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 32 Toyota chi bộn cho một quảng cáo độc đáo trên website 7online. Tuy nhiên, quảng cáo này lại vô tình xuất hiện ngay trên một tin tai nạn xe hơi.

Quảng cáo của Yahoo với dòng chữ 404 kế bên. Trong khi đó, 404 là một lỗi xuất hiện trên trình duyệt khi trang web không tồn tại hoặc hạn chế truy cập.

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 33 Quảng cáo cà phê Folger được đặt ngay cạnh một bài viết về tác hại (gây đau tim) của cà phê trên Yahoo! News.

Quảng cáo mang thông điệp Sống trẻ cùng Evian - với hình ảnh trẻ em của nước khoáng Evian nổi lên bên cạnh câu chuyện hy hữu và bi thảm về một bà mẹ ăn thịt chính con mình.

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 34 Liền kề với bài viết về khả năng điện thoại nổ (Cell phone blast) có gây chết người là quảng cáo của Samsung về sản phẩm điện thoại mới (Samsung Blast).

Quảng cáo trong nước và nước ngoài

Có một thực tế là trong số hơn 1 tỷ USD doanh thu từ quảng cáo mỗi năm tại Việt

Nam, các công ty trong nước chỉ đóng góp 10-20%. Trên 80% còn lại thuộc về số ít những tập đoàn quảng cáo lớn trên thế giới. “Tại thị trường nội địa, nếu chỉ tính mảng gia công, thực hiện những công đoạn cuối cùng của quá trình quảng cáo thì các doanh nghiệp trong

nước chiếm tới 90%. Nhưng nếu tính những hợp đồng quảng cáo lớn nhất, trọn gói thì các doanh nghiệp nước ngoài chiếm tới 90%”. Nguyên nhân chính, theo ông Âu, là do các tập

đoàn quốc tếchưa tin vào trình độ nghiệp vụ của các công ty quảng cáo Việt Nam, vì vậy họ chỉ thuê các công ty nước ngoài. Rất ít doanh nghiệp Việt Nam nhận được hợp đồng quảng cáo cho những tập đoàn như vậy, và nếu có cũng chỉ là hợp đồng phụ (sub-contract) thầu lại của một đối tác nước ngoài. “Trong khi đó, khách hàng chủ yếu là những doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, họ tin vào chất lượng quảng cáo trong nước nhưng lại

không đủ tiền để trang trải mọi chi phí”.

Xét về mặt kinh phí, các công ty quảng cáo nước ngoài thường đầu tư lớn hơn quảng cáo

trong nước. Nhưng điều đáng nói ởđây là các công ty quảng cáo nước ngoài không đề cao kinh phí của một TVC quảng cáo như ở Việt Nam. Nếu như ở Việt nam, khi một TVC quảng cáo được đề xuất để thực hiện, người ta sẽ quan tâm rằng: “TVC đó hết bao nhiêu tiền???” Trong khi đó, với một nhà làm quảng cáo nước ngoài, điều họ quan tâm là: “hãy cho tôi xem ý tưởng, tôi sẽđề xuất được kinh phí”. Chính vì thế, kinh phí bao nhiêu không phải là vấn đề đối với một nhà quảng cáo nước ngoài, có khi một TVC quảng cáo lên tới

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 35

vái chục ngàn USD cũng được chấp nhận, nhưng ở Việt Nam, với quan niệm như thế, thì kinh phí cao lắm cũng chỉở mức dưới 20 ngàn USD .

Một điểm khác biệt đáng lưu ý nữa trong quảng cáo Việt Nam và các quảng cáo nước ngoài là về mặt ý tưởng. Trong khi hầu hết những nhà quảng cáo nước ngoài ra sức đầu tư

cho một ý tưởng quảng cáo tinh tế và có sức lôi cuốn, thì hầu hết quảng cáo trong nước lại

đánh giá cao về sản phẩm. Chỉ cần trong quảng cáo, hình ảnh của sản phẩm được thể hiện rõ nét, được xuất hiện nhiều lần để khán giả nhớ lâu và tiếp nhận, bất chấp ý tưởng nghèo nàn, kém tinh tế hay quá giản đơn, thô kệch_ đó là điều mà quảng cáo trong nước hướng

đến từtrước đến nay. Nhưng hãy xem một TVC nước ngoài, bạn chỉ có thể dán mắt xem và

tưởng tượng với vô vàn những điều phong phú, điều đó khiến khán giả tiếp nhận với sự

thích thú, suy cho cùng thì đó là một ý tưởng hay, điều mà có thể khiến cho khán giả chú tâm và suy nghĩ về sản phẩm đó. Hình ảnh sản phẩm có khi chỉ đến những giây cuối cùng mới xuất hiện, không quá nhiều hay không quá lộ liễu, tất cả chỉ nhấn mạnh vào ý tưởng.

(Bia Heineken là một trong những thương hiệu sở hữu nhiều clip quảng cáo được đánh

giá cao về tính độc đáo và sự sáng tạo, nổi tiếng với slogan "Chỉ có thể là Heineken". Mỗi quảng cáo cũng thường mang những thông điệp riêng)

Nếu như trước kia, khán giả Việt Nam chưa thích thú gì nhiều với các TVC nước ngoài, thì giờ đây, với xu thế phát triển, người ta càng mong muốn được xem những quảng cáo với những ý tưởng lạ và tinh tế như thế. Điều đó lí giải được tại sao mà ngày nay, quảng cáo Việt Nam lại có sự góp tay của những ý tưởng nước ngoài, chúng ta bỏ những khoản tiền lớn để thuê một công ty quảng cáo nước ngoài quảng bá sản phẩm, hay mua những ý tưởng

độc đáo của họ, để thực hiện một TVC hấp dẫn khán giả. Thế cho nên có thể hiểu Việt Nam mình mặc dù một năm thu lợi từ quảng cáo rất cao, khoảng 1 tỷ USD, thếnhưng 80%

trong số này lại thuộc vềtay nước ngoài , mình chỉ giữ được 20% còn lại mà thôi. Trong

khi đó, cụ thể là Trung quốc , 1 năm thu lợi về 20-25 tỷUSD. Nhưng không hẳn là quảng cáo Việt Nam nghèo về ý tưởng, nhưng vấn đề ở đây là trình độ chuyên nghiệp. Chẳng ai thuê một công ty quảng cáo với cách thức hoạt động thiếu chuyên nghiệp để quảng bá cho sản phẩm của họ cả.

Cũng phải đề cập đến trình độ chuyên nghiệp và vấn đề nhân sự trong quảng cáo trong

nước và nước ngoài. Nói đến chuyên môn quảng cáo thì hiện nay, Việt Nam chưa được đầu

tư đào tạo nhiều như nước ngoài, riêng vềcác trung tâm đào tạo hay các công ty quảng cáo thì tính cho đến nay chỉ gần con số 3000 .( trong khi 50 công ty quảng cáo nước ngoài chiếm 80% thị phần quảng cáo trong nước thì 3000 công ty quảng cáo VN lại tranh nhau 20% chiếc bánh ) Nhưng trong số 3000 công ty đó, chỉ có khoảng 50-100 công ty hoạt

động đúng danh nghĩa là công ty quảng cáo.Hơn nữa, điều đáng lo ngại là trong số đó thì lại chỉ có số ít công ty có khảnăng lập một chiến lược quảng cáo cho khách hàng. Trong

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 36

làm việc nghiêm túc cũng như trình độ chuyên môn cao, đảm bảo quảng cáo trọn gói cũng đã đủ cho thấy Việt Nam phải cố gắng hơn rất nhiều để có thể đuổi kịp quảng cáo nước ngoài. (Việt nam không có làm quảng cáo trọn gói mà làm theo từng khâu, may ra chỉ có

công ty Đất Việt là làm quảng cáo trọn gói)

Những lý do khiến công ty trong nước không thể cạnh tranh với công ty nước ngoài: - Trước tiên là sự hạn chế về trình độ và vốn.

- Tiếp theo, những tập đoàn lớn của nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam thường kéo theo một công ty quảng cáo có quan hệ lâu năm với mình. Điển hình như trường hợp giữa Coca Cola và Mc Cain, Unilever và J.W.Thompson, Honda và Dentsu, Heineken và Bates...

Ông Nguyễn Trần Quang, Giám đốc điều hành Công ty Golden Advertising, nhận xét: "Khoảng cách về trình độ chuyên môn đã khó vượt qua lại còn thêm sự hợp tác, liên kết giữa những tập đoàn sản xuất lớn với các công ty quảng cáo toàn cầu càng khiến cho các công ty Việt Nam chỉ còn biết đứng xa mà nhìn".

Ngoài một số rất nhỏ công ty Việt Nam hoạt động đúng nghĩa là một công ty quảng cáo chuyên nghiệp như Đất Việt, Goldsun, Stormeye, VMC... thì đại đa số còn lại tập trung vào mảng làm công tác quan hệ công chúng (PR), tổ chức sự kiện, quảng cáo trên panô hoặc trên tờ rơi...

Đại diện nhiều công ty quảng cáo nhận định khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, áp lực cạnh tranh vốn đã rất lớn hiện nay sẽ còn tăng cao bởi lẽ sẽ có thêm nhiều công ty quảng cáo nước ngoài khác tham gia thị trường. Vị thế của các công ty quảng cáo trong nước sẽ càng thấp.

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 37

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO DOCX (Trang 31 -37 )

×