Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu Đề tài: Quản lý Nhà nước về thương mại với thị trường vàng Việt Nam (Trang 26 - 34)

Kết quả công tác kiểm tra giám sát thị trường vàng tại một số tỉnh, thành phố thời gian gần đây

- Tại Hà Nội

Kiểm tra 12 cân vàng trang sức mỹ nghệ tại 10 cơ sở thì có tới 11/12 cân không phù hợp (phạm vi đo và cấp chính xác của cân chỉ phù hợp để cân các sản phẩm có khối lượng trên 200g, nhưng không phù hợp để cân các sản phẩm có khối lượng đến 200g đang bày bán tại cửa hàng). Chỉ có duy nhất 1 cân phù hợp quy định, có phạm vi đo và cấp chính xác phù hợp để cân các sản phẩm có khối lượng dưới 200g bày bán tại cửa hàng. Đáng lưu ý, mặc dù, các cân trên đều được kiểm tra định kỳ nhưng không có cơ sở nào lưu giữ hồ sơ tự kiểm tra, các quả cân sử dụng để kiểm tra đều chưa được kiểm định.

Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa đã nêu tên những doanh nghiệp vi phạm điển hình, Cửa hàng vàng bạc Ngọc Lan, 48 Cầu Gỗ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, tại thời điểm kiểm tra cơ sở sử dụng 2 cân điện tử (cân điện tử Vibra ký hiệu DJ – 3000TW và cân điện tử Sinko ký hiệu DJ 600TW) đã hết hạn kiểm định vào tháng 5/2014. Còn tại Công ty TNHH Thương mại vàng bạc đá quý Hoàng Yến, 94 Hàng Bạc, Hà Nội có 2 mẫu không đạt chất lượng: Nhẫn vàng mã sản phẩm 484 công bố hàm lượng vàng 75%, kết quả thử nghiệm tại Phiếu giám định kim loại quý số K 28.01.02 ngày 28/1/2015 chỉ đạt 74,31%; nhẫn vàng mã sản phẩm 7615 công bố hàm lượng vàng 58,5%, kết quả thử nghiệm tại Phiếu giám định kim loại quý số K 28.01.03 ngày 28/1/2015 chỉ đạt 57,12%. Doanh nghiệp tư nhân vàng tây Kim Linh, 54 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội có 1 mẫu không đạt chất lượng: nhẫn đính đá trắng ổ cao (KLVA) công bố hàm lượng vàng 41,6%, kết quả thử nghiệm tại Phiếu giám định kim loại quý số K 29.01.01 ngày 29/1/2015 chỉ đạt 40,71% (số lượng: 3 chiếc, tổng trị giá 9.300.000 đồng); 10 sản phẩm trên nhãn thiếu nội dung bắt buộc tổng trị giá lô hàng 55.000.000 đồng. Công ty TNHH vàng bạc đá quý Tiến Thành (cửa hàng vàng Ngọc Ái)– 159 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội có 4 mặt hàng (số lượng 24 chiếc) không có nhãn hàng hóa, tổng giá trị 56.100.000 đồng. Doanh nghiệp tư nhân tiệm vàng Phi Đoan – 16 Phố Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội có 3 mặt hàng (số lượng 20 chiếc) không có nhãn hàng hóa, tổng giá trị 56.640.000 đồng.

Sau khi kiểm tra phát hiện các sai phạm, Cục Quản lý chất lượng đã xử lý theo thẩm quyền, ra các thông báo tạm dừng lưu thông và chuyển hồ sơ cho Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội để xử phạt vi phạm hành chính về đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ sai phạm.

- Tại Hải Phòng:

Trong số 61 cơ sở kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ được kiểm tra, hầu hết các cơ sở đã xuất trình được giấy phép đăng ký kinh doanh đúng ngành hàng nhưng rất ít cơ sở lưu

giữ được hồ sơ chất lượng của các hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ, việc lưu giữ hồ sơ cũng chưa đầy đủ theo quy định. Về nhãn hàng hóa, đa số các cơ sở ghi nhãn còn thiếu một số nội dung như: ký hiệu của sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ (chủ yếu đối với các sản phẩm vàng rỗng, vàng nhồi), địa chỉ cơ sở sản xuất; một số cơ sở kinh doanh ghi nhãn còn viết tắt tên địa danh Hải Phòng là “HP”.

Về đo lường, một số cơ sở đã trang bị phương tiện đo phù hợp với quy định nhưng lại

chưa thực hiện việc kiểm định. Một số cơ sở đang sử dụng phương tiện đo để xác định khối lượng vàng trong mua bán, trao đổi chưa phù hợp theo quy định.

Qua kiểm tra vàng bày bán tại quầy của 13 cơ sở với 35 sản phẩm, phát hiện 8 sản phẩm không đạt yêu cầu về khối lượng. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu các cơ sở kinh doanh khắc phục sai phạm mới được tiếp tục bán hàng.

Vàng trang sức, mỹ nghệ là loại hàng hóa đặc biệt, nhạy cảm. Công tác quản lý của cơ quan Nhà nước đối với mặt hàng này rất phức tạp và có nhiều khó khăn. Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ ngày 25/5/2012 và Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường đã có hiệu lực từ ngày 01/6/2014, song đến nay, phần lớn các cơ sở kinh doanh còn chưa đáp ứng theo luật định

- Tại Quảng Ninh

Về Đo lường: 100% cân được kiểm tra còn thời hạn kiểm định, có phạm vi đo và cấp chính xác của cân phù hợp theo quy định;

Về Chất lượng: Tại thời điểm kiểm tra cả 06 cơ sở chưa xuất trình được hồ sơ chất lượng và công bố tiêu chuẩn áp dụng của hàng hóa được bày bán tại cửa hàng;

Về Nhãn hàng hóa: Qua tiến hành kiểm tra xác xuất 54 mẫu hàng hóa của 06 cơ sở, hầu hết Nhãn hàng hóa của các mẫu đã có nhứng không ghi đầy đủ các thông tin theo quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng trong kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường.

Cục Quản lý chất lượng chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã có thông báo số 169/TB- QLCL ngày 02/7/2015 về việc tạm dừng lưu thông hàng hóa đối với các mẫu không ghi đầy đủ thông tin trên nhãn hàng hóa trên cho đến khi khắc phục và ghi đầy đủ các thông tin theo quy định.

Trong tháng 8 - 2015, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phối hợp với Chi cục Quản lý Thị trường Quảng Ninh tiếp tục kiểm tra các cơ sở kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn toàn tỉnh để hướng dẫn các cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định về chất lượng và ghi nhãn hàng hóa đối với vàng trang sức, mỹ nghệ; xử lý các vi phạm về đo lường trong kinh doanh vàng nếu có.

- Tại Quảng Ngãi:

Trong số 44 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ được kiểm tra, hầu hết các doanh nghiệp đã xuất trình được giấy phép đăng ký kinh doanh đúng ngành hàng, 90,91% doanh nghiệp đăng ký và được cấp phép hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Kết quả kiểm tra về đo lường, 63,64% doanh nghiệp sử dụng cân trong giao dịch, mua bán vàng đạt yêu cầu theo quy định về độ chia kiểm và phạm vi đo phù hợp với khối lượng vàng cần đo, cũng như cân được kiểm định và còn hiệu lực; 50% doanh nghiệp đã trang bị quả cân, có Giấy chứng nhận kiểm định và còn hiệu lực. Tất cả các doanh nghiệp trang bị quả cân này đều có hồ sơ kiểm tra cân định kỳ và thực hiện quá trình kiểm tra cân hàng tuần. Như vậy, 36,36% doanh nghiệp chưa trang bị cân theo qui định. Sai phạm

này xảy ra hầu hết ở các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhỏ do chưa đủ điều kiện để mua sắm cân phù hợp.

Về hồ sơ tiêu chuẩn, chất lượng, 75% doanh nghiệp lưu giữ hồ sơ chất lượng từ các nhà sản xuất, tuy nhiên, một số doanh nghiệp thực hiện việc lưu giữ vẫn chưa đầy đủ. Trong số các doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, có 62,5% doanh nghiệp thực hiện công bố tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm mình tự sản xuất.

Về ghi nhãn hàng hóa, hầu hết vàng trang sức, mỹ nghệ đều có đóng mã ký hiệu sản phẩm, khối lượng và hàm lượng vàng trên sản phẩm, tuy nhiên tại một số doanh nghiệp cách ghi nhãn không đúng theo quy định; nhãn đính kèm chưa đủ nội dung theo quy định hoặc nhãn chưa được gắn trên tất cả các mặt hàng. Kết quả kiểm tra cho thấy, có 58,96% mẫu thực hiện ghi nhãn đạt yêu cầu theo quy định. Hiện nay, còn số lượng lớn vàng trang sức, mỹ nghệ sản xuất trước thời điểm Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN có hiệu lực nên cách ghi, khắc nhãn trên sản phẩm không đúng theo qui định, nhưng doanh nghiệp vẫn sử dụng mua, bán.

- Tại An Giang:

Từ ngày 08/6 đến ngày 24/6/2015 Đoàn đã tiến hành kiểm tra tại 19 cơ sở sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ ( trong đó có 02 cơ sở đóng cửa) kết quả như sau:

Về nhãn hàng hóa: Đa số các cơ sở đều thực hiện việc ghi thông tin trên nhãn hàng hóa đúng theo quy định của Nghị định 89/2006/NĐ-CP và Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN. Chỉ có 02 cơ sở chưa thực hiện đúng theo quy định về nhãn hàng hóa. Về Chất lượng: Chỉ có 05/17 cơ sở thực hiện công bố và lưu giữ hồ sơ công bố chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ của cơ sở khác sản xuất đang bày bán tại cơ sở.

Về đo lường: Tất cả các cân sử dụng trong kinh doanh vàng đều được kiểm định. Tuy nhiên có 9/17 cơ sở sử dụng cân có phạm vi đo và độ chính xác phù hợp với lượng vàng cần đo, không phù hợp với giá trị độ chia kiểm theo quy định.

Các cơ sở kinh doanh vàng chưa thực hiện định kỳ kiểm tra, lưu giữ hồ sơ tự kiểm tra cân theo quy định. Đoàn đã tiến hành lấy ngẫu nhiên một số loại vàng trang sức, mỹ nghệ đang bày bán tại các cơ sở để kiểm tra về đo lường. Kết quả tất các các hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ đều đạt yêu cầu về khối lượng như đã công bố và sai số cho phép theo quy định.

Đối với các doanh nghiệp vi phạm về đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa, trong biên bản kiểm tra Đoàn đã đề nghị cơ sở phải thực hiện đúng theo quy định hiện hành (Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN và Quyết định 1550/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ).

2.3. Hạn chế

Một là, hoạt động quản lý thị trường vàng của NHNN được thực hiện chưa đồng đều. Điều này được thể hiện thông qua lộ trình đưa ra các biện pháp quản lý và điều hành thị trường vàng của NHNN. NHNN tác động tới chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh vàng là TCTD – chủ thể chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN thông qua yêu cầu chấm dứt một số hoạt động kinh doanh vàng của TCTD, quy định về trạng thái vàng của TCTD thực hiện kinh doanh vàng miếng. Điều tương tự cũng được áp dụng với hàng hóa trên thị trường vàng, bắt đầu từ quản lý chặt chẽ vàng miếng, sau đó mới đến các loại hàng hóa khác. Có thể hiểu, lộ trình quản lý và điều hành của NHNN là việc giải quyết trước tiên những đối tượng đặc thù có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường vàng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, dường như, sự quản lý đặc biệt của NHNN với các TCTD tạo nên sự phân biệt giữa TCTD với các chủ thể kinh doanh vàng khác. Đơn cử ở việc NHNN quy định TCTD thực hiện kinh doanh mua, bán vàng miếng không được giữ trạng thái vàng cuối ngày vượt quá 2% so với vốn tự có và không được duy trì trạng thái vàng âm, trong khi,

cũng là doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng, lại không phải đảm bảo yêu cầu này.

Hai là, NHNN thực hiện chính sách chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng trong hoạt động của các TCTD, chuyển toàn bộ dạng quan hệ này sang quan hệ mua – bán vàng. Chưa kể, thời gian qua NHNN thực hiện cung cho nền kinh tế một lượng lớn vàng thông qua đấu thầu. Liên quan đến vấn đề này, theo ước tính của Công ty cổ phần Sài Gòn Kim Hoàng ACB – SJC, người dân Việt Nam đang tích trữ khoảng 500 tấn vàng, theo ước tính của Hiệp hội Kinh doanh vàng, lượng vàng trong dân hiện vào khoảng 300 – 400 tấn, tương đương hơn 20 tỷ USD, còn Hội đồng Vàng thế giới cho rằng số vàng ròng cất trữ trong dân ở Việt Nam lên đến 1.000 tấn (tương đương 45 tỷ USD và bằng ½ GDP). Những con số này có thể chưa được thống nhất, tuy nhiên, nhìn vào đó, ta có thể thấy lượng vàng đang được tích trữ trong tay người dân Việt Nam tương đối lớn. Đồng thời, nếu việc chấm dứt huy động vốn bằng vàng của các TCTD như hiện nay, sẽ khiến cho lượng vàng này nằm yên trong túi của người dân, trong khi, nếu lượng vàng này được tham gia vào nền kinh tế, sẽ đáp ứng một nguồn lực lớn phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.

Ba là, hoạt động quản lý thị trường vàng của NHNN còn chậm đổi mới, không theo kịp sự phát triển của thị trường, chính sách quản lý đối với một số mảng kinh doanh vàng còn bỏ ngỏ, đặc biệt là hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản. Có những hoạt động kinh doanh vàng phát sinh, nhưng vì chưa có được sự điều chỉnh của pháp luật hợp lý, nên Nhà nước lựa chọn việc cấm những hoạt động ấy diễn ra, thay vì lựa chọn phát triển và định hướng nó theo hướng tạo đà phát triển kinh tế, khai thác mặt tích cực của nó. Việc cấm kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài, việc đóng cửa các sàn giao dịch vàng là những ví dụ điển hình. Từ việc pháp luật giới hạn mạng lưới kinh doanh của TCTD, doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng, khiến cho tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế khó khăn hơn nhiều trong việc giao dịch vàng miếng so với trước kia; đến việc những sàn vàng bất hợp pháp vẫn duy trì sau nhiều quy định cấm hoạt động của pháp luật là những thực trạng phản ánh chính sách quản lý thị trường vàng của NHNN ở thời điểm này. Có

thể các biện pháp chế tài vẫn tồn tại áp dụng với những hành vi vi phạm nói trên, nhưng khi mức chế tài còn chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe so với lợi nhuận có thể mang lại, thì những hành vi vi phạm pháp luật vẫn luôn tồn tại.

Tài liệu tham khảo

1Trường Đại học Thương Mại, Giáo trình Quản lý Nhà nước về Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê (2015).

2Vụ Quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Báo cáo công tác 06 tháng đầu năm 2010 về công tác quản lý vàng.

3Nguyễn Bảo Ngọc (2010), Hoạt động quản lý và kinh doanh vàng ở nước ta hiện nay- Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ.

Một phần của tài liệu Đề tài: Quản lý Nhà nước về thương mại với thị trường vàng Việt Nam (Trang 26 - 34)