Nghĩa và ứng dụng của đề tài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuổi xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng và ứng dụng khảo sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8 18 tuổi (Trang 117 - 148)

Về mặt lý luận, đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá sự tăng trưởng hệ thống sọ mặt trong giai đoạn có sự tăng tốc tăng trưởng của toàn cơ thể hay giai đoạn tăng trưởng dậy thì. Nghiên cứu đã theo dõi sự tăng trưởng sọ mặt theo tuổi xương đốt sống cổ thay vì tuổi năm sinh thông thường và thiết lập một công thức xác định tuổi xương đốt sống cổ cho nhóm trẻ Việt cũng như cho thấy sự tăng trưởng sọ mặt theo tuổi xương trong giai đoạn 8-18 tuổi, có thể ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị CHRM.

Kết quả của nghiên cứu góp phần cùng các công trình nghiên cứu khác của chương trình “Theo dõi và chăm sóc răng miệng đặc biệt trong 15 năm, từ năm 1996 đến năm 2010” hình thành một tổng thể nghiên cứu về hình thái học phát triển, đây cũng là xu hướng nghiên cứu hình thái học hiện đại vì giá trị ứng dụng thực tế và gắn liền giữa sự thay đổi hình thái và thay đổi về chức năng.

Về mặt thực tiễn, kết quả của nghiên cứu có thể giúp xác định giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng CHRM mà không cần phải chụp thêm phim X quang bàn-cổ tay. Giảm thiểu nhiễm tia X cho bệnh nhân và giảm chi phí do chụp thêm phim. Dựa vào công thức đã xác lập, có thể dễ dàng xác định tuổi xương của từng bệnh nhân CHRM một cách khách quan, đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Nghiên cứu làm rõ xu hướng tăng trưởng chung của hệ thống sọ mặt trong giai đoạn 8-18 tuổi và tính biến thiên về tăng trưởng giữa các cá thể. Qua đó gợi ý cho bác sĩ điều trị thời điểm điều trị thích hợp cho các bất hài hòa xương hàm trên từng bệnh nhân cụ thể.

4.5. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

Bên cạnh những ưu điểm và giá trị to lớn của một nghiên cứu dọc, nghiên cứu này còn có những hạn chế nhất định về phạm vi thông tin của các cá thể trong mẫu. Một số đặc điểm không thể khai thác lại nên việc phân tích các đặc điểm nghiên cứu có mặt chưa toàn diện.

Mẫu theo dõi dọc có số lượng chênh lệch giữa hai giới ở giai đoạn tuổi xương TXĐSC I. Nghiên cứu này khảo sát sự tăng trưởng của từng vùng riêng lẻ

của hệ thống sọ mặt, không đánh giá sự tương tác lẫn nhau giữa các thành phần sọ mặt. Sự tăng trưởng sau giai đoạn tuổi xương TXĐSC V chưa được phân tích kỹ và sâu. Đây là những phần khá quan trọng trong nghiên cứu về tăng trưởng cũng như ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị CHRM và cần được phân tích sâu hơn trong những nghiên cứu tiếp theo.

KẾT LUẬN

Công trình “Nghiên cứu tuổi xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng và ứng dụng khảo sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi” cho phép rút ra những kết luận sau:

1. Công thức tính tuổi xương đốt sống cổ (TXĐSC):

TXĐSC= 1,92+ 0,04 * α2 + 0,03 * α4 –1,12*AB3/CB3 + 3,17 * h4/w4

Giai đoạn TXĐSC I : TXĐSC < 2,55; Giai đoạn TXĐSC II : 2,55 ≤ TXĐSC < 3,33; Giai đoạn TXĐSC III : 3,33 ≤ TXĐSC < 4,36; Giai đoạn TXĐSC IV : 4,36 ≤ TXĐSC < 5,39; Giai đoạn TXĐSC V : TXĐSC ≥ 5,39

Trong đó: α2: Góc lõm trước bờ dưới thân đốt sống cổ C2 α4: Góc lõm trước bờ dưới thân đốt sống cổ C4

AB3/BC3: Tỉ lệ chiều dài bờ dưới và bờ trước của thân đốt sống cổ C3

h4/w4: Tỉ lệ chiều cao và chiều rộng thân đốt sống cổ C4.

2. Kích thước xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi:

Các kích thước xương hệ thống sọ mặt đều tăng trong giai đoạn từ 8-18 tuổi theo tuổi xương đốt sống cổ và tuổi năm sinh. Các kích thước thu thập theo tuổi xương có tính đồng nhất cao hơn theo tuổi năm sinh. Các kích thước của nam luôn lớn hơn của nữ có ý nghĩa thống kê (p<0,01 hoặc p<0,001) ở hầu hết các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ.

3. Tốc độ tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi:

Trong khi tốc độ tăng trưởng theo tuổi năm sinh rất thay đổi, tốc độ tăng trưởng theo tuổi xương đốt sống cổ thường thể hiện theo quy luật: tăng tốc - đạt đỉnh tăng trưởng - giảm tốc.

Đỉnh tăng trưởng các kích thước hệ thống sọ mặt thường ở giai đoạn TXĐSC I-II; TXĐSC III (đối với kích thước tầng mặt của nam). Xương hàm dưới tăng trưởng nhiều nhất và nhiều hơn xương hàm trên; ít nhất là nền sọ trước; tầng mặt sau tăng trưởng nhiều hơn tầng mặt trước.

Nữ đạt đỉnh tăng trưởng sớm hơn nam theo tuổi năm sinh (2-3 năm) và tuổi xương đốt sống cổ (một giai đoạn tuổi xương).

KIẾN NGHỊ Kiến nghị và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo:

1/ Phương pháp xác định tuổi xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng trong Chỉnh hình răng mặt là một phương pháp đã được thực hiện và khẳng định kết quả trên thế giới. Công trình nghiên cứu đã khẳng định giá trị của tuổi xương đốt sống cổ đối với nghiên cứu tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt: nghiên cứu tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn dậy thì cần căn cứ trên tuổi xương chứ không phải theo tuổi năm sinh.

Trong thực hành lâm sàng CHRM, có thể ứng dụng công thức xác định tuổi xương đốt sống cổ của nghiên cứu để xác định các giai đoạn tăng trưởng xương hàm. Tuy nhiên để có thể áp dụng công thức dễ dàng, cần thiết lập phần mềm để việc đo đạc giá trị tuổi xương mang giá trị thực tiễn hơn. 2/ Kết quả nghiên cứu về công thức xác định tuổi xương đốt sống cổ và sự tăng trưởng các thành phần hệ thống sọ mặt trong giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi xương đốt sống cổ giúp xác định thời điểm thích hợp cho các điều trị cần can thiệp vào quá trình tăng trưởng xương hàm (nhằm kích thích hoặc kìm hãm sự tăng trưởng). Vì đỉnh tăng trưởng xương hàm trên và dưới thường ở giai đoạn TXĐSC I-II, điều trị can thiệp CHRM nên tác động vào trước hoặc trong giai đoạn này để đạt được hiệu quả cho bệnh nhân về mặt chức năng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, những điều trị CHRM cần tác động lên tăng trưởng xương hàm chủ yếu ở bệnh nhân hạng II và hạng III, vì vậy cần nghiên cứu đỉnh tăng trưởng của xương hàm trên và xương hàm dưới ở bệnh nhân hạng II và hạng III, trong giai đoạn TXĐSC nào để công thức tuổi xương đốt sống cổ có ý nghĩa áp dụng thực tế hơn?

3/ Việc tăng trưởng trễ của xương hàm dưới là vấn đề mà các bác sĩ CHRM rất quan tâm nhất là đối với các sai hình xương hạng III. Sự tăng trưởng xương hàm gần như hoàn tất ở giai đoạn Ru (theo phương pháp xác định tuổi xương bàn-cổ tay) hoặc giai đoạn TXĐSC V (theo phương pháp xác định

tuổi xương đốt sống cổ). Như vậy ở giai đoạn tuổi xương TXĐSC V (TXĐSC > 5,39) có còn sự tăng trưởng xương hàm dưới? Vấn đề tăng trưởng trễ của xương hàm dưới là vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn để có thể ứng dụng trong thực hành lâm sàng CHRM

CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ:

1. (2013), “Xác định giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ bằng phương pháp định lượng: nghiên cứu trên phim sọ nghiêng độ tuổi 7-18”, Tạp chí Y học, Phụ bảntập 17(2), tr.223-228.

2. (2013), “Sự thay đổi kích thước chiều cao tầng mặt theo tuổi xương đốt sống cổ: nghiên cứu dọc trên phim sọ nghiêng giai đoạn 8-18 tuổi”, Tạp chí Y học,

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

3. Bộ môn Chỉnh hình răng mặt (2004), Kiến thức cơ bản và điều trị dự phòng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NXB Y học- chi nhánh tp Hồ Chí Minh.

4. Bộ môn Giải phẫu học (2006), Bài giảng Giải phẫu học, NXB Y học, Chương 1.

5. Phạm Đăng Diệu (2001), Giải phẫu đầu-mặt-cổ, NXB Y học, Chương 1. 6. Nguyễn Trí Dũng (2001), Phôi thai người, NXB ĐH Quốc gia tp HCM,

Chương 8, 12.

7. Nguyễn Trí Dũng (2009), Mô học Đại cương, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Chương 5.

8. Phạm Thị Minh Đức (2007), Sinh lý học, NXB Y học, Bài 13.

9. Ngô Trí Hùng (2006), Bài giảng Giải phẫu học, NXB Y học, Chương 4. 10.Đỗ Kính (1999), Phôi thai học người, NXB Y học, Chương 3.

11.Ngô Thị Quỳnh Lan (2000), Sự phát triển của phức hợp đầu-mặt-cung răng ở trẻ từ 3đến 5,5 tuổi theo phương pháp nghiên cứu dọc, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM.

12.Lê Đức Lánh (2002), Đặc điểm hình thái đầu mặt và cung răng ở trẻ em từ 12 đến 15 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM.

13.Phạm Đình Lựu (2009), Sinh lý học Y khoa, NXB Y học, Chương 8.

14.Nguyễn Thị Bích Lý (2011), Xác định tuổi sinh học của người Việt qua nghiên cứu sự hình thành mô cứng của bộ răng vĩnh viễn trong giai đoạn từ 7-24 tuổi, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM.

15.Netter FH (1996), Atlas giải phẫu người, NXB Y học, 12-16, tr.452-466. 16.Lê Võ Yến Nhi (2009), “Sự tăng trưởng sọ mặt ở trẻ em Việt Nam từ 10 đến

17.Nguyễn Hải Ninh (2011), Nghiên cứu trên phim toàn cảnh và sọ nghiêng mối liên quan giữa tuổi răng và tuổi xương đốt sống cổ- lứa tuổi từ 6-17 tuổi, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TPHCM.

18.Trần Thúy Nga (1999), “Sự tăng trưởng của nền sọ ở trẻ em từ 3 đến 5 tuổi theo phương pháp nghiên cứu dọc trên phim sọ nghiêng ”, Hình thái học, 9 (2), tr.59-63.

19.Nguyễn Thị Kiều Oanh (2008), Tuổi dậy thì và các yếu tố liên quan ở học sinh nữ 8-11 tuổi tại nội thành tp HCM, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TPHCM.

20.Nguyễn Tuyết Oanh (2011), Sự tăng trưởng của xương hàm dưới- nghiên cứu trên phim X quang sọ nghiêng ở trẻ em từ 4-12 tuổi, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TPHCM.

21.Phan Chiến Thắng (2005), Mô học, NXB Y học, Chương 7, 8.

22.Đống Khắc Thẩm (2009), “Tương quan giữa chiều dài nền sọ trước với xương hàm trên, xương hàm dưới và chiều cao tầng mặt: Nghiên cứu dọc trên phim đo sọ ở trẻ từ 3-13 tuổi”, Tạp chí Y học tpHCM, 13(2), tr.10-15. 23.Trương Hoàng Lệ Thủy (2011), Đặc điểm hình thái đầu mặt ở trẻ em từ 6

đến 15 tuổi, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM.

24.Hồ Thị Thùy Trang (2013), “Xác định giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ bằng phương pháp định lượng: nghiên cứu trên phim sọ nghiêng độ tuổi 7-18”, Tạp chí Y học tpHCM, 17(2), tr.223-228.

25.Phan Thị Thanh Yên (1999), Nghiên cứu dọc hệ thống răng-mặt theo phân tích Downs ở trẻ em từ 3 đến 5 tuổi, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM.

Tiếng Anh

26.Alkhal HA ( 2008), “Correlation between chronological age, cervical verterbral maturation and Fishman’s skeletal maturity indicators in Southern Chinese”, The Angle Orthodontist, 78(4), pp.591-696.

27.Arat M (2001), “Craniofacial growth and skeletal maturation: A mixed longitudinal study”, European Journal of Orthodontics, 23, pp.355-61.

28.Arya BS (1973), “Genetic variability of craniofacial dimensions”, The Angle Orthodontist, 43(2), pp.207-215.

29.Ashizaka K (2005), “RUS skeletal maturity of children in Beijing”, Annual of Human Biology, 32(3), pp.316-325.

30.Axelsson S (2003), “A longitudinal cephalometric standards for neurocranium in Norwegians from 6 to 21 years of age”, European Journal of Orthodontics, 25, pp.185-98.

31.Baccetti T (2002), “An improved version of the Cervical verterbral maturation (CVM) method for the assessment of mandibular growth”, The Angle Orthodontist, 72( 4), pp.316-23

32.Baccetti T (2005), “The Cervical Verterbral Maturation (CVM) method for the assessment of optimal treatment timing in dentofacial orthopedics”,

Seminar in Orthodontics, 11, pp.119-129. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

33.Bambha JK, Van Natta MA (1963), “Longitudinal study of facial growth in relation to skeletal maturation during adolescence”, Am J Orthod, 39, pp.481-493.

34.Baydas B (2004),“An investigation of cervicovertebral morphology in different sagittal growth patterns”. European Journal of Orthodontics, 26(1), pp.43-49.

35.Bergersen EO (1966), “The directions of facial growth from infancy to adulthood”. The Angle Orthodontist, 36(1), pp.18-43.

36.Bergersen EO (1972), “The male adolescent facial growth spurt: its prediction and relation to skeletal maturation”, The Angle Orthodontist, 42(4), 319-37.

37.Bergersen EO (1988), “A longitudinal study of anterior vertical overbite from 8 to 20 years old”, The Angle Orthodontist, July,pp. 237-56.

38.Bhat M (1985), “Facial variations related to headform type”, The Angle Orthodontist, 55(4), pp.269-280.

39.Bishara SE (1985), “Longitudinal changes in three normal facial types”,

American Journal of Orthodontics 88 (6), pp.466-502.

40.Bishara SE (1997), “Longitudinal cephalometric standards from 5 years of age to adulthood”. AJO-DO on CD-ROM, vol 1981, Jan, pp.35-44.

41.Bishara SE (2001),” Texbook of Orthodontics”. W.B.Saunders Company, Chapter 1, 3, 4, 7, 11.

42.Braga J (2009), “Estimation of pediatric skeletal age using geometric morphometrics and three dimensional cranial size changes” Int J Legal Med, 121, pp.439-443.

43.Brodie AG (1946), “Facial patterns”, The Angle Orthodontist, 16(3-4), 75- 87.

44.Brodie AG (1971), “Emerging concepts of Facial growth”, The Angle Orthodontist, 41(2), pp.103-118.

45.Buschang PH (1998), “Childhood and adolescent changes of skeletal relationships”. The Angle Orthodontist, 63(3), pp.199-208.

46.Buschang PH (2002), “Mandibular skeletal growth and modeling between 10 and 15 years of age”. European Journal of Orthodontics, vol 24, pp.69-79. 47.Cameriere R, Ferrante L (2006), “Carpals and epiphyses of radius and ulna

as age indicators”. Int J Legal Med, 120, pp.143-146.

48.Chance C.A 2006), “Dependence of craniofacial growth on stages of cervical verterbral maturation and stages of mandibular canine

mineralization”. A thesis presented for the Graduate Studies Council- The University of Tenessee Health Science Center.

49.Chatzigianni A (2009), “Geometric morphometric evaluation of cervical verterbrae shape and its relationship to skeletal maturation”. Am J Orthod Dentofacial Orthop, 136(4), pp.481-9.

50.Chen F (2004), “A New method of predicting mandibular length increment on the basis of cervical verterbrae”. The Angle Orthodontist, 74( 5), pp.630- 34.

51.Chen L (2008), “Quantitative cervical verterbral maturation assessment in adolescents with normal occlusion: a mixed longitudinal study”. Am J Orthod Dentofacial Orthop, 134 720.e1- 720. e7.

52.Chen L (2010), “Quantitative skeletal cvaluation based on cervical verterbral maturation: a longitudinal study of adolescents with normal occlusion”, Int. J. Oral Maxillofac. Surg, 39, pp.653-659.

53.Chvatal BA (2005), “Development and testing of multilevel models for longitudinal craniofacial growth prediction”. Am J Orthod Dentofacial Orthop, 128, pp. 45-56.

54.Coben SE (1955), “The integration of facial skeletal variants”, The Angle Orthodontist, 41(6), pp.407-434.

55.Coben SE (1961), “Growth concept”, The Angle Orthodontist, 31 (3), pp.194-200.

56.Connor JE (2008), “A method to establish the relationship between chronological age and stage of union from radiographic assessment of epiphyseal fusion at the knee: an Irish population study”. J. Anat. 2 12, pp.198-209.

57.Deicke M, Pancherz H (2005), “Is Radius- Union an Indicator for Complete Facial Growth?” The Angle Orthodontist, 75, pp.295-299.

58.Dermaut LR (1978), “Changes in anterior facial height in girls during puberty”. The Angle Orthodontist, 48(2), pp.163-71.

59.Dudas M (1973), “The hereditary components of mandibular growth, a longitudinal twin study”. The Angle Orthodontist, 43(3), pp.314-323.

60.English JD (2009), “Orthodontic review”. Mosby, Chapter1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

61.Enlow D.H. (1996), “Essentials of facial growth”. W.B.Saunders Company. 62.Falkner F, Tanner JM (1978), “Human growth”. New York, NY. Plenum

Press, Chapter 1-3.

63.Faltin K, Faltin RM, Baccetti T (2003), “Long-term effectiveness and treatment timing for Bionator therapy”. The Angle Orthodontist, 73, pp.221- 230.

64.Fishman LS (1979), “Chronological versus skeletal age, an evaluation of craniofacial growth”, The Angle Orthodontist, 49, pp.181-189.

65.Fishman LS (1982), “Radiographic Evaluation of Skeletal Maturation- A clinically Oriented Method Based on Hand-Wrist Film”, The Angle Orthodontist, 52(2), pp.88-112.

66.Fishman LS (1987), “Maturation patterns and prediction during adolescence”. The Angle Orthodontist, July, pp.178-93.

67.Flores- mir C (2004), “Use of Skeletal Maturation Based on Hand-Wrist Radiographic Analysis as a Predictor of Facial Growth: A Systematic Review”, The Angle Orthodontist, 74 (1), pp-180- 124.

68.Flores-mir C, Mauricio F.R. (2005), “Association between growth stunning with dental development and skeletal maturation stage”, The Angle

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuổi xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng và ứng dụng khảo sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8 18 tuổi (Trang 117 - 148)