D. Bồi dưỡng trên chuẩn □
10. Theo Thầy/cô những bất cập hiện nay trong quản lý hoạt động bồi dưỡng
Xây dựng kế hoạch phối hợp với gia đình (học sinh) và xã hội trong công tác giáo dục học sinh CBQL 64.8 24.1 11.1 3.54 22 GV 59.4 29.3 11.3 3.48 25 11 Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL, hướng nghiệp. (Vai trò, Nội dung, phương pháp……) CBQL 64.8 29.6 5.6 3.59 16 GV 80.1 15.8 4.1 3.76 9 12 Kỹ năng hướng dẫn, tổ chức các hoạt động tập thể của HS CBQL 55.6 37.0 7.4 3.48 25 GV 68.8 31.2 3.69 11 13
Kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh CBQL 81.5 18.5 3.81 4 GV 79.3 19.2 1.5 3.78 8 14 Phương pháp nghiên cứu khoa học ứng dụng trong trường THPT CBQL 59.3 27.8 13.0 3.46 27 GV 43.6 23.7 32.7 3.11 28
Qua kết quả bảng 2.12, phần lớn đều cho rằng đã nhận thức đúng nội dung đều rất cần thiết và cần thiết phải bồi dưỡng cho giáo viên; đây cũng là tín hiệu tốt cho CBQL và GV trong nhà trường. Cụ thể như sau:
+ Nội dung 4: “Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh” xếp hạng 1; nội dung này đa số các trường rất đồng tình và chú trọng quan tâm vì nó ảnh hưởng
đến chất lượng giáo dục hai mặt. Nội dung 2: “Đảm bảo cập nhật kiến thức môn học hiện đại, thực tiễn trong chương trình, sách giáo khoa” xếp hạng 2. Đây cũng là một trong những nội dung rất cần thiết cho GV trực tiếp giảng dạy phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới trong chương trình môn học thì mới truyền đạt tri thức tốt cho học sinh. Tuy nhiên nội dung này GV đánh giá chưa cao còn 7.9% đánh giá không cần thiết xếp hạng 21.
+ Nội dung 9 và 13 hướng về công tác chủ nhiệm, giáo dục học sinh xếp hạng 3,4, còn 1.5% GV đánh giá không cần thiết, số lượng này cũng không đáng kể.
Trên thực tế cho thấy năng lực công tác của GV chỉ có thể có được trên cơ sở quá trình rèn luyện, học tập và rút kinh nghiệm không ngừng của bản thân và đồng nghiệp. Vì thế ngoài việc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, GV cũng cần có năng lực về giáo dục, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, trong nội dung này Hiệu trưởng cần tạo điều kiện cho GV bằng cách tin tưởng để họ mạnh dạn thể hiện, trong quá trình thực hiện Hiệu trưởng theo dõi động viên, giúp đỡ nhận xét, rút kinh nghiệm và đóng góp ý kiến cho họ.
+ Nội dung 14: “Phương pháp nghiên cứu khoa học ứng dụng trong trường THPT” cả CBQL và GV được đánh giá thấp còn 13.0% CBQL và 32.7% GV đánh giá ít cần thiết. Xếp hạng 27 (CBQL) và 28 (GV). Cho nên CBQL trong nhà trường cần có hình thức đặc biệt để khuyến khích, động viên , tạo mọi điều kiện cho GV tham gia, tác động vào nhận thức cho GV hiểu việc viết SKKN và tham gia nghiên cứu khoa học sẽ có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ dạy học được tốt hơn, trình độ hiểu biết về chuyên môn cũng được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý cũng như chất lượng giảng dạy của mỗi giáo viên.
Các nội còn lại cũng được đánh giá mức tương đối khá, đa số CBQL và GV đều đánh giá từ ít cần thiết đến rất cần thiết. Không có ý kiến đánh giá không cần thiết (trừ nội dung 2), điều này chứng tỏ rằng CBQL và GV đã nhận thức khá sâu và có quan tâm đến các nội dung bồi dưỡng trong nhà trường.
2.2.2. Thực trạng về hình thức bồi dưỡng
Trong thời gian qua, các trường THPT cũng đã tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng theo hướng dẫn chỉ đạo của Bộ và Sở GD & ĐT . Tuy nhiên, qua quan sát cũng như tham khảo ý kiến của CBQL và GV thì còn một số hình thức chưa phù hợp, đánh giá thấp. Kết quả được phản ánh qua bảng 2.13:
Bảng 2.13. Đánh giá mức độ thực hiện hình thức bồi dưỡng
TT Hình thức bồi dưỡng Đối tượng Mức độ (%) ĐTB Xếp Hạng Tốt Khá Đạt yêu cầu Không ý kiến 1
Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Bộ GD & ĐT và Sở GD & ĐT An giang. CBQL 74.1 18.5 7.4 3.67 1 GV 58.3 21.4 20.3 3.38 3 2
Bồi dưỡng thường xuyên do trường tự tổ chức (các hoạt động bồi dưỡng) CBQL 61.1 29.6 9.3 3.52 2 GV 55.6 16.5 27.1 0.8 3.27 4 3
Bồi dưỡng thường xuyên bằng tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể (liên trường)
CBQL 33.3 16.7 50.0 2.83 5 GV
32.3 15.8 51.9 2.8 6
4 Bồi dưỡng trên chuẩn CBQL 31.5 25.9 22.2 20.4 2.69 7 GV 24.1 30.1 33.4 12.4 2.66 8
Qua bảng 2.13 cho thấy, đa số CBQL có ý kiến khá tốt nhiều nhất là nội dung 1: “Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của Sở giáo dục & đào tạo” xếp hạng 1 (CBQL) và hạng 3 (GV); Bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở GD & ĐT được đánh giá khá tốt chiếm 92.6%; chỉ có 7.4% đạt yêu cầu, điều này chứng tỏ đa số CBQL nhận thức việc bồi dưỡng tập trung theo lịch của Sở thì GV sẽ có ý thức học nghiêm túc
hơn; chấp hành nghiêm túc các quy định của ngành và của lớp học, ít có trường hợp bỏ nửa chừng;,tiếp theo là nội dung 2: “Bồi dưỡng thường xuyên do trường tự tổ chức” xếp hạng 2 và hạng 4 vì đa số CBQL và GV cho rằng bồi dưỡng thường xuyên do trường tổ chức, tại trường mình sẽ thành công hơn khi đi bồi dưỡng tại nơi khác; qua tham khảo 5 ý kiến của lãnh đạo phòng trung học, có 4 ý kiến đều cho rằng hiện nay việc tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên phù hợp với trường THPT là hình thức bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở và bồi dưỡng thường xuyên tại trường, có 1 ý kiến lựa chọn bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của Sở GD & ĐT; và có 3 ý kiến ưu tiên bồi dưỡng thường xuyên tại trường sẽ có hiệu quả hơn khi đi tham dự ở nơi khác. Ngược lại nội dung 3 hình thức bồi dưỡng bằng tự học của giáo viên kết hợp các sinh hoạt tập thể được CBQL và GV đánh giá thấp chỉ có 50.0% khá tốt và 50% đánh giá đạt yêu cầu (CBQL) và 51.9% (GV) cũng đánh giá đạt yêu cầu, xếp hạng 5 và 6, điều này chứng tỏ rằng việc tự bồi dưỡng của GV ở các trường THPT còn nhiều hạn chế, chưa làm nổi lên được không khí thi đua dạy và học trong nhà trường. Vì hầu hết các trường chưa thật sự quan tâm, do không bị ràng buộc, chưa có sự chỉ đạo chặt chẽ và thống nhất của ngành, của nhà đơn vị. Bên cạnh đó, một bộ phận giáo viên tự bằng lòng với công việc của mình, một số GV bận lo kinh tế gia đình, con nhỏ không có thời gian bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng, một số GV xác định được việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng GV là rất cần thiết nhưng cũng không biết bắt đầu như thế nào?
Nội dung 4: “Bồi dưỡng trên chuẩn” được đánh giá thấp chỉ chiếm 31.5% mức độ tốt (CBQL) và 24.1% (GV), đặc biệt có 20.4% (CBQL) và 12.4% (GV) không ý kiến, xếp hạng 7 và 8. Điều này chứng tỏ rằng việc bồi dưỡng học trên chuẩn của GV còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau; nguyên nhân chính là do cơ chế, chính sách và điều kiện tiêu chuẩn...của Ủy Ban nhân dân Tỉnh và Sở GD& ĐT An giang để được đi học trên chuẩn còn quá eo hẹp, chưa có chế độ đãi ngộ và trọng dụng nhân tài, nhiều CBQL và GV muốn đi học nhưng do điều kiện phải có kinh nghiệm ít nhất 5 năm trở lên, phải nằm trong diện quy hoạch, các mặt khác đều phải đạt tốt hay xuất sắc...điều này cũng là lý do hạn chế tại số
lượng CB, GV còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu chung. Vì vậy, các nhà lãnh đạo các cấp phải thật sự quan tâm và có biện pháp hữu hiệu hơn đối với nội dung này.
2.2.3. Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng
Trong quá trình tổ chức và quản lý các hoạt động bồi dưỡng, các trường cũng cần lưu ý nhiều đến phương pháp bồi dưỡng và sử dụng nhiều phương pháp bồi dưỡng khác nhau, nó cũng là một khâu quan trọng tác động đến hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng giáo viên.
Qua khảo sát việc thực hiện các phương pháp bồi dưỡng CBQL và GV đã đánh giá về hiệu quả của phương pháp bồi dưỡng được phản ánh qua bảng 2.14.
Bảng 2.14. Đánh giá hiệu quả các phương pháp bồi dưỡng
TT Phương pháp bồi dưỡng Đối tượng Hiệu quả (%) ĐTB Xếp Hạng Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu 1 Thuyết trình của báo cáo viên
CBQL 68.5 27.8 3.7 0 3.65 5 GV 65.4 26.3 7.9 0.4 3.57 7 2 Thuyết trình kết hợp luyện tập và thực hành CBQL 74.1 24.1 1.9 0 3.72 4 GV 70.7 14.7 14.3 0.4 3.84 1 3
Nêu vấn đề, câu hỏi tổ chức thảo luận nhóm CBQL 61.1 20.4 18.5 0 3.43 8 GV 68.4 24.4 7.1 0 3.61 6 4 Các nhân tự nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo
CBQL 31.5 31.5 37.0 0 2.94 11 GV 33.1 35.7 31.2 0 3.02 10 5 Tổ chức các buổi xemina CBQL 40.7 13.0 20.4 25.9 2.69 12 GV 37.6 46.6 15.4 0.4 3.21 9 6 Phối hợp các phương pháp CBQL 79.6 14.8 5.6 0 3.74 2 GV 74.1 24.8 1.1 0 3.73 4
Kết quả khảo sát ở bàng 2.14 cho thấy CBQL và GV sử dụng khá tốt nhất là nội dung 2 và 6.
Nội dung 2: “Thuyết trình kết hợp luyện tập thực hành” xếp hạng 1 (GV) và hạng 4 (CBQL) vẫn còn 0.4% GV đánh giá chưa đạt yêu cầu, không đáng kể. Nội dung 6 “ phối hợp các phương pháp”. Trong thực tế các trường phổ thông thực hiện thường là nội dung 1 thuyết trình của báo cáo viên, nếu không có kết hợp, thực hành và phối hợp các phương pháp khác sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.
Phương pháp được đánh giá ít hiệu quả là phương pháp cá nhân tự nghiên cứu trình bày báo cáo xếp hạng 11 và 10.Trong thực tế để cho GV tự nghiên cứu tài liệu trước để trình bày, điều này có lợi vì có thời gian chủ động. Tuy nhiên thường do áp lực công việc nhiều nên một số GV không có nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu trước; nội dung 5: Tổ chức theo hình thức xemina đánh giá rất thấp cả CBQL và GV, đặc biệt có 25.9% (CBQL); và 0.4% (GV) đánh giá chưa đạt yêu cầu xếp hạng 12 (CBQL) và 9 (GV). Nhìn chung hai nội dung này chưa đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng; các nhà quản lý nên nghiên cứu và tìm ra biện pháp hữu hiệu hơn. Vì vậy để nâng cao năng lực đổi mới phương pháp dạy học cho người được bồi dưỡng thì các nhà quản lý và người được bồi dưỡng phải biết lựa chọn và phối hợp các phương pháp một cách linh hoạt sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể cũng như đặc điểm của từng đối tượng tham gia bồi dưỡng .
2.3. Thực trạng về quản lý hoạt động BDGV THPT tỉnh An Giang
2.3.1. Thực trạng về việc xây dựng kế hoạch
Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV là rất cần thiết đối với trường THPT, có ý nghĩa quyết định đến việc quản lý cho toàn bộ hoạt động và định hướng cho hoạt động bồi dưỡng diễn ra theo đúng mục tiêu đã đề ra. Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL và GV được thể hiện qua bảng 2.15:
Bảng 2.15. Đánh giá việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
TT Xây dựng kế hoạch Đối
tượng Mức độ (%) ĐTB Xếp Hạng RTX TX KTX KTH 1
Quán triệt kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của Bộ và Sở giáo dục
CBQL 66.7 18.5 14.8 3.52 5 GV 73.3 25.2 1.5 3.72 1
2
Lập kế hoạch quy hoạch GV tham gia bồi dưỡng, phân loại GV thông qua tìm hiểu thực tế về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên
CBQL 40.7 24.1 13.0 22.2 2.83 10
GV 48.9 24.1 9.0 18.0 3.04 9
3
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên phù hợp với kế hoạch năm học của nhà trường
CBQL 51.9 27.8 5.6 14.8 3.17 7
GV 66.2 23.3 10.5 3.56 4
4
Hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
CBQL 72.2 18.5 9.3 3.63 2 GV 68.8 23.7 7.5 3.61 3
5 Yêu cầu giáo viên lập kế hoạch tự bồi dưỡng
CBQL 53.7 22.2 24.2 3.30 6 GV 44.0 37.2 10.5 8.3 3.17 7 Qua kết quả khảo sát bảng 2.15. Ta thấy đa số CBQL và GV đều đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên và rất thường xuyên từ nội dung 1 đến nội dung 5.
+ Nội dung 1: “Quán triệt kế hoạch BDGV của Bộ và Sở’’ được đánh giá cao nhất với điểm TB: 3.72 xếp hạng 1 (GV) và CBQL đánh giá 3.52 xếp hạng 5. Điều này chứng tỏ CBQL và GV rất quan tâm đến hoạt động này, có sự quán triệt các kế hoạch bồi dưỡng từ trên xuống, từ đó mới xây dựng kế hoạch trong đơn vị mình một cách thiết thực, cụ thể. Tuy nhiên vẫn còn 14.8% (CBQL) đánh giá không thường xuyên do đó CBQL phải rà soát lại nội dung này.
+ Nội dung 2: “Lập kế hoạch quy hoạch GV tham gia bồi dưỡng, phân loại GV thông qua tìm hiểu thực tế về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên’’. Nội dung này được đánh giá thấp nhất với điểm TB: 3.04 xếp hạng 9 (GV), 2.83; xếp hạng 10. Kết quả cho thấy rằng CBQL và GV còn hạn chế nhiều trong việc lập kế hoạch và thực hiện các nội dung chưa đầy đủ. Vì việc phân loại GV, tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng thực tế để xây dựng kế hoạch là việc làm rất cần thiết trong công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng, CBQL và GV. Cho nên CBQL và GV phải phải rà soát bổ sung đầy đủ nội dung trước khi lập kế hoạch bồi dưỡng. Đặc biệt có 22.2% CBQL và 18.0% GV đánh giá không thực hiện.
+ Nội dung 3: “Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV phù hợp với kế hoạch Năm học của nhà trường’’ đánh giá chưa cao, có sự chênh giữa CBQL và GV; GV đánh giá TB: 3.56, xếp hạng 4; trong khi CBQL đánh giá 3.17, xếp hạng 7. Vì thế CBQL cần quan tâm và xem lại nội dung này vì nếu xây dựng kế hoạch không phù hợp với kế hoạch năm học của trường thì kế hoạch bồi dưỡng cũng khó thực hiện đồng bộ được.
+ Nội dung 4: “Hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng’’ cũng được đánh giá khá cao với điểm TB: 3.63, xếp hạng 2 (CBQL) và 3.61, xếp hạng 3 (GV). Điều này cho ta thấy rằng giữa CBQL và GV có sự hợp tác khá tốt trong việc lập kế hoạch bồi dưỡng.
+ Nội dung 5: Yêu cầu giáo viên lập kế hoạch tự bồi dưỡng đánh giá mức TB: 3.30, xếp hạng 6 (CBQL) và 3.17; xếp hạng 7(GV).Thực tế cho thấy nếu GV không lập kế hoạch hay hay lập kế hoạch bồi dưỡng đối phó cấp trên thì khó mà thực hiện và như thế sẽ không đạt hiệu quả cao.
2.3.2. Thực trạng về việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng
Việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng GV phụ thuộc rất nhiều yếu tố: nguồn lực, phương pháp, thời gian, kinh phí.... ý kiến của CBQL và GV đánh giá nội dung này qua bảng 2.16:
Bảng 2.16. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng TT Tổ chức, chỉ đạo công tác BDGV Đối tượng Mức độ % ĐTB Xếp Hạng RTX TX KTX KTH 1
Triển khai, chỉ đạo, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia tốt các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn của Sở GD & ĐT
CBQL 85.2 14.8 3.85 2
GV 88.7 11.3 3.89 1
2
Tổ chức, hướng dẫn các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên trong tổ, nhóm chuyên môn, trong trường
CBQL 24.1 27.8 27.8 20.4 3.56 9
GV 19.5 20.3 46.6 13.5 2.46 11
3
Tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn (theo cụm trường) CBQL 22.2 37.1 40.7 2.81 6 GV 19.2 34.6 46.2 2.73 7 4 Tập huấn sử dụng các thiết bị dạy học mới và ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học CBQL 68.5 27.8 3.7 3.65 3 GV 64.3 31.2 4.5 3.60 4 5 Tập huấn định kỳ các lớp bồi dưỡng về tin học và ngoại ngữ cho giáo viên
CBQL 13.0 24.1 35.1 27.8 2.22 12 GV 22.9 27.4 36.2 13.5 2.60 8
6 Phối hợp các lực lượng trong hoạt động bồi dưỡng