Nội dung chính của mô đun

Một phần của tài liệu Giáo trình MD01-Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng cá chiên (Trang 105)

bài

Tên bài Loại

bài dạy Địa điểm Thời lượng Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ01- 01 Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của cá lăng, cá chiên Lý thuyết Lớp học 6 2 4 MĐ01- 02

An toàn lao động trên sông nước Tích hợp Sông, bè, lớp học 6 2 4 MĐ01- 03

Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi cá Tích hợp Ao nuôi, lớp học 18 4 12 2 MĐ01- 04 Chọn địa điểm đặt bè nuôi cá Tích hợp Sông, bè, lớp học 18 4 14 MĐ01- 05

Tổ chức, theo dõi xây dựng ao nuôi cá Tích hợp Ao nuôi, lớp học 20 4 14 2 MĐ01- 06 Xác định loại hình và lắp đặt bè nuôi cá Tích hợp Cơ sở làm bè, bè, lớp học 20 4 16

Kiểm tra kết thúc mô đun

Tích hợp

4 4

Cộng 92 20 64 8

Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính

bằng giờ thực hành.

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành

4.1. Bài thực hành 1.1.1. Mổ và nhận biết được cơ quan bên ngoài và nội tạng của

cá lăng, cá chiên.

- Nguồn lực: cho mỗi nhóm

+ Tranh ảnh cá lăng, cá chiên 01 cái

+ Bộ dao, kéo mổ 01 bộ

+ Khay nhựa 01 cái

- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm / cá nhân khi thực hiện bài tập:

Các nhóm thực hiện quan sát hình dạng ngoài, đối chiếu với tranh ảnh và nêu tên các bộ phận bên ngoài của mẫu cá tươi theo hướng dẫn của giáo viên.

Mổ xoang bụng cá theo hướng dẫn của giáo viên, quan sát và nêu tên nội tạng cá.

- Thời gian hoàn thành: 1 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Học viên gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài và nội tạng của cá.

4.2.Bài thực hành1.2.1. Cấp cứu người bị đuối nước

- Nguồn lực: Học viên đóng vai nạn nhân, Bạt, chiếu

- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ mỗi nhóm 5 học viên - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập

+ Bước 1: Đưa nạn nhân vào bờ

+ Bước 2: Vệ sinh miệng nạn nhân

+ Bước 3: Sơ cứu nạn nhân

- Thời gian hoàn thành: 0,5 giờ/nhóm. 1 giờ chuẩn bị nguồn lực và hướng dẫn thực hiện

- Kết quả cần đạt được: Thao tác thành thục, chính xác các cách cấp cứu ngạt nước.

4.3. Bài thực hành 1.3.1 Nhận diện loại đất ở khu vực nuôi

- Nguồn lực: cho mỗi nhóm

+ Cuốc xẻng: ` 1 - 2 cái/loại

+ Thiết bị đo pH đất: 01 cái

- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

Các nhóm thực hiện bài tập theo các bước:

+ Đo trực tiếp pH đất bằng thiết bị đo pH đất theo hướng dẫn tại mục 1.2.2. Đo trực tiếp bằng thiết bị đo pH đất

+ Quan sát màu của đất và các vũng nước trong khu đất theo hướng dẫn tại mục 1.2.3. Quan sát trạng thái đất và nước

+ Quan sát sự hiện diện thực vật chỉ thị vùng đất phèn theo hướng dẫn tại mục 1.2.4. Thực vật chỉ thị vùng đất phèn.

 Thời gian hoàn thành: 8 giờ

 Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

Các mẫu đất và báo cáo nhận diện khu đất, kết luận lựa chọn làm ao nuôi của khu đất.

4.4. Bài thực hành 1.3.2. Đo pH, oxy hòa tan, độ kiềm, NH3, nhiệt độ, độ trong của nguồn nước

- Nguồn lực: cho mỗi nhóm

+ Các bộ thử nhanh pH, oxy hòa tan, độ kiềm, NH3 01 bộ/loại

+ Nhiệt kế 01 cái

+ Đĩa Secchi đo độ trong 01 cái

- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

Các nhóm thực hiện bài tập đo các chỉ tiêu pH, oxy hòa tan, độ kiềm, hàm lượng NH3, độ mặn, nhiệt độ, độ trong của nước sông, rạch khu vực nuôi theo hướng dẫn tại mục 3. Kiểm tra chất lượng nguồn nước.

- Thời gian hoàn thành: 4 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

Báo cáo kết quả đo các chỉ tiêu pH, oxy hòa tan, độ kiềm, hàm lượng NH3, độ mặn, nhiệt độ, độ trong của nước sông, rạch khu vực nuôi và kết luận chất lượng nguồn nước.

4.5. Bài thực hành 1.4.1. Đo lưu tốc nước sông

- Nguồn lực: Lưu tốc kế cơ Quả bóng nhựa Đồng hồ

Ghe, xuồng, áo phao Giấy bút, máy tính - Cách thức tiến hành:

Chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm 6 - 7 học viên, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.

Học viên đi ghe, xuồng ra sông, cách bờ 10-20m, dùng lưu tốc kế đo tốc độ dòng chảy của nước.

Sau đó, cho quả bóng nhựa trôi trên sông một quãng đã biết độ dài, tính thời gian quả bóng trôi.

Tính lưu tốc nước của 2 cách đo. So sánh kết quả 2 cách đo. - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/ 1 nhóm, hướng dẫn thực hiện 1 giờ - Kết quả cần đạt được:

Học viên thao tác chính xác các bước thực hiện và an toàn.

4.6. Bài thực hành 1.4.2. Chọn địa điểm đặt bè nuôi cá lăng, cá chiên

- Nguồn lực:

Các bộ thử nhanh pH, oxy hòa tan, độ kiềm, NH3

Nhiệt kế Đĩa Secchi Lưu tốc kế cơ

Dây thừng cột vật nặng hoặc sào Ghe, xuồng, áo phao

- Tổ chức thực hiện:

Chia lớp thành 6 nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.

Học viên đi ghe dọc sông, quan sát hình dáng, chiều rộng, đo độ sâu của đoạn sông và các chỉ tiêu pH, oxy hòa tan, độ kiềm, hàm lượng NH3, độ mặn, nhiệt độ, độ trong và lưu tốc nước sông.

Khảo sát 2 đoạn sông, rạch trong khu vực. So sánh 2 đoạn sông (độ dài, chiều rộng, độ sâu, các vị trí bất lợi và các chỉ tiêu môi trường).

Báo cáo kết luận

- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/nhóm, 2 giờ giáo viên hướng dẫn - Kết quả cần đạt được:

Chọn được địa điểm thích hợp trên đoạn sông để đặt vị trí đặt bè nuôi cá.

4.7. Bài thực hành 1.5.1 Tham quan cơ sở nuôi cá lăng, cá chiên tại địa phương

- Nguồn lực: cho mỗi nhóm

+ Khu ao, trại nuôi cá cá lăng, cá chiên của doanh nghiệp hay hộ gia đình + Sổ ghi chép, bút, thước kẻ .

+ Thước cuộn 01 cái

- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Quan sát và vẽ sơ đồ bố trí hệ thống ao.

+ Đo và vẽ các bộ phận của ao: bờ, cống, đáy ao. Nhận xét.

+ Tham khảo ý kiến của chủ cơ sở hoặc kỹ thuật viên về sự hợp lý của cách bố trí trại, các thông số, kích thước các bộ phận công trình nuôi.

- Thời gian hoàn thành: 8 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Báo cáo nhận xét, đánh giá về bố trí ao, trại nuôi cá lăng, cá chiên.

4.8. Bài thực hành 1.5.2 Cắm tiêu, căng dây định tuyến ao nuôi

- Nguồn lực: cho mỗi nhóm

+ Bản sơ đồ các công trình trong ao 1 bộ + Thước dây (thước cuộn) dài 20-30m 1 cái

+ Cọc bằng gỗ, tre dài 1-3m 20-30 cái

+ Dây nylon (50-100m/cuộn) 10-20 cuộn

- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

Các nhóm thực hiện bài tập theo các bước đã được hướng dẫn tại mục cắm tiêu, căng dây.

- Thời gian hoàn thành: 3 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

Các cọc tiêu được căng dây thẳng hàng, chắc chắn, chính xác theo các bản sơ đồ ao.

- Nguồn lực:

Các vật liệu làm phao: Thùng phuy sắt hoặc nhựa, tre nguyên cây, ống nhựa, mốp xốp.

Thước đo Cân 50kg

- Tổ chức thực hiện:

Chia lớp thành 5, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.

Học viên đo và cân các vật liệu làm phao, tính thể tích của vật liệu. Tính độ nâng bè của vật liệu làm phao. .

- Thời gian hoàn thành: 0.5 giờ/nhóm, giáo viên hướng dẫn 0.5 giờ - Phương pháp đánh giá:

Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo của học viên.

- Kết quả cần đạt được:

Học viên tính được độ nâng của cá vật liệu làm phao bè.

4.10. Bài thực hành 1.6.2. Tham quan cơ sở làm bè

Tìm hiểu cách bố trí cơ sở, sử dụng vật liệu và quy trình làm bè tại cơ sở - Nguồn lực:

Cơ sở đóng bè tại địa phương - Tổ chức thực hiện:

Chia lớp thành 3 nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. Học viên đến các cơ sở đóng bè nuôi cá tại địa phương thực hiện: Tìm hiểu về quy trình đóng bè

Quy cách bè, vật liệu đóng bè; Báo cáo kết luận

- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/nhóm, giáo viên hướng dẫn 1 giờ - Kết quả cần đạt được:

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

5.1. Đánh giá bài thực hành 1.1.1. Nhận biết bộ phận ngoài và nội tạng của cá lăng, cá chiên

- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).

- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Mổ xoang bụng cá theo hướng dẫn

Quan sát học viên thực hiện và đánh giá

Tiêu chí 2: Xác định đúng tên các bộ

phận bên ngoài và nội tạng cá Quan sát mẫu cá, nghe học viên gọi tên các bộ phận của mẫu và đánh giá

Tiêu chí đánh giá chung:

Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng thời gian

Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập.

5.2. Đánh giá bài thực hành 1.2.1. Cấp cứu người đuối nước

- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên.

- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Đưa nạn nhân vào bờ Nêu được các cách đưa nạn nhân vào bờ, thực hiện đưa nạn nhân vào bờ phù hợp với tình huống

Tiêu chí 2: Vệ sinh miệng nạn nhân Thực hiện nhanh, gọn

nạn nhân, thực hiện 1 trong những phương pháp sơ cứu đúng kỹ thuật

5.3. Đánh giá bài thực hành 1.3.1. Nhận diện loại đất ở khu vực nuôi

- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).

- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Lấy mẫu đất, xác định loại đất theo hướng dẫn

Quan sát học viên thực hiện, quan sát mẫu đất và đánh giá

Tiêu chí 2: Xác định đúng pH đất, màu đất, màu nước, thực vật và kết luận

Quan sát học viên thực hiện, kết luận và đánh giá

Tiêu chí đánh giá chung:

Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng thời gian

Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập.

5.4. Đánh giá bài thực hành 1.3.2. Đo pH, oxy hòa tan, độ kiềm, NH3, nhiệt độ, độ trong của nguồn nước

- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1 - 2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).

- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Đo pH, oxy hòa tan, độ kiềm, NH3, độ mặn, nhiệt độ, độ trong của nguồn nước đúng theo hướng dẫn.

Quan sát học viên thực hiện và đánh giá

Tiêu chí 2: Kết luận về chất lượng nguồn nước

Đánh giá dựa vào báo cáo kết luận chất lượng nguồn nước.

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí đánh giá chung:

Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng thời gian

Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập.

5.5. Đánh giá bài thực hành 1.4.1. Đo lưu tốc nước sông

- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên.

- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị máy đo Tháo vít đúng cách

Bơm nước vào thân máy không có bọt khí

Tiêu chí 2: Đưa máy vào vị trí đo Máy đo đặt đúng độ sâu quy định Tiêu chí 3: Đọc và tính kết quả Đọc và tính được kết quả

5.6. Đánh giá bài thực hành 1.4.2. Chọn địa điểm đặt bè nuôi cá lăng, cá chiên

- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên.

- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ thiết bị Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và dụng cụ

trường nước. chiếu với hướng dẫn của bài học. Tiêu chí 3: So sánh các điều kiện môi

trường tại các điểm đo khác nhau

So sánh được các điều kiện môi trường tại các điểm đo khác nhau

5.7. Đánh giá bài thực hành 1.5.1Tham quan cơ sở nuôi cá lăng, cá chiên tại địa phương

- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).

- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học.

Một phần của tài liệu Giáo trình MD01-Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng cá chiên (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)