Biểu diễn phần tử logic của khí nén

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH điều KHIỂN điện KHÍ nén (nghề điện công nghiệp của bộ LĐTBXH) (Trang 81 - 87)

5.4.1 Phần tử NOT

Có hai phương pháp thiết kế phần tử NOT:

- Phần tử NOT là một van đảo chiều 2/2 có vị trí "không", tại vị trí "không” cổng tín hiệu ra A (1) nối nguồn P. Khi chưa có tín hiệu vào a = 0, cửa A nối với cửa P. Khi có tín hiệu vào (áp suất) a = 1, van đảo chiều đổi vị trí, cửa A= 0 (bị chặn).

- Phần tử NOT là một van đảo chiều 3/2 có vị trí "không", tại vị trí "không” cổng tín hiệu ra A (1) nối nguồn P. Khi chưa có tín hiệu vào a = 0, cửa A nối với cửa P. Khi có tín hiệu vào (áp suất) a = 1, van đảo chiều đổi vị trí, cửa A = 0 (bị chặn).

Hình 5-12: Phần tử NOT

5.4.2 Phần tử OR

Có hai phương pháp thiết kế phần tử OR:

- Phần tử OR là một tổ hợp gồm một van OR và một van đảo chiều 3/2 có vị trí "không", tại vị trí "không" cổng tín hiệu ra A bị chặn. Khi chưa có tín hiệu vào a1 = 0, a2 = 0, cửa A bị chặn (A=0). Khi có tín hiệu vào (áp suất) a1 = 1, a2 = 1, van đảo chiều đổi vị trí, cửa A = 1 (nối với nguồn P).

B && B & 1. 1. A B ³ 1 A B

Giáo trình Điều Khiển Điện Khí Nén Khoa Điện-Điện t

Biên soạn: Trịnh Hải Thanh Bình 82

- Phần tử OR là một tổ hợp gồm hai van 2/2 có vị trí "không"được nối song song với nhau", tại vị trí "không" cổng tín hiệu ra A bị chặn. Khi chưa có tín hiệu vào a1 = 0, a2 = 0, cửa A bị chặn (A = 0). Khi có tín hiệu vào (áp suất) a1 = 1, a2 = 1, cửa A = 1 (nối với nguồn P).

Hình 5-13: Phần tử OR Ví dụ:

5.4.3 Phần tử AND

Có hai phương pháp thiết kế phần tử AND:

- Phần tử AND đơn giản là một van logic AND. Khi chưa có tín hiệu vào a1 = 0, a2 = 0, cửa A bị chặn (A=0). Khi có hai tín hiệu (áp suất) vào đồng thời a1 = 1, a2 = 1, cửa A = 1 (nối với nguồn P).

- Phần tử AND là một tổ hợp gồm hai van đảo chiều 3/2 có vị trí "không" đấu nối tiếp với nhau, tại vị trí "không" cổng tín hiệu ra A bị chặn. Khi chưa có tín hiệu vào a1 = 0,

Giáo trình Điều Khiển Điện Khí Nén Khoa Điện-Điện t

Biên soạn: Trịnh Hải Thanh Bình 83

a2 = 0, cửa A bị chặn (A = 0). Khi có hai tín hiệu (áp suất) vào đồng thời a1 = 1, a2 = 1, cửa A = 1 (nối với nguồn P).

- Phần tử AND là một tổ hợp gồm hai van 2/2 có vị trí "không"được nối nối tiếp với nhau, tại vị trí "không" cổng tín hiệu ra A bị chặn. Khi chưa có tín hiệu vào a1 = 0, a2 = 0, cửa A bị chặn (A=0). Khi có hai tín hiệu (áp suất) vào đồng thời a1=1, a2=1, cửa A=1 (nối với nguồn P).

Hình 5-14: Phần tử AND

Ví dụ:

5.4.4 Phần tử NOR

Có hai phương pháp thiết kế phần tử NOR:

- Phần tử NOR là một tổ hợp gồm một van OR và một van đảo chiều 3/2 có vị trí "không", tại vị trí "không" cổng tín hiệu ra A nối với nguồn P. Khi chưa có tín hiệu vào a1=0, a2=0, cửa A nối với nguồn P. Khi có tín hiệu vào (áp suất) a1=1, a2=1, van đảo chiều đổi vị trí, cửa A bị chặn A=0.

Giáo trình Điều Khiển Điện Khí Nén Khoa Điện-Điện t

Biên soạn: Trịnh Hải Thanh Bình 84

- Phần tử NOR là một tổ hợp gồm hai van 2/2 có vị trí "không" được nối nối tiếp với nhau. Tại vị trí "không" cổng tín hiệu ra A nối với nguồn P. Khi chưa có tín hiệu vào a1=0, a2=0, cửa A nối với nguồn P. Khi có tín hiệu vào (áp suất) a1=1, a2=1, cửa A bị chặn, A = 0.

Hình 5-15: Phần tử NOR

5.4.5 Phần tử NAND

Có hai phương pháp thiết kế phần tử NAND:

- Phần tử NAND là một tổ hợp gồm một van AND và một van đảo chiều 3/2 có vị trí "không", tại vị trí "không" cổng tín hiệu ra A nối với nguồn P. Khi chưa có tín hiệu vào a1=0, a2=0, cửa A nối với nguồn P. Khi có một trong hai tín hiệu vào (áp suất) a1=1, a2= 1, van đảo chiều vẫn ở vị trí cũ, cửa A nối với nguồn P. Khi có hai tín hiệu (áp suất) vào đồng thời a1=1, a2=1, cửa A bị chặn A=0.

- Phần tử NAND là một tổ hợp gồm hai van 3/2 có vị trí "không" được nối với nhau như hình vẽ. Tại vị trí "không" cổng tín hiệu ra A nối với nguồn P. Khi có một trong hai tín hiệu vào (áp suất) a1=1, a2=1, van đảo chiều đổi vị trí, cửa A nối với nguồn P. Khi có hai tín hiệu (áp suất) vào đồng thời a1=1 và a2=1, cửa A bị chặn A=0.

Hình 5-16: Phần tử NAND

5.4.6 Phần tử EXC - OR

Có hai phương pháp thiết kế phần tử EXC - OR :

- Phần tử EXC - OR được cấu tạo gồm một van OR, một van AND và một van đảo chiều 3/2 có vị trí "không" và ở vị trí "không" cửa A nối với nguồn P.

Giáo trình Điều Khiển Điện Khí Nén Khoa Điện-Điện t

Biên soạn: Trịnh Hải Thanh Bình 85

- Phần tử EXC - OR được cấu tạo gồm một van OR và hai van đảo chiều 3/2 có vị trí "không" cửa A nối với nguồn P.

Hình 5-17: Phần tử EXC - OR

5.4.7 Phần tử RS-Flipflop

Van đảo chiều 3/2 được sử dụng như là phần tử RS – Flipflop Sơ đồ mạch logic, ký hiệu trình bày ở hình 5-18

Hình 5-18: Van xung đảo chiều (RS – Flipflop) a.Ký hiệu van đảo chiều 3/2 theo ISO 1219

b.Ký hiệu DIN 40 700

c.Ký hiệu DIN 40 700 (biểu diễn có cửa nối P)

Van đảo chiều 4/2 sử dụng như là (RS – Flipflop) Sơ đồ mạch logic, ký hiệu trình bày ở hình 5-19

Hình 5-19: Van xung đảo chiều (RS – Flipflop) với 2 cổng ra A và B

Van đảo chiều 5/2 được biểu diễn như là là (RS – Flipflop) Sơ đồ mạch logic, ký hiệu trình bày ở hình 5-20

Giáo trình Điều Khiển Điện Khí Nén Khoa Điện-Điện t

Biên soạn: Trịnh Hải Thanh Bình 86

Hình 5-20: Van xung đảo chiều (RS – Flipflop) với 2 cổng ra A và B

Sơ đồ mạch điều khiển mạch khí nén sử dụng phần tử Flipflop khí nén có RESET trội hơn gồm 2 van đảo chiều 3/2 có vị trí ‘‘không’’ và 1 van OR

Hình 5-21: Phần tử Flipflop khí nén có RESET trội hơn

E2≡ SET và E1≡ RESET

Sơ đồ mạch điều khiển mạch khí nén sử dụng phần tử Flipflop khí nén có SET trộ hơn gồm 2 van đảo chiều 3/2 có vị trí ‘‘không’’ và 1 van OR

Hình 5-22: Phần tử Flipflop khí nén có SET trội hơn

Giáo trình Điều Khiển Điện Khí Nén Khoa Điện-Điện t

Biên soạn: Trịnh Hải Thanh Bình 87

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH điều KHIỂN điện KHÍ nén (nghề điện công nghiệp của bộ LĐTBXH) (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)