IV.ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH QUA CÁC TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG (Trang 26 - 27)

e. Noughts and Crosses

IV.ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Qua quá trình áp dụng phƣơng pháp dạy học mới vào giảng dạy bộ môn Tiếng Anh, cụ thể là áp dụng những trò chơi ngôn ngữ đã đƣợc các bậc tiền bối trong cùng lĩnh vực sáng tạo nên, tôi rút ra đƣợc một số bài học kinh nghiệm sau:

- Cần luôn luôn coi trọng phần Warm-up, nếu nhƣ giáo viên soạn qua loa hoặc bỏ qua chắc chắn sẽ làm giảm chất lƣợng cả buổi học

- Trong quá trình áp dụng các trò chơi quen thuộc, cần có những biện pháp thay đổi hoặc cải biến phù hợp với từng bài học và với từng đối tƣợng HS để tránh nhàm chán. - Một số trò chơi ngoài tác dụng khởi động học sinh còn có thể giúp giáo viên kiểm tra bài cũ và cho điểm. Ngoài ra, nếu nhƣ không thể cho điểm nhờ phần warm up này, giáo viên vẫn có thể cho điểm thƣờng xuyên cho học sinh bằng cách đánh giá mức độ tham gia trong suốt giờ học

- Cần chuẩn bị kĩ những phƣơng án giải quyết tiếng ồn cho những loại trò chơi có thể gây ra nhiều. Nếu không, dù có thể cho học sinh trở thành trung tâm và chủ thể quá trình học nhƣng giáo viên lại mất quyền kiểm soát giờ học.

- Sau mỗi tiết dạy áp dụng các trò chơi ngôn ngữ trên lại có thêm một số kinh nghiệm mới đƣợc rút ra, nhƣng trên đây là bài học kinh nghiệm chủ yếu xin đƣợc chia sẻ từ quí đồng nghiệp.

- Rõ ràng không thể phủ nhận những ƣu việt của việc sử dụng những trò chơi ngôn ngữ quen thuộc để khởi động cho học sinh vào bài mới, vì vậy mong rằng các thầy cô bộ môn Tiếng Anh ngày càng chú trọng hơn đến phần này để tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tiếng Anh. Để làm tăng tính hiệu quả và phát huy tích cực những ƣu điểm của những trò chơi này, tôi xin có một số khuyến nghị nhƣ sau:

a. Trong các buổi sinh hoạt nhóm, giáo viên bộ môn tiếng Anh trao đổi kinh nghiệm sử dụng trò chơi vào phần khởi động; ngoài ra có thể phân công nhiệm vụ cho từng thành viên soạn phần này trong từng bài cụ thể, sau đó chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm để tăng hiệu quả phần soạn.

b. Nếu có thể, nhà trƣờng giúp đỡ tổ chức một buổi ngoại khóa tiếng Anh trong đó các phần có sử dụng tích cực những trò chơi ngôn ngữ phổ biến để học sinh dần quen với các hình thức này; từ đó các em có thể tự áp dụng các trò chơi này trong môi trƣờng ngoài trƣờng học.

c. Một số trò chơi sử dụng trong môn tiếng Anh cũng có tác dụng gần tƣơng tự nhƣ khi áp dụng vào các bộ môn khác, không chỉ trong phần khởi động mà cả trong mọt số hoạt động

trong phần nội dung chính của bài học. Vì vậy, nếu có thể mong thầy cô các bộ môn khác có thể tham khảo những trò chơi của bộ môn tiếng Anh (đã đƣợc in thành sách ở rất nhiều tài liệu cho giáo viên tiếng Anh) để xem xét và có những thay đổi phù hợp vào bộ môn của mình.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. SGK Anh văn lớp 10 – NXB Giáo dục 2. SGK Anh văn lớp 11 – NXB Giáo dục 3. SGK Anh văn lớp 12 – NXB Giáo dục

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH QUA CÁC TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)