CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH CB XNK TS QUỐC ái (Trang 42 - 45)

- Công ty đã sử dụng vốn vay để trử hàng tồn kho vào những tháng không chính vụ nhằm sinh lời về chênh lệch giá dẫn đến chi phí tài chính chiếm tỷ trọng

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

4.1. Kết luận

Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn có những bước phát triển vượt bậc, biểu hiện rõ nét qua sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, cơ cấu hàng hóa và quy mô sản xuất. Tình hình trong nước và thế giới tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công ty, nhưng cũng nhiều khó khăn, thách thức nhưng chi phí đầu vào tăng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt…. Tập thể công ty luôn nỗ lực và phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu và kế hoạch đặt ra, vượt qua nhiều khó khăn, tận dụng các cơ hội, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển nhanh, mạnh và bền vững.

Là 1 trong những công ty chế biến thủy sản lớn trong tỉnh Cà Mau, sự phát triển của công ty đã đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của địa phương và đất nước, góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đóng góp nguồn thuế cho nhà nước và tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động.

Qua quá trình tìm hiểu và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Chế Biến & XNK Thủy Sản QUỐC ÁI, ta thấy được công ty kinh doanh

có hiệu quả nhất là năm 2012 với mức lợi nhuận đạt 3.961,2 tăng 1.573,8 triệu đồng so với năm 2011 và hiệu quả hơn cả năm 2013. Không những thế doanh thu bán hàng luôn tăng từ 156.654,8 triệu đồng năm 2011 lên 353.997,4 triệu đồng năm 2012, tức tăng 197.342,6 triệu đồng, sang năm 2013 doanh thu bán hàng tăng lên 768.418 triệu đồng vượt hơn năm 2012 là 414.420,6 triệu đồng. Doanh thu bán hàng tăng kéo theo lợi nhuận tăng . Đây là điều kiện thuận lợi để công ty có thể phát triển mạnh hơn trong tương lai, vì vậy công ty nên duy trì và phát huy để doanh thu luôn tăng qua các năm. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn nhiều hạn chế như hàng mua ngoài đang gia tăng, phụ thuộc vào sự biến động nguyên liệu sản xuất, chưa chủ động nguồn nguyên liệu, một số chỉ tiêu tài chính chưa đạt hiệu quả cao như lệ nợ trên tổng tài sản, trên vốn chủ sở hữu tăng quá cao cho thấy công ty phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vay, các chỉ số tài chính như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản cũng chưa được tốt.Vì vậy, trong những năm tới, công

ty cần khắc phục những hạn chế này, đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nâng cao.Trong những năm tới, nhiều thuận lợi và khó khăn, với tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của mình, công ty sẽ cố gắng đạt mục tiêu doanh thu cao trong nhũng năm sắp tới.

4.2.Kiến nghị

4.2.1. Về phía công ty

- Đẩy mạnh hoạt động marketing, tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đưa hình ảnh và thương hiệu của công ty ngày càng phổ biến và gần gũi với khách hàng hơn.

- Nâng cao hoạt động sản xuất của các nhà máy thủy sản, xây dựng và đưa vào khai thác các nhà máy mới, nâng cao tỷ trọng hàng sản xuất do công ty làm ra, giảm dần tỷ trọng hàng mua ngoài.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, tạo ra các sản phẩm có tính khác biệt, có sức cạnh tranh cao.

- Đầu tư xây dựng, mở rộng trung tâm nghiên cứu sản phẩm và phát triển sản phẩm đồng thời mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động nghiên cứu.

- Công ty cần đẩy mạnh các khoản phải thu, tránh tình trạng để khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu.

- Sử dụng vốn đầu tư hiệu quả, tránh để thất thoát, lãng phí, phục vụ đắc lực vào sản xuất kinh doanh.

- Tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên của công ty được nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn.

4.2.2. Về phía cơ quan nhà nước

- Ban hành các chính sách phù hợp, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp thủy sản của tỉnh nhà.

- Tạo mội trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp thủy sản.

- Kiểm soát, bình ổn giá cả thủy sản, tiến hành thanh tra các mặt hàng thủy sản, ngăn chặn các sản phẩm giả mạo, kém chất lượng.

- Cần có sự hợp tác giữa các Bộ Ngành và các cơ quan có liên quan, hổ trợ thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm,thủy sản như: cung cấp thông tin và dự báo thị trường,giá cả các quy định về xuất khẩu của các nước, các rào cản thương mại và kỹ thuật, phối lợp chuyển khai xúc tiến thương mại, xử lý các tranh chấp thương mại và kỹ thuật xãy ra.

- Cần có cơ chế và tăng cường đầu tư tài chính đẻ mở rộng các chương trình quốc gia và phát triển giống nuôi chất lượng cao, giám sát chất lượng nguồn nước kiểm soát ô nhiểm và dịch bệnh, công nhận và công bố các khu vực đủ điều kiện an toàn môi trường để nuôi trồng thủy sản, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH CB XNK TS QUỐC ái (Trang 42 - 45)