I Các bệnh ký sinh trùng

Một phần của tài liệu Bí quyết nuôi gà thành công pptx (Trang 52 - 55)

1. Bệnh cầu ký trùng (coccidiosis) 2. Các bệnh giun tròn 3. Các bệnh sán dây 4. Các bệnh ngoại ký sinh trùng 1. Bệnh cầu ký trùng (Coccidiosis) a. Nguyên nhân

- Bệnh cầu ký trùng gây bởi ký sinh trùng nguyên sinh động vật (Eimeria). ở gà có 9 loại cầu trùng khác nhau: gây bệnh với triệu chứng khác nhau và từng đoạn ruột khác nhau.

- Lây truyền chủ yếu qua chất thải là phân gà phân tán noãn nang ra môi tr−ờng bên ngoài và gà khoẻ ăn phải.

- Cầu ký trùng (Eimeria) rất bền vững ở môi tr−ờng ngoài, các chất sát trùng thông th−ờng rất ít có tác dụng

b. Triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán

Triệu chứng: Tuỳ theo từng chủng cầu trùng mà triệu chứng bệnh khác nhau cũng nh− gây bệnh ở những đoạn ruột khác nhau.

- Nếu nhóm cầu trùng gây bệnh ở manh tràng (ruột tịt) là do chủng E. tenella gây nên. Triệu chứng bệnh rất điển hình, gà bệnh ỉa lỏng, phân lẫn máu t−ơi màu đỏ hoặc sáp hồng. Bệnh do chủng này gây nên tiến triển rất trầm trọng, tỷ lệ gà chết cao.

- Nếu nhóm cầu trùng gây bệnh ở ruột non th−ờng do E. Maxima, E. Necatrix, E. Brunetti, E. Acervulina, bệnh ở thể nhẹ hơn; triệu chứng chủ yếu là ỉa phân lỏng, gầy sút.

Mổ xác gà chết do cầu trùng thấy bệnh tích chủ yếu ở đ−ờng ruột, vách manh tràng đầy máu hoặc ruột non đầy chất nhầy màu nâu.

Chẩn đoán bằng triệu chứng lâm sàng, bệnh tích mổ khám hay kiểm tra phân tìm noãn nang của cầu trùng qua kính hiển vi.

c. Điều trị và phòng bệnh

- Điều trị: Dùng một trong các loại thuốc sau: - Regecoccin gói 10 gram: 1 gram/ 1kg thức ăn

- Regecoccin WS tan trong n−ớc: 1g/ 2lít n−ớc dùng liên tục trong 5 ngày - Costrim I, Costrim II, ESB 30%, Tetrafura, Ampi - septol, Genta - costrm - Dùng kết hợp Hanvit K & C để chống chảy máu

Phòng bệnh:

- Vệ sinh thú ý: nên nuôi gà trên sàn để gà ít ăn phân chứa mầm bệnh.

- Giữ nền chuồng luôn luôn khô ráo, th−ờng xuyên dọn phân để tránh lây nhiễm. - Dùng các thuốc Rigecoccin WS, Cosmix - Fort, Costrim I, Costrim II, ESB 30% để

phòng theo định kỳ.

- Dùng vaccin ở đàn gà giống và gà đẻ trứng.

2. Bệnh giun tròn

a. Nguyên nhân

Giun tròn ở gà có một số giống chính nh− sau: Giun đũa, giun mề gà, giun tóc, giun mắt, giun kim, giun khí quản, giun diều (capillariasis). Giun lây nhiễm chủ yếu lây qua thức ăn, n−ớc uống.

b. Triệu chứng, bệnh tích và chẩn đoán

Nếu số l−ợng giun nhiều gà sẽ gầy yếu, tăng trọng giảm, tiêu tốn thức ăn nhiều do giun tiết ra độc tố và chiếm đoạt một phần dinh d−ỡng.

Tuỳ theo vị trí ký sinh giun gây ra các tác hại nh−: viêm diều, viêm ruột, ỉa chảy hoặc tắc ruột.

Mổ khám thấy những loại giun có kích th−ớc lớn nh− giun đũa, giun diều gà. Kiểm tra phân thấy trứng giun.

c. Phòng trị bệnh

- Phòng bệnh chủ yếu bằng vệ sinh tiêu độc; năng dọn phân, dọn chuồng, giữ không để phân rơi vào những máng ăn uống.

- Định kỳ tẩy giun 3 tháng 1 lần Điều trị: Dùng một trong các thuốc sau:

- Dùng Mebendazol 10% gói 2g cho 4kg gà (0,5 gram/1kg TT) Dùng 2 ngày liền. - Levasol 7,5% tiêm 1ml/5 kg thể trọng

3. Bệnh sán dây (Cetodiasis)

a. Nguyên nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiều loại sán dây gây bệnh trong đ−ờng ruột của gà gây tác hại cho gà ở lứa tuổi 1,5 tháng đến tr−ởng thành.

b. Triệu chứng

Nếu nhiều sán, gà thể hiện gầy yếu do độc tố sán tiết ra và sán chiếm đoạt chất dinh d−ỡng. Đồng thời sán dây tạo điều kiện cho nhiều loài vi khuẩn thứ phát triển nh−: Salmonella, E. coli, vv....

c. Phòng và trị bệnh

- Sán dây lây truyền phải qua ký chủ trung gian nh− kiến, ruồi, gián, chuồn chuồn,... nên ngăn cản bằng cách diệt côn trùng định kỳ quanh khu chăn nuôi.

- Tẩy sán bằng: Niclosamid liều dùng 0,2 gram/ 1kg TT. Dùng 2 ngày liên tục - Mebendazol 10% 1 gói 2 gram/ 2kg TT. Dùng 2 ngày liên tục.

4. Bệnh ngoại ký sinh trùng

a) Rận

Một số loài rận th−ờng thấy ở lông gà, d−ới cánh, trên cổ, quanh hậu môn. Trứng rận nằm ở cuống lông gà.

b. Ghẻ

Ghẻ ornithonysus luôn có th−ờng trực ở gà. Nhiễm ghẻ nặng thấy gà thiếu máu, xuất hiện nhiều vẩy màu đen thải ra xung quanh hậu môn.

c. Mạt Argassid

Mạt gà có nhiều ở vùng nóng ẩm, gây bệnh đặc biệt ở gà đẻ nhốt trong lồng hoặc gà ấp lâu ngày trong ổ, mạt gà chích hút máu, và truyền bệnh xoắn khuẩn (Spirochetossis)

d. Ruồi

Ruồi gây nhiễm bẩn thức ăn của gà và là nguồn truyền bệnh nguy hiểm

Điều trị bệnh ký sinh trùng bên ngoài

- Điều trị bằng thuốc trừ sâu. Cần chú ý gà rất mẫn cảm với Dipterex, Vophatox, lân hữu cơ nói chung. Chỉ cần một l−ợng nhỏ lân hữu cơ là đủ giết chết cả đàn gà. - Chỉ phun Dipterex nồng độ 0,2-0,5% xung quanh chuồng hoặc trong chuồng khi

- Làm hố cát có trộn các thuốc trừ sâu nhẹ nh− Carbamat, tro bếp, l−u huỳnh. - Diệt ruồi bằng thuốc Snip, Larvadex.

Một phần của tài liệu Bí quyết nuôi gà thành công pptx (Trang 52 - 55)