ngay tức thì
1. Dụng cụ và vật liệu:
- Hoá chất: Na2SO4. Lưu ý rằng natri sunphát ngậm 10 phân tử nước (Na2SO4. 10H2O) và natri sunphát khan có thể mua ở các cửa hàng bán hoá chất thí nghiệm, hoặc hoá chất công nghiệp. - Dụng cụ: khay (chậu) nước, bếp ga, chảo(nồi) nấu, ly thủy tinh
2. Tiến hành:
- Bước 1: Đun nóng nước lên khoảng 60oC rồi hoà tan vào đó muối Na2SO4 đến bão hoà (nước và Na2SO4 theo tỉ lệ 1:1,5, ), để nguội đến nhiệt độ thường, ta sẽ có được dung dịch Na2SO4 quá bão hoà. chuyển dung dịch sang khay bằng ly thủy tinh.
- Bước 2: Cho ngón tay trỏ vào muối Na2SO4 dạng khan, sau đó chạm vào bề mặt của dung dịch đã chuẩn bị. Quan sát hiện tượng: Chỉ trong chớp mắt, nước trong chậu đã kết thành tảng băng và khi úp ngược chậu thì không thấy nước bị đỗ ra ngoài.
3. Giải thích hiện tượng: Do nước sạch đổ vào ống nghiệm lớn là thứ “ nước đặc biệt”, đó là do natri sunphát phân tán trong dung dịch đã hình thành ở mức gọi là “ dung dịch bão hoà” xong chưa có mầm kết tinh, nên natri sunphát tựa như trôi nổi chưa có một rễ bám vậy nên chưa thể kết tinh nghĩa là dung dịch này không kết tinh trở lại vì không có trung tâm kết tinh. Bằng cách cho thêm vài tinh thể Na2SO4
để làm trung tâm kết tinh. Dung dịch sẽ kết tinh tức thời trông như nước trong chậu đóng băng vậy, vì các phân tử muối đã lấy nước từ dung dịch để tạo thành các phân tử muối ngậm nước. Na2SO4. 10H2O .tinh thể natri sunphát. Sau khi nước trong ống nghiệm nguội lạnh, cho thêm tinh thể natri sunphát thì dung dich trong ống nghiệm sẽ lấy tinh thể đó làm trung tâm trong quá trình chìm xuống, để kết tinh nhanh chóng ở các vị trí xung quanh nó, và rất nhanh toàn bộ dung dịch trong ống nghiệm ngưng kết thành dạng băng.