Về định giá tài sản SHTT

Một phần của tài liệu Bình luận về việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp dân sự tại việt nam (Trang 26 - 31)

Khái niệm về việc định giá tài sản SHTT là vấn đề còn khá mới. Hiện nay, đã có một số tổ chức thực hiện việc định giá tài sản trí tuệ, tuy nhiên để khách quan trong việc xác định giá trị tài sản trí tuệ cần có 1 cơ quan nhà nước độc lập thực hiện việc định giá hoặc có thể thông qua các công ty định giá của tư nhân mà đã được nhà nước thẩm định về năng lực và uy tín trong ngành thực hiện việc định giá tài sản trí tuệ khi xảy ra tranh chấp.

PHẦN 4: NGUYÊN NHÂN & ĐỀ XUẤT

Thứ năm: Thiếu các tòa án chuyên trách về SHTT

Tình hình vi phạm về quyền SHTT ngày càng gia tăng trên thực tiễn tuy nhiên các vi phạm về quyền SHTT thường ít được giải quyết bằng 1 phán quyết của tòa án, do:

•Tranh chấp về SHTT thường rất phức tạp.

•Thẩm phán chưa có kiến thức chuyên sâu về SHTT.

•Trong quá trình giải quyết tham khảo nhiều ý kiến của chuyên gia, cơ quan chuyên môn nhưng có khi các ý kiến này không thống nhất.

PHẦN 4: NGUYÊN NHÂN & ĐỀ XUẤT

Về tổ chức và nâng cao năng lực của Tòa án

•Cần tổ chức tòa chuyên trách về các tranh chấp về quyền SHTT. Ngoài các thành phần tham gia xét theo luật Bộ TTDS thì trong thành phần tham gia xét xử cần có thêm 2-3 vị trí dành cho các chuyên gia trong lĩnh vực đang tranh chấp để đưa ra ý kiến chuyên môn và nhận định được các thiệt hại phát sinh khi quyền SHTT bị xâm phạm, như vậy các quyết định của tòa mới có sức thuyết phục và xử lý nhanh chóng các vụ án vi phạm về SHTT.

•Ngoài ra, đối với các thẩm phán chuyên xét xử các vi phạm về sở hữu trí tuệ cần bổ nhiệm thêm các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, sở hữu trí tuệ làm thẩm phán đối với tòa chuyên trách SHTT để các vụ tranh chấp về SHTT có thể đưa ra phán quyết hợp lý.

PHẦN 4: NGUYÊN NHÂN & ĐỀ XUẤT

Thứ sáu: Thi hành các vụ án dân sự chưa được thực thi triệt để

Việc thi hành các bản án dân sự rất khó khăn. Theo nguồn tin của Bộ Tư pháp, thì hiện còn khoảng 500.000 bản án có hiệu lực chưa được thi hành án (mà trong đó, hầu hết là các bản án dân sự). Việc các bản án có hiệu lực pháp luật chưa được thực thi trong thực tế đã làm giảm hiệu lực của việc thực thi quyền bằng trình tự dân sự

Giao cho các tổ chức tư nhân thực hiện việc thi hành đối với các bản án có hiệu lực như các lực lượng thừa phát lại, tuy nhiên việc này cần có những quy định cụ thể về phạm vi, quyền hạn và nghĩa vụ thực hiện chẳng hạn như các vụ án đơn giản, thiệt hại thấp thì có thể do thừa phát lại thực hiện và các vụ án phức tạp, thiệt hại phát sinh lớn thì do cơ quan thi hành án thực hiện. Từ đó giảm áp lực cho cơ quan thi hành án giúp đẩy nhanh việc thi hành án dân sự hơn trong tương lai.

KẾT LUẬN

Trí tuệ là một tài sản vô hình, do vậy khi nói đến QSHTT là phải nói đến quyền tài sản và phải có chế độ bảo vệ tài sản đó. Bảo vệ tài sản trí tuệ có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp, song cần chú ý đến việc bảo vệ bằng biện pháp dân sự. Để bảo vệ được tài sản trí tuệ cần có sự phối hợp của nhiều khâu và nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi để chủ thể được công nhận quyền tài sản đối với tài sản trí tuệ của mình. Đặc biệt, việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp cần phải được coi trọng vì tài sản trí tuệ có đặc điểm là dễ xảy ra tranh chấp do việc sử dụng tài sản trí tuệ hoặc do quá trình đăng ký tài sản đó. Trong điều kiện toàn cầu hóa, những biến đổi cơ bản trong lĩnh vực SHTT của thế giới đã và sẽ tác động mạnh mẽ tới Việt Nam, do vậy chúng ta cần nhận thức việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ QSHTT bằng biện pháp dân sự là một việc làm cần thiết, qua đó, phải có sự điều chỉnh chính sách, điều chỉnh pháp luật đối với lĩnh vực này theo quan điểm thực tiễn và phát triển.

Một phần của tài liệu Bình luận về việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp dân sự tại việt nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(31 trang)