D. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:
4) Kiến nghị và đề xuất:
Trong công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Nó đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo dám nghĩ, dám làm thích ứng được với đời sống xã hội luôn phát triển. Nhu cầu này làm cho mục tiêu đào tạo của nhà trường phải được điều chỉnh một cách thích hợp dẫn đến sự thay đổi tất yếu về nội dung và phương pháp dạy học.
Đứng ở góc độ giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lớp 3. Để góp phần vào sự nghiệp giáo dục chung nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội theo mô hình mới, tôi xin có một số ý kiến như sau:
* Với Phòng Giáo dục:
Hướng dẫn tổ chức tập huấn, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường với nội dung phong phú, để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, biện pháp tháo gỡ những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý và dạy học theo đúng tinh thần Mô hình trường tiểu học mới Việt Nam.
Những trường trong huyện có Dự án, ngoài kinh phí đầu tư của Dự án, sách vở cấp đến học sinh, giáo viên… các trường phải tham mưu cho địa phương quan tâm đầu tư thêm cơ sở vật chất cho các lớp học theo Dự án.
* Với tổ chuyên môn:
Ban giám hiệu các trường phân công người phụ trách và cùng tham gia sinh hoạt với tổ chuyên môn để kịp thời giúp đỡ giáo viên.
Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên tham gia dự án về chuyên môn nghiệp vụ, cách thức tổ chức lớp học theo mô hình, cách đánh giá kết quả học sinh theo tổ nhóm chuyên môn, theo từng trường và theo cụm trường, tăng cường dự giờ
thăm lớp, trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau để áp dụng phương pháp dạy học mới đạt kết quả cao.
* Với giáo viên:
- Với phương châm lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người chỉ đạo, hướng dẫn, còn học sinh là người thực hiện công việc, tôi nghĩ trong giờ dạy, giáo viên nên tạo ra trong lớp học một không khí sôi nổi, thoải mái để tạo tâm thế cho học sinh tiếp thu kiến thức.
Mỗi giáo viên đều chủ động nghiên cứu, chuẩn bị nội dung kiến thức cơ bản và liên quan đến nội dung bài dạy, tích cực thiết kế bảng biểu, phiếu học tập, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, khai thác tranh ảnh,... để tạo thuận lợi cho học sinh trong quá trình hoạt động tiếp thu kiến thức.
Tích cực dự giờ, trao đổi, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Tôn trọng học sinh, tìm hiểu tính cách của mỗi học sinh. Tạo điều khiện để học sinh được nói nhiều, nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
Kết luận chung
Giáo dục Tiểu học chính là hình thành ở người học sinh những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững giúp cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kì mới, là nền tảng cho các bậc học sau này của học sinh. Đây là nhiệm vụ cao cả không của riêng ai mà của toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên. Muốn đạt được kết quả nêu trên đòi hỏi người giáo viên phải luôn tự học, sáng tạo, không ngừng đổi mới, biết sử dụng các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đặc biệt là phải tận tâm, tận tụy với nghề nghiệp mà mình đã chọn.
Việc vận dụng tất cả các biện pháp nêu trên, nhằm đạt tới mục đích cuối cùng là sau khi học xong mỗi tiết Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo mô hình VNEN, học sinh tích lũy được vốn hiểu biết về tự nhiên và xã hội, về cấu tạo của các cơ quan trong cơ thể của con người, ý thức được trách nhiệm của mình với bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, yêu thiên nhiên đất nước và bảo vệ môi trường sống…
Trong quá trình viết sáng kiến chắc chắn còn những khiếm khuyết, tôi rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học nhà trường và đồng nghiệp để sáng kiến của tôi sát thực tế hơn và áp dụng hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Lời cam đoan: Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm cảu bản thân tôi, không sao chép nội dung của người khác.
Nhật Quang, ngày 19 tháng 3 năm 2014
Doãn Thị Hạnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO