Nội dung và khối lượng khảo sát ĐCCT giai đoạn BVTC 1 Hồ chứa

Một phần của tài liệu TCVN 8477: 2010 doc (Trang 54 - 55)

8 Thành phần, khối lượng khảo sát địa chất công trình giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công (BVTC)

8.3 Nội dung và khối lượng khảo sát ĐCCT giai đoạn BVTC 1 Hồ chứa

8.3.1 Hồ chứa

- Phạm vi khảo sát chỉ thực hiện đối với những nơi cần xây dựng công trình cần xử lý chống thấm mất nước hoặc phải bảo vệ bờ hồ chứa khỏi sạt lở, bảo vệ các khu công nông nghiệp, di tích văn hóa...; - Thành phần công tác khảo sát bao gồm khoan, đào, thí nghiệm mà các giai đoạn trước chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ;

- Các công tác thăm dò xác định giới hạn xử lý và đề xuất biện pháp xử lý thích hợp đối với khu vực bờ hồ bị tái tạo do ảnh hưởng của nước hồ dâng cao, bao gồm:

1) Khoan đào với cự ly từ 50 m đến 200 m/ hố tùy mức độ phức tạp của điều kiện địa chất tại khu vực cần nghiên cứu;

2) Thí nghiệm cơ lý đất, đá, cát sỏi nền với số lượng mẫu lấy ở mỗi lớp đất từ 5 đến 8 mẫu cho các công trình từ cấp III trở lên và từ 2 đến 4 mẫu cho các công trình cấp III trở xuống (không bao gồm mẫu đã tiến hành ở giai đoạn trước).

8.3.2 Các công trình chính: Đập, cống, tràn, trạm bơm, kênh dẫn nước, đường hầm và các côngtrình lớn, quan trọng trên đường dẫn chính trình lớn, quan trọng trên đường dẫn chính

- Khi lập BVTC thường phải chỉnh lý tuyến công trình, do đó khi xảy ra trường hợp này cần phải khảo sát ĐCCT bổ sung để cụ thể hóa và chính xác hóa điều kiện ĐCCT của tuyến được điều chỉnh;

- Đối với những nơi có điều kiện ĐCCT phức tạp hoặc nền móng chịu áp lực lớn như trụ đỡ các đường ống cầu máng, tháp cống, trụ cầu... cần phải khảo sát ĐCCT bổ sung ngay tại vị trí chính xác của trụ móng các công trình đó;

8.3.2.2 Khoan, đào, xuyên

a) Đối với công trình đầu mối: Đập, cống, tràn, trạm bơm:

1) Công tác khoan, đào, xuyên chỉ thực hiện trong đường viền và hố móng công trình;

2) Khoảng cách giữa các hố khi điều kiện địa chất phức tạp từ 20 m đến 50 m, trung bình từ 50 m đến 100 m và đơn giản > 100 m;

3) Độ sâu các hố được xác định theo quy định tại 7.3.2.7 và 7.3.3.5 của Tiêu chuẩn này. Trong mỗi hố móng công trình nên có 2/3 hố đạt độ sâu như yêu cầu trên, các hố khác chỉ cần đạt tới cao độ hố móng.

b) Đối với đường dẫn chính và các công trình khác:

1) Khoảng cách giữa các hố theo tuyến tim từ 100 m đến 200 m và trên các mặt cắt ngang từ 20 m đến 50 m.

2) Độ sâu các hố được xác định theo quy định tại các Điều 7.3.4.2, 7.3.4.3 và 7.3.5.3. Trong mỗi hố móng công trình nên có 2/3 hố đạt độ sâu như yêu cầu trên, các hố khác chỉ cần đạt tới cao độ hố móng.

Một phần của tài liệu TCVN 8477: 2010 doc (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w