- Hình thức đàm thoại:
Hình thức đọc sách giáo khoa:
Hình thức này có thể thay cho hình thức diễn giảng và có tính chính xác cao song đòi hỏi không được đơn giản hoá bằng việc dặn học sinh về nhà đọc sách giáo khoa. Giáo viên phải nghiên cứu trước và phải soạn được một hệ thống câu hỏi hướng dẫn kết hợp với hướng dẫn bằng lời để học sinh biết cách đọc và đọc có hiệu quả cao nhất.
Thí dụ: hướng dẫn học sinh đọc giáo khoa bài “ Khái quát về lịch sử tiếng Việt ”: Chuẩn bị của giáo viên
· Đọc kĩ giáokhoa để xác định vị trí và đặc điểm của bài học:
Trong chương trình tiếng Việt 10 cải cách, “Khái quát về lịch sử tiếng Việt” là bài mở đầu của chương trình, gồm 7 đơn vị kiến thức cơ bản, được dạy- học trong hai tiết: Tiết 1: Nguồn gốc và quá trình phát triển của tiếng Việt
- Khái niệm “tiếng Việt ” -Nguồn gốc tiếng Việt
-Quan hệ họ hàng của tiếng Việt (trọng tâm) -Sơ lược về quá trình phát triển
-Tiếng Việt trong thời kì phong kiến Tiếng Việt trong thời kì thuộc Pháp
-Tiếng Việt từ cách mạng Tháng Tám đến nay Tiết 2: Chữ viết tiếng Việt
-Vai trò của chữ viết -Chữ Nôm
- Chữ Quốc ngữ (trọng tâm)
Nhìn vào sự phân lượng và định tính của bài học có thể thấy, khối lượng kiến thức phải tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh và làm chủ là khá lớn, các kiến thức đều mang tính lí thuyết chung về ngôn ngữ, về tiếng Việt và hoàn toàn mới đối với học sinh.
Những tri thức về nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt là những tri thức khó, khó không chỉ với học sinh mà khó cả với giáo viên (vì đòi hỏi phải hiểu biết về nhiều ngôn ngữ một cách chắc chắn ) nên phải hết sức thận trọng. Các thí dụ trong giáo khoa và hướng dẫn chỉ là phiên âm nên thiếu chính xác, có những trường hợp sai (Puok –bụng > lẽ ra Puoh’ )…
Chữ Quốc ngữ là một thứ kí hiệu học sinh đã được học ngay từ mẫu giáo lại sử dụng thường xuyên nên các em cũng dễ dàng nhận thức được những tiện lợi và những bất hợp lí của nó, những sự khác biệt cơ bản giữa chữ Quốc ngữ với các thứ chữ khác mà các em được biết.
Trên cơ sở nhận thức về vị trí và đặc điểm của bài học như trên giáo viên phải xác định