Quảng cáo tài trợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Phát triển hoạt động e marketing tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ LANLINH (Trang 31 - 112)

Quảng cáo tài trợ cho phép nhà quảng cáo thực hiện một chiến dịch thành công mà không cần lôi cuốn nhiều người vào trang web của mình các mẫu quảng cáo chỉ xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm các thông tin và sử dụng các từ khóa có liên quan đến những từ khóa mà doanh nghiệp ( chủ website, công ty quảng cáo...) chọn sử dụng cho mẫu quảng cáo của họ xuất hiện cùng với các từ khóa đó. Khi có khách hàng click vào mẫu quảng cáo thì

chủ nhân của trang web đó sẽ phải trả cho các cỗ máy tìm kiếm một số khoản tiền nhỏ thường được gọi là chi phí cho một lần click ( cost per click - CPC ).

Các nhà tài trợ thường nhận được một vị trí quảng cáo đẹp nhất như một phần của tài trợ. Tham dự với tư cách là một nhà tài trợ, doanh nghiệp cũng có thể thay đổi quảng cáo, làm cho nó xuất hiện nổi bật bằng một đường nhấn kỹ xảo nào đó nhằm tăng sự thu hút đối với khách truy cập website hay độc giả của các bản tin điện tử.

Khi muốn trở thành một nhà tài trợ, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc, xác định rõ mối quan hệ giữa thị trường mục tiêu mà quảng cáo của doanh nghiệp muốn nhắm đến với đối tượng khách hàng của các trang web và tạp chí điện tử. Bên cạnh đó, cũng thường xuyên phải theo dõi, kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả của quảng cáo với tư cách là một nhà tài trợ.

1.3.6. Viral marketing

Viral marketing là loại hình truyền thông mà mọi người thường gọi với cái tên là marketing lan truyền. Marketing lan truyền là phương thức tiếp thị thông qua quá trình lan truyền thông điệp đến cộng đồng, tương tự như sự lây lan của virus hoặc virus máy tính. Viral marketing tồn tại dưới 2 hình thức: Chiến dịch viral marketing tự nhiên (Organic campaign) là các chiến dịch phát triển một cách tự nhiên mà không có sự tác động của các nhà tiếp thị, và chiến dịch viral marketing được kiểm soát

(Amplified/ controlled campaign) là các chiến dịch được hoạch định r ràng. Nó được định nghĩa dựa trên nguyên tắc lan truyền thông tin, cũng tương tự như cách thức virus lan truyền từ người này sang người khác với tốc độ theo cấp số nhân. Các nhà tiếp thị sử dụng chiến dịch marketing lan truyền với mong muốn làm bùng nổ thông điệp của công ty tới hàng nghìn, hàng vạn lần.

Viral marketing sẽ sử dụng tất cả các hình thức của truyền thông được thực hiện trên môi trường Internet như các đoạn video, trò chơi trực tuyến,

sách điện tử, tin nhắn văn bản,…nhưng phổ biến hơn cả vẫn là sử dụng các mạng xã hội, diễn đàn, blog, bản tin và thư điện tử.

Một chiến dịch viral marketing nếu được chuẩn bị một cách chi tiết, cẩn thận và đặc biệt là biết cách kết hợp các yếu tố lại với nhau thì có thể tạo ra một làn sóng trên môi trường mạng. Và kể cả trong trường hợp không tạo được một làn sóng nhỏ thì ít nhất các thông điệp của doanh nghiệp đã được lan truyền. Để có được một chiến dịch marketing lan truyền hiệu quả đòi hỏi các nhà tiếp thị phải biết cách cân bằng một số yếu tố sau đây:

Cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ miễn phí. Đây được xem là nguyên tắc đầu tiên và cơ bản nhất của marketing lan truyền. Khi một người nào đó nghe thấy từ “miễn phí”, nó sẽ khích thích sự quan tâm trong họ và chắc chắn họ sẽ tận dụng cơ hội sử dụng sản phẩm và dịch vụ miễn phí. Một điều cần phải lưu ý là khi thực hiện chiến dịch marketing lan truyền đòi hỏi doanh nghiệp phải hết sức kiên nhẫn. Bởi vì khi doanh nghiệp tiến hành tặng sản phẩm hay dịch vụ, doanh nghiệp không thể ngay lập tức thu được lợi nhuận nhưng khi đã phát triển được một lượng khách hàng tiềm năng nhờ tặng một cái gì đó miễn phí thì doanh nghiệp sẽ sớm tạo ra thu nhập từ họ.

1.3.7. Kênh truyền thông xã hội (Social Media Marketing)

Social Media Marketing là một thuật ngữ để chỉ một cách thức truyền thông kiểu mới, trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến, với mục đích tập trung các thông tin có giá trị của những người tham gia, mà các nhà tiếp thị Việt Nam thường gọi là truyền thông xã hội hay truyền thông đại chúng. Hiểu một cách rõ hơn, truyền thông xã hội là quá trình tác động đến hành vi của con người trên phạm vi rộng, sử dụng các nguyên tắc tiếp thị với mục đích mang lại lợi ích xã hội hơn là lợi nhuận thương mại.

Truyền thông xã hội được thể hiện dưới hình thức là các mạng giao lưu chia sẻ thông tin cá nhân như Facebook, Yahoo 360, Tam tay, YuMe…hay

các mạng chia sẻ tài nguyên cụ thể như: ảnh (tại trang www.flickr.com;

www.anhso.net...), video (tại trang www.youtube.comhay www.clip.vn), tài

liệu (truy cập trang www.scribb.com, www.tailieu.vn...) mà mọi người thường gọi là mạng xã hội.

Một số gợi ý giúp sử dụng các trang mạng xã hội một cách hiệu quả:

Định hướng đến những người xem nhất định: Tạo một trang web định

hướng đến một nhóm người quan trọng đối với công ty và nên tập trung vào các thị trường nhỏ.

Định hướng suy nghĩ cho khách hàng: Cung cấp những thông tin có giá

trị và thú vị mà mọi người cần.

Hãy tỏ ra chân thành và đáng tin cậy: Không tạo dựng được lòng tin và

uy tín đối với khách hàng là không tốt chút nào và nếu bị lật tẩy sẽ gây tổn hại lớn đến uy tín của công ty.

Tạo ra thật nhiều đường liên kết: Tạo liên kết đến trang web và blog của

doanh nghiệp, của những người khác trong ngành và mạng lưới. Hầu như mọi người đều thích những đường liên kết bởi vì chúng chính là mạch máu của thế giới mạng.

Khuyến khích mọi người liên lạc với doanh nghiệp: Tạo điều kiện để

khách hàng có nhiều kênh phản hồi với doanh nghiệp, cũng như các cách liên lạc với doanh nghiệp như: thư điện tử, điện thoại, Skype…

Tích cực tham gia: Hãy thành lập các nhóm và tham gia vào các cuộc

thảo luận trực tuyến. Hãy trở thành một nhà lãnh đạo và tổ chức trong thế giới mạng.

Tạo điều kiện để mọi người tìm thấy website: Đánh dấu các trang của và

đưa lên các danh mục theo chủ đề.

Thử nghiệm: Những trang cộng đồng này là nơi lý tưởng để doanh

hãy bỏ đi và thử một cái mới. Không có cái gì gọi là tường tận mọi thứ trong những mạng cộng đồng này mà tất cả chúng ta đều phải luôn luôn học hỏi lẫn nhau.

1.4. Nội dung phát triển hoạt động E-marketing

1.4.1. Phát triển chiến lược hoạt động E-marketing

Sự phát triển của Internet đã làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Song song với các phương tiện truyền thông truyền thống như TV, radio, báo & tạp chí, thư từ…, các doanh nghiệp ngày nay đã nhanh chóng ứng dụng hình thức marketing trực tuyến. Tuy nhiên, làm thể nào để có thể xây dựng được một chiến lược marketing trực tuyến lại không hề đơn giản.

Chiến lược marketing được xác định bởi David Aaker là một quá trình có thể cho phép một tổ chức tập trung nguồn lực vào các cơ hội tối ưu với mục tiêu tăng doanh số và đạt được một lợi thế cạnh tranh bền vững.

(Strategic manegement-2008)

Chiến lược marketing bao gồm tất cả các hoạt động cơ bản và lâu dài trong lĩnh vực marketing nhằm xử lý việc phân tích tình hình chiến lược ban đầu của một doanh nghiệp và thiết lập lập, thẩm định và lựa chọn các chiến lược định hướng thị trường và từ đó đóng góp vào các mục tiêu của công ty và mục tiêu marketing của doanh nghiệp. (Homburg, Christian; Sabine Kuester, Harley Krohmer (2009)- Marketing Management - A Contemporary

Perspective )

Chiến lược marketing được coi như là nền tảng cơ bản của kế hoạch marketing được thiết kế nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường và đạt được mục tiêu tiếp thị. Các kế hoạch và mục tiêu thường được thử nghiệm cho những kết quả đo lường được. Thông thường, chiến lược tiếp thị được phát triển như kế hoạch dài hạn, với một kế hoạch chiến thuật chi tiết hành động cụ thể được thực hiện trong ngắn hạn. Các kế hoạch tiếp thị có thể được thiết lập khác nhau tùy theo công ty ở từng mức độ ngành nghề, quốc gia, qui mô. Tuy nhiên thời gian thực hiện càng ngày càng được rút nhắn lại do tốc độ thay đổi trong môi trường gia tăng về công nghệ, cách thức cải tiến quá trình…

Các chiến lược marketing cần phải năng động và có tính tương tác. Chúng được lên kế hoạch một phần và một phần thực hiện không nằm trong kế hoạch. Theo dõi chiến lược một cách linh hoạt, chiến lược tiếp thị cần phải có một cái nhìn dài hạn , và các công cụ như mô hình giá trị thời gian phục vụ khách hàng của sản phẩm có thể tác động mạnh mẽ trong việc giúp đỡ mô phỏng những ảnh hưởng của chiến lược mua lại , doanh thu trên mỗi khách hàng. Chiến lược tiếp thị liên quan đến việc khảo sát môi trường bên trong và bên ngoài, yếu tố môi trường nội bộ bao gồm marketing hỗn hợp và mô hình marketing hỗn hợp , cộng với phân tích hiệu suất và những hạn chế của chiến lược. Yếu tố môi trường bên ngoài bao gồm phân tích khách hàng , phân tích đối thủ cạnh tranh , phân tích thị trường mục tiêu , cũng như đánh giá yếu tố của môi trường công nghệ , kinh tế , văn hoá, chính trị / pháp lý có khả năng ảnh hưởng đến thành công Một thành phần quan trọng của chiến lược tiếp thị thường là để giữ cho marketing phù hợp với tuyên bố mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Mỗi lần xem xét toàn diện môi trường được hoàn tất, kế hoạch chiến lược có thể được xây dựng để xác định phương án kinh doanh , thiết lập mục tiêu đầy thách thức , xác định marketing hỗn hợp tối ưu để đạt được những mục tiêu , và thực hiện chi tiết.

Bước cuối cùng trong việc phát triển một chiến lược tiếp thị là tạo ra một kế hoạch để giám sát và dự phòng nếu có vướng mắc trong việc thực hiện kế hoạch. Mô hình Marketing-mix thường được sử dụng để giúp xác định ngân sách tiếp thị tối ưu và làm thế nào để phân bổ nguồn lực cho Marketing-mix để đạt được những mục tiêu chiến lược . Hơn nữa, mô hình như vậy có thể giúp phân bổ chi tiêu trên một danh mục đầu tư của các thương hiệu và quản lý thương hiệu để tạo ra giá trị .

Không nằm ngoài những lý luận trên, khi triển khai phát triển chiến lược hoạt động marketing trong môi trường Internet

Công cụ tìm kiếm có thể không hiệu quả và chiến lược của doanh nghiệp có thể không tạo ra lợi ích ngay lập tức.

Bởi vì sự cạnh tranh gay gắt của hàng triệu đối thủ đồng thời tham gia vào chiến lược marketing trực tuyến, doanh nghiệp cần luôn theo dõi và luôn sẵn sàng để điều chỉnh khi thích hợp. Tuy nhiên, kiến thức, khả năng của chính doanh nghiệp, và kế hoạch quản lí tốt chiến lược marketing trực tuyến có thể làm tăng cơ hội cho doanh nghiệp đi đến thành công.

Qui trình xây dựng chiến lược phát triển hoạt động E-marketing

Phân tích môi trường thương mại điên tử

Phân tích môi trường thương mại điện tử và những cơ hội kinh doanh trong môi trường hiện tại và trong dài hạn, để kịp thời thích nghi với các thay đổi công nghệ trong E-marketing, và tận dụng các cơ hội, hạn chế các rủi ro từ sự thay đổi của môi trường.

Phân tích hành vi khách hàng mục tiêu, các thói quen tiêu dùng, thói quen tìm kiếm và khai thác thông tin của nhóm khách hàng tiềm năng, để phát triển các hoạt động marketing của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, các trải nghiệm khi tương tác với website của doanh nghiệp cũng như sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mà website cung cấp.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, các thế mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh trong nghành.

Phân tích nội bộ doanh nghiệp: các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp.

Chìa khóa thành công cho chiến lược của doanh nghiệp là có thể tận dụng được cơ hội, né tránh các rủi ro mà vẫn tối ưu hóa được các nguồn lực của doanh nghiệp

Thiết lập mục tiêu kinh doanh

Mục tiêu kinh doanh cần phải khả thi trong phạm vi các nguồn lực của doanh nghiệp và đo lường được, phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó thiết lạp các kế hoạch marketing phù hợp với mục tiêu kinh doanh trong dài hạn và trong ngắn hạn.

Mục tiêu về thị trường : trong giai đoạn hiện tại, mục tiêu marketing của doanh nghiệp là chiếm thị phần, hay quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh quá trình phân phối, bán hàng…

Mục tiêu của website là gì? Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là những ai? Làm thế nào để khách hàng biết đến website? Công cụ để quảng bá nào website có thể áp dụng và triển khai như thế nào?...

Mục tiêu về lợi nhuận: cân đối với ngân sách và tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại, đưa ra mục tiêu lợi nhuận mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua hoạt động marketing của mình.

Cách thức đạt được mục tiêu

Phân khúc khách hàng mục tiêu : xác định các nhóm khách hàng của doanh nghiệp, họ mua hàng ở đâu, họ mua như thế nào, thời gian nào họ mua …)

Định vị thương hiệu và hình ảnh của sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Xây dựng chiến lược marketing mix trong kinh doanh online.

Các chiến lược bổ trợ cho công tác marketing và bán hàng Các phối hợp các chiến lược của các công cụ marketing online ra sao (website, SEO, Email Marketing, Mạng xã hội, Chương trình quản cáo trực tuyến…)

Các nguồn lực và phương pháp kiểm soát hoạt động marketing online

Sử dụng các công cụ đo lường, thống kê website và đo lường hiệu quả của các hoạt động marketing doanh nghiệp đanh triển khai như: Google Analytics, Alexa.com, Google WebMaster Tool…

1.4.2. Phát triển kế hoạch hoạt động E-marketing

Đằng sau những dự án kinh doanh trên Internet thành công là những kế hoach marketing qua Internet được nghiên cứu kỹ càng. Một kế hoạch E- marketing hướng dẫn doanh nghiệp từng bước một tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ đến thị trường mục tiêu cụ thể mà vẫn tập trung vào mục tiêu tiếp thị của mình.

Kế hoạch Internet marketing của doanh nghiệp sẽ xác định tất cả các thành phần thuộc chiến lược marketing của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ tạo lập các chi tiết của việc phân tích thị trường, bán hàng, quảng cáo, và chiến dịch quan hệ công chúng. Hầu hết các kế hoạch thành công đều tích hợp cả chiến lược internet marketing và chiến lược marketing truyền thống.

Từ chiến lược được hoạch định cho các hoạt động E-marketing , ta sẽ cụ thể hóa qui trình, cách thức thực hiện cụ thể để đạt được các mục tiêu E- marketing thông qua kế hoạch thực hiện các hoạt động E-marketing.

Trình tự thực hiện việc phát triển kế hoạch hoạt động E-marketing thực hiện như sau:

Phân tích tình thế

Bước đầu tiên của quá trình hoạch định chiến lược E-marketing chính là nhận dạng, phân tích tình thế E-marketing của doanh nghiệp . Đó là việc xác định các điều kiện thị trường hiện tại và tiến hành phân tích năng lực của tổ chức, mức độ mà lực lượng lao động hiện hành với những kỹ năng cần thiết để hoạt động trong môi trường TMĐT.

Dữ liệu từ sự phân tích bên trong và bên ngoài này cho phép nhà quản trị xác định các cơ hội và những đe dọa của môi trường bên ngoài, những điểm mạnh điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp. Các nhân tố này có tác động đến việc ứng dụng và triển khai Marketing TMĐT của doanh nghiệp.

Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp

- Phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: (PEST ) PEST là công cụ phân tích liên quan đến những yếu tố vĩ mô, bên ngoài môi trường kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Các yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng tới việc ứng dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Phát triển hoạt động e marketing tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ LANLINH (Trang 31 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w