Cấu trúc thời gian/tần số của tín hiệu đồng bộ

Một phần của tài liệu Truy nhập vô tuyến trong LTE luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 73 - 75)

Cấu trúc thời gian/tần số tổng quát đã được mô tả tóm tắt ở trên và được minh họa trong hình 3.13. Như đã thấy trong hình, các tín hiệu đồng bộ sơ cấp và thứ cấp được truyền trong hai ký hiệu OFDM liên tiếp. Cấu trúc này đã được lựa chọn để cho phép xử lý nhất quán của tín hiệu đồng bộ thứ cấp tại thiết bị đầu cuối. Sau bước đầu tiên, tín hiệu đồng bộ sơ cấp đã được biết và vì thế nó có thể được sử dụng để ước lượng kênh. Ước lượng kênh này sau đó có thể được sử dụng để xử lý nhất quán các tín hiệu nhận được trước khi tới bước thứ hai để nhằm nâng cao hiệu suất. Tuy nhiên, sự bố trí của các tín hiệu đồng bộ sơ cấp và thứ cấp cạnh nhau mặt khác cũng ngụ ý rằng thiết bị đầu cuối trong bước thứ hai cần phải ước tính độ dài tiền tố vòng một cách mò mẫm. Tuy nhiên, điều này là một hoạt động ít phức tạp.

Trong nhiều trường hợp, thời gian định thời trong nhiều ô là được đồng bộ như nhau do sự bắt đầu của khung trong các ô cạnh nhau bị trùng nhau về thời gian. Một lý do ở đây là phải cho phép MBSFN hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động đồng bộ cũng ngụ ý là truyền các tín hiệu đồng bộ sơ cấp trong các ô khác nhau sảy ra đồng thời. Sự ước lượng kênh dựa trên tín hiệu đồng bộ sơ cấp vì vậy sẽ phản ánh sự phối hợp kênh từ tất cả các ô nếu tín hiệu đồng bộ sơ cấp giống nhau được sử dụng trong tất cả các ô. Hiển nhiên là việc giải điều chế nhất quán của các tín hiệu đồng bộ thứ cấp, là khác nhau trong các ô khác nhau, một sự ước tính kênh từ ô mạng về lợi ích là cần thiết, không phải là sự ước tính của việc phối hợp kênh từ tất cả các ô. Do đó, LTE hỗ trợ nhiều các chuỗi cho tín hiệu đồng bộ sơ cấp. Trong trường hợp sự thu nhất quán trong việc phân phối với thời gian các ô là đồng bộ, các ô lân cận có thể sử dụng các chuỗi đồng bộ sơ cấp khác để làm giảm bớt các vấn đề về ước lượng- kênh như đã được mô tả ở trên. Hơn nữa, như đã mô tả ở trên tín hiệu đồng bộ sơ cấp cũng mang một phần của việc nhận dạng ô.

Hình 3.14. Sự hình thành tín hiệu đồng bộ trong miền tần số

Từ góc độ TDD, sự bố trí tín hiệu đồng bộ tại phần cuối của khe đầu tiên trong khung con, thay vì khe thứ hai là có lợi vì nó ngụ ý rằng ít hạn chế hơn trong việc tạo ra thời gian bảo vệ giữa đường lên và đường xuống. Ngoài ra, nếu các tín hiệu đồng bộ được đặt trong khe cuối cùng của khung con, sẽ không có khả năng để có được thời gian bảo vệ cần thiết. Ngoài ra, lưu ý rằng với hoạt động TDD, vị trí của các tín hiệu đồng bộ ngụ ý là luôn nằm ở khung con số 0 và số 5 trong các khung con đường xuống.

Khi bắt đầu thủ tục dò tìm ô, băng thông ô là không cần thiết phải biết đến. Về nguyên tắc, việc phát hiện băng thông truyền dẫn có thể đã được thực hiện một phần trong các thủ tục dò tìm ô. Tuy nhiên điều này sẽ làm phức tạp thủ tục dò tìm ô chung, nó là thích hợp hơn để duy trì thủ tục dò tìm ô giống nhau, bất kể băng

thông truyền dẫn tổng thể của ô. Thiết bị đầu cuối sau đó có thể được thông báo về băng thông thực tế trong ô từ kênh quảng bá. Vì vậy để duy trì cấu trúc miền tần số gióng nhau của các tín hiệu đồng bộ, bất kể băng thông hệ thống của ô, các tín hiệu đồng bộ luôn được truyền bằng cách sử dụng 72 sóng mang con trung tâm, tương ứng với một băng thông trong thứ tự của 1MHz. Hình 3.14 minh họa một khả năng có thể thực hiện cho việc tạo ra các tín hiệu đồng bộ, 36 sóng mang con trên mỗi bên của sóng mang con DC trong miền tần số được dành riêng cho tín hiệu đồng bộ. Bằng cách sử dụng một IFFT, tín hiệu miền thời gian tương ứng có thể được tạo ra. Kích thước của IFFT cũng như số lượng các sóng mang con được đưa về không như trong hình 3.14, tùy thuộc vào băng thông hệ thống. Các sóng mang con không được sử dụng cho truyền các tín hiệu đồng bộ có thể được sử dụng cho truyền dữ liệu.

Một phần của tài liệu Truy nhập vô tuyến trong LTE luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 73 - 75)