Xác định và phân loại chi phí

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả tại các công ty cổ phần dược trên địa bàn hà nội (Trang 66 - 98)

* Chi phí giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán bao gồm giá mua và chi phí mua hàng hoá tiêu thụ trong kỳ . Giá mua là giá thực tế mua hàng hoá chưa có thuế GTGT của hàng hoá, chi phí thu mua là chi phí như chi phí bảo hiểm hàng hoá, chi phí bốc dỡ, chi phí vận chuyển hàng hoá từ nơi mua về kho,…

Phương pháp tính giá hàng xuất kho

Giá vốn hàng bán ở Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo tháng. Những năm trước, công ty tính giá hàng xuất theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ, tuy nhiên do nhận thấy việc tính giá hàng xuất kho cả kỳ làm cho số liệu trên sổ kế toán không chính xác, rõ ràng như việc sử dụng phương pháp tính giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền theo tháng nên công ty đã thay đổi thời gian, chuyển sang tính giá vốn theo tháng chứ không phải theo quý.

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 2 và công ty cổ phần dược phẩm Vinacare tính giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền theo quý. Cuối quý, kế toán sử dụng bút toán tính giá hàng xuất kho, máy tính tự động kết chuyển giá vốn hàng bán của từng đơn hàng theo giá xuất vừa tính.

Đối với phương pháp này, giá thực tế hàng xuất được tính theo các công thức sau: Giá thực tế hàng xuất kho = Số lượng hàngxuất kho x Đơn giá xuất kho bìnhquân

Đơn giá xuất kho

bình quân =

Giá trị hàng hóa tồn đầu tháng và nhập trong tháng

Số lượng hàng hóa tồn đầu tháng và nhập trong tháng

* Chi phí tài chính:

Chi phí hoạt động tài chính của các công ty tác giả nghiên cứu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ, chủ yếu bao gồm:

+ Chi phí lãi vay + Chi phí lãi trả chậm

+ Chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ.

* Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:

Theo khảo sát thực tế cả 3 Công ty Dược phẩm đều hạch toán chi phí bán hang vào TK 641, chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 642 và đều được theo dõi chi tiết theo từng yếu tố chi phí. Tuy nhiên, giống như các chi phí kinh doanh khác, thời điểm ghi nhận chi phí bàn hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, không phải theo thời điểm phát sinh chi phí mà theo thời điểm nhận được các chứng từ kế toán, nên hạch toán kế toán 2 loại chi phí này đôi khi cũng mắc phải hiện tượng hạch toán không đúng kỳ phát sinh chi phí. Ngoài ra, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của các Công ty tác giả khảo sát đều có đặc điểm chung là toàn bộ các chi phí thực tế phát sinh trong kỳ liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa hay liên quan đến hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp, không tách riêng được cho từng đối tượng, từng hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:

+ Chi phí nhân viên: bao gồm các khoản phải trả cho nhân viên kinh doanh, bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoá,... và nhân viên quản lý doanh nghiệp bao gồm tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích theo lương ,..

+ Chi phí vật liệu bao bì phục vụ cho việc đóng gói hàng hóa, bảo quản hàng hóa, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản TSCĐ,… và các vật liệu, văn phòng phẩm,.. xuất dùng cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp.

+ Chi phí dụng cụ đồ dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp như: bán ghế, máy tính, máy photocopy, điều hòa,…

+ Chi phí khấu hao TSCĐ thuộc bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý doanh nghiệp như: tiền điện thoại, tiền thuê cửa hàng, phương tiện vận chuyển,…

+ Các chi phí bằng tiền khác: chi phí tiếp khách,… phục vụ hoạt động bán hàng hay quản lý doanh nghiệp.

+ Thuế, phí và lệ phí: bao gồm chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất,. . . và các khoản phí, lệ phí khác (chi phí quản lý doanh nghiệp)

* Chi phí khác:

Chi phí khác của các Công ty tác giả nghiên cứu phát sinh rất ít, chủ yếu gồm các chi phí liên quan đến hoạt động thanh lý nhượng bán tài sản cố định như giá trị còn lại của TSCĐ, các chi phí vận chuyển, bốc xếp,… phát sinh trong quá trình thanh lý nhượng bán TSCĐ. Đặc biệt một số chi phí theo lý thuyết phải hạch toán vào chi phí khác (ví dụ như chi phí phạt vi phạm hành chính, chi phí phạt do nộp chậm thuế,…) nhưng do kế toán các công ty chủ động tách ngay những chi phí này ra khỏi chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ (vì những chi phí này không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN).

* Chi phí thuế TNDN:

Chi phí thuế TNDN của các công ty được xác định sau khi kế toán xác định được tổng lợi nhuận kế toán trước thuế bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

và lợi nhuận hoạt động khác. Chi phí thuế TNDN bằng lợi nhuận trước thuế nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.2.2.2 Phương pháp kế toán chi phí

a/ Chứng từ sử dụng

Qua khảo sát thực tế tại các Công ty cổ phần dược trên đia bàn Hà Nội, có thể thấy các chứng từ kế toán để hạch toán chi phí kinh doanh rất đa dạng. Các chứng từ thường được sử dụng để hạch toán giá vốn hàng bán gồm có: Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, bảng kê mua hàng, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nhận hàng hoá, phiếu chi, giấy báo nợ,… Các chứng từ thường được sử dụng để hạch toán chi phí bán hàng gồm có bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định, hoá đơn điện, nước, điện thoại,… Các chứng từ để hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp gồm bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, hoá đơn thuế, phí, lệ phí,… Các hoá đơn này đều được tập hợp về phòng kế toán để ghi sổ và lưu trữ.

b/ Tài khoản sử dụng

Khảo sát tại 3 doanh nghiệp trên cho thấy, các TK kế toán được sử dụng để hạch toán chi phí kinh doanh không hoàn toàn giống nhau giữa các Công ty Dược phẩm. Các doanh nghiệp sử dụng đầy đủ các TK 632, TK 641, TK 642,TK 635, TK 821. Như vậy, tất cả các chi phí ngoài chi phí về giá vốn hàng bán đều được hạch toán vào các tài khoản : TK 641, TK 642, TK 635, TK 821. như Công ty cổ phần Dược phẩm TW II nhưng không đầy đủ theo nội dung của khoản chi phí bán hàng và một số khoản chi phí về bản chất thuộc chi phí bán hàng vẫn được hạch toán vào TK 642. Tuy nhiên các TK chi phí kinh doanh mà doanh nghiệp kinh doanh dược sử dụng thường được mở chi tiết theo loại hình hoạt động kinh doanh và loại hàng hoá, đối với các chi phí mang tính thời kỳ thì được hạch toán chi phí theo yếu tố chi phí. Cụ thể:

- Kế toán sử dụng TK 632 – Giá vốn hàng bán để phản ánh chi phí về giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ. Cũng tương tự như TK 511 “Doanh thu bán hàng”, TK

632 “Giá vốn hàng bán” cũng được mở chi tiết theo đặc thù hoạt động kinh doanh của các công ty

+ Tài khoản 6321 “Giá vốn hàng hóa” + Tài khoản 6322 “Giá vốn dịch vụ”

Riêng công ty cổ phẩn dược phẩm TW2 thì mở chi tiết theo từng chi nhánh trực thuộc là:

TK 632 MN:Giá vốn hàng bán Miền Nam TK 632 MB: Giá vốn hàng bán Miền Bắc TK 632 MT: Giá vốn hàng bán Miền Trung

Ngoài ra kế toán các công ty còn sử dụng một số TK khác có liên quan như: TK 156, TK 157, …

- Kế toán sử dụng TK 635 – Chi phí tài chính để hạch toán các chi phí về hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Các công ty mở chi tiết các tài khoản cấp 2 cho tài khoản 635 tùy thuộc vào tính chất các khoản chi phí tài chính phát sinh trong các công ty. Cụ thể:

+ TK 6351: Chi phí lãi vay phải trả + TK 6352: Lỗ chênh lệch tỷ giá - TK 641: Chi phí bán hàng

Để phản ánh chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, kế toán sử dụng TK 641- chi phí bán hàng. TK 641 được theo dõi chi tiết các tài khoản cấp 2:

+ TK 6411: Chi phí nhân viên + TK 6412: Chi phí vật liệu bao bì + TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng + TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6415: Chi phí bảo hành

+ TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6418: Chi phí bằng tiền khác.

- TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Để phản ánh chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 642- chi phí quản lý doanh nghiệp. TK 642 được theo dõi chi tiết các tài khoản cấp 2:

+ TK 6421: Chi phí nhân viên + TK 6422: Chi phí vật liệu bao bì + TK 6423: Chi phí dụng cụ, đồ dùng + TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6425: Thuế, phí và lệ phí + TK 6426: Chi phí dự phòng

+ TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6428: Chi phí bằng tiền khác.

Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như TK 133, TK 111, TK 112, TK 214, TK 334,…

- TK 811: Chi phí khác

Chi phí khác phát sinh được phản ánh vào tài khoản 811- Chi phí khác. Vì chi phí khác phát sinh rất ít tại các công ty nên tài khoản này không được chi tiết thành các TK cấp 2.

- TK 821: Chi phí thuế TNDN

Tài khoản sử dụng để hạch toán thuế TNDN tại các doanh nghiệp tác giả khảo sát được phản ánh trên TK 3334- Thuế TNDN, TK 8211- Thuế TNDN hiện hành

c/ Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

* Trình tự hạch toán giá vốn hàng bán:.

Tại các công ty, giá vốn hàng bán được xác định vào cuối kỳ kế toán do kế toán kho tính. Cuối kỳ khi có đơn giá xuất, kế toán sẽ tính giá vốn (đơn giá xuất được lấy trên Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho thành phẩm). Khi nhận được các chứng từ như Hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho…. Kế toán đồng thời mở "Sổ chi tiết giá vốn hàng bán". "Sổ chi tiết giá vốn hàng bán" được mở riêng cho từng tài khoản. Cuối kỳ kế toán tổng hợp giá vốn của hàng bán trong kỳ lên Sổ Cái giá vốn hàng bán.

* Trình tự hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp:

Trên cơ sở các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh, kế toán ở các khâu như: kế toán tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán TSCĐ, kế toán lương… sẽ nhập số liệu vào các phân hệ nghiệp vụ của mình, cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp lên sổ chi tiết TK 641, 642 . Số liệu trên sổ chi tiết là cơ sở để ghi sổ cái TK 641, 642.

Cuối kỳ, kế toán tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ rồi tiến hành kết chuyển sang TK 911 để xác định KQKD.

* Trình tự hạch toán chi phí tài chính và chi phí khác:

Khi nhận được các chứng từ liên quan như thông báo lãi vay của ngân hàng, hóa đơn phí ngân hàng.. kế toán lập chứng từ và ghi sổ cái TK 635 và các sổ kế toán có liên quan.

Khi phát sinh các khoản chi phí khác như chi phí phạt vi phạm hợp đồng, bị phạt thuế…Căn cứ vào chứng từ thực tế, kế toán nhập vào chương trình, hệ thống tự động cập nhập vào các tài khoản tương ứng.

Cuối kỳ, TK 635 và 811 được kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

2.2.3 Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại các công ty cổ phần dược trên địa bàn Hà Nội

2.2.3.1 Xác định kết quả kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh của các Công ty Dược bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh sản phẩm thuốc và thiết bị y tế và kết quả hoạt động tài chính. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về kết quả kinh doanh sản phẩm thuốc và một phần các hoạt động tài chính trong các Công ty Dược.

Khảo sát thực tế tại 3 Công ty cổ phần Dược phẩm cho thấy:

- Kết quả kinh doanh sản phẩm hàng hoá là chênh lệch giữa doanh thu kinh doanh sản phẩm hàng hoá và chi phí kinh doanh sản phẩm hàng hoá trong một kỳ kế toán.

- Kết quả tiêu thụ hàng hoá và cung cấp dịch vụ trong kỳ được biểu hiện qua chỉ tiêu lãi hoặc lỗ về hoạt động tiêu thụ hàng hoá thành phẩm, dịch vụ được xác định theo công thức sau:

= – - -

và được phản ánh trên TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh doanh nghiệp

2.2.3.2. Phương pháp kế toán kết quả kinh doanh * Về tài khoản kế toán:

Theo khảo sát thực tế tại các Công ty cổ phần Dược phẩm, TK kế toán sử dụng để hạch toán xác định kết quả kinh doanh là TK 911, các doanh nghiệp đều mở chi tiết cho TK 911 nhưng cách thức mở chi tiết có khác nhau trong các doanh nghiệp này. Cụ thể:

- Tại công ty cổ phần Dược phẩm Vinacare và công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội, TK 911 được mở chi tiết theo loại hình hoạt động như sau:

TK 9111 – Xác định kết quả kinh doanh thành phẩm TK 9112 – Xác định kết quả kinh doanh dịch vụ.

- Tại công ty cổ phần Dược phẩm TW2, TK 911 lại được mở chi tiết theo các đơn vị trực thuộc như sau:

TK 911 MN – Xác định kết quả kinh doanh Miền Nam TK 911 MB – Xác định kết quả kinh doanh Miền Bắc TK 911 MT – Xác định kết quả kinh doanh Miền Trung

* Về tổ chức ghi sổ kế toán.

Theo khảo sát thực tế hiện nay các Công ty Dược thường tiến hành xác định kết quả kinh doanh chung cho tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo từng tháng. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định bằng cách cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ doanh thu thuần, giá vốn của các hàng hoá, dịch vụ cung cấp cùng với chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp, doanh thu và chi phí tài chính (nếu có) sang TK 911 . Chênh lệch giữa bên Nợ và Có của TK 911 sẽ là lãi hoặc lỗ của hoạt động kinh doanh và được chuyển sang TK 421. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tiến hành theo dõi chi tiết kết quả kinh doanh cho từng loại

hoạt động và mở sổ chi tiết TK 911 cho từng loại hoạt động kinh doanh bằng cách so sánh giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng xuất bán của từng loại hoạt động kinh doanh nhưng lại không phân bổ chi phí quản lý, chi phí bán hàng cho từng loại hoạt động , chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được các doanh nghiệp này kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh của cả công ty.

2.3. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các Công ty cổ phần dược trên địa bàn Hà Nội dưới góc độ kế toán quản trị

Cả 3 Công ty mà tác giả khảo sát là một công ty có quy mô vừa, bộ máy kế

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả tại các công ty cổ phần dược trên địa bàn hà nội (Trang 66 - 98)