Thị trường Nigiêria

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi ppt (Trang 27 - 29)

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

1.2.7.3. Thị trường Nigiêria

1.2.7.3.1. Kim ngạch xuất khẩu.

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nigiêria không ổn định trong những năm trở lại đây, kim ngạch xuất nhập khẩu phát triển không ổn định. Tuy nhiên, chỉ trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Nigeria có bước tăng trưởng rất ấn tượng đạt 64,026 triệu USD, tổng kim ngạch 2 chiều tăng gần 200% so với năm 2007, hứa hẹn nhiều triển vọng tăng trưởng trong các năm tiếp theo. 64.03 66.88 72.21 58 60 62 64 66 68 70 72 74 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010

Biểu đồ 1.4: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào

Nigiêria 2008-2010

(Đvt: triệu USD)

Đến năm 2009, nền kinh tế Nigiêria phát triển khá ổn định, tăng trưởng đạt 5-6% trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu nên sức mua

vẫn không giảm xuống. Về thương mại song phương, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng trưởng với tốc độ nhanh. Trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu sang Nigiêria của Việt Nam tăng lên 66,881 triệu USD, tăng 44,6% so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng này không dừng lại ở đây, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã đạt 72,210 triệu, cao hơn 164% so với cùng kỳ năm 2009 (6 tháng đầu năm 2009 đạt 27,341 triệu USD) và cao hơn cả năm 2009 là 7,9%. Với tốc độ tăng trưởng này, tin rằng cuối năm 2010 con số kim ngạch thương mại của Việt Nam và Nigiêria sẽ đạt mức rất cao.

1.2.7.3.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.

Những mặt hàng mà Việt Nam có khả năng xuất khẩu vào thị trường này là săm lốp các loại, gạo, hàng dệt may, các sản phẩm cao su, thủ công mỹ nghệ, cà phê, chè, vật liệu xây dựng, các sản phẩm nhựa và điện tử. Riêng về gạo, Nigeria là một thị trường tiêu thụ lớn với mức nhập khẩu chính thức hàng năm lên tới 1,5-1,7 triệu tấn. Mỗi năm, thị trường châu Phi nhập hơn 1 tỷ USD mặt hàng gạo, trong đó gạo Việt Nam chiếm một nửa. Năm năm tới, gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam vào châu Phi, trong đó có Nigeria, kế đến là hàng dệt may, thủy hải sản, cà phê… Năm 2008, Việt Nam còn xuất sang Nigeria các mặt hàng chủ yếu như sản phẩm cao su, đồ điện- điện tử, giày dép, sản phẩm nhựa, hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng... và nhập khẩu từ Nigeria hạt điều thô, hoa quả, bông, khoáng sản... Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng hai nước. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu thông tin giữa hai cộng đồng doanh nghiệp, các đối tác chưa hiểu biết lẫn nhau, công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế. Các kỳ triển lãm, hội chợ quốc tế tại hai nước chưa có được sự tham gia tích cực của doanh nghiệp hai bên. Đến năm 2009, hầu hết các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Nigeria đều có mức tăng ổn định, đặt biệt là mặt hàng gạo đã tăng từ 1,19 triệu USD (9 tháng đầu năm 2008) lên 8,4 triệu USD (trong 9 tháng đầu năm 2009). Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm: gạo, hàng dệt may, các sản phẩm cao su, thủ công mỹ nghệ, cà phê, chè, vật liệu xây dựng, các sản phẩm nhựa và điện tử…

Ngoài ra, còn có nhiều sản phẩm của Việt Nam được đánh giá cao ở thị trường

1.2.7.3.3. Các hình thức xuất khẩu và phương thức thanh toán.

Trong xuất nhập khẩu, hải quan Nigeria áp dụng cơ chế đầu mối xuất nhập khẩu, cụ thể có khoảng 20 công ty được Hải quan chỉ định làm đầu mối thông quan hàng hóa nhập khẩu.

Trong phương thức thanh toán, Nigieria áp dụng phương thức thanh toán phổ thông nhất là mở L/C. Nhưng khi nhìn nhận một thực tế là, phương thức thanh toán tại Nigieria rất phập phù và chứa đựng nhiều rủi ro, vì tại Nigieria có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn chưa đàng hoàng. Do vậy mà các doanh nghiệp vẫn luôn cảnh giác và chưa mặn mà với thị trường này. Muốn giải quyết vấn đề này thì doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm vai trò chủ động và phải có thoả thuận với họ về phương thức thanh toán.

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi ppt (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)