PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

Một phần của tài liệu thiết kế đồ chơi cài cúc và lồng hộp nhằm phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 26 - 30)

1. kết luận

Tư duy logic có vai trò rất quan trọng đối với việc lĩnh hội các khái niệm khoa học và những nội dung giáo dục ở bạc phổ cho trẻ là điều rất cần thiết Trẻ 5-6 tuổi chỉ mới xuất hiên những mầm mống ban đầu của kiếu tư duy logic, đây là cơ sở giúp trẻ phát triển kiểu tư duy logic trừu tượng về sau, vì vậy giáo viên mầm non cần tạo điều kiện để kich thích những mầm mống tư duy logic cho trẻ trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non, nhất là trong hoạt động vui chơi

Trong số các đồ chơi của trẻ mầm non thì đồ chơi học tập được coi là phương tiện thích hợp để phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi. bởi đồ chơi học tập là đồ chơi được sử dụng với mục đích học tập, chơi theo luật dưới sự hướng dẫn của cô nhằm phát triển trí tuệ, giúp trẻ tìm hiểu thêm về thế giới xung quanh, phát triển các quá trình nhận thức và rèn các năng lực trí tuệ (phân tích, so sánh, phân loại, suy luận, phán đoán, tổng hợp…). Ngay trong nội dung chơi của một số đồ chơi học tập đòi hỏi trẻ phải dựa vào vốn hiểu biết Ngay trong nội dung chơi của một số đồ chơi học tập đòi hỏi trẻ phải dựa vào vốn hiểu biết hoặc dựa vào kết quả quan sát trực tiếp để đưa ra được những nhận xét và những dự báo (hoặc những ước lượng) hợp lí về những sự việc sẽ xảy ra (hoặc sắp xảy ra) và nhữn điều mà trẻ chưa nhìn thấy hoặc không quan sát trực tiếp được. Ngoài ra nội dung chơi còn yêu cầu trẻ tích cực sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để giải thích cho những suy luận và dự đoán mà trẻ đưa ra trong khi chơi Qua kết quả khảo sát ban đầu, tôi nhận thấy giáo viên chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc thiết kế đồ chơi học tập phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi. Nguyên nhân của điều này là do bản thân giáo viên vốn đã quá mệt mỏi với công việc hằng ngày, không còn đủ hứng thú và sự linh hoạt để sáng tạo, thiết kế ra những đồ chơi phát triển tư duy logic. Nguyên nhân tiếp theo là do họ chưa có những nhận thức đúng đắn về đồ chơi học tập phát triển tư duy logic và tầm quan trọng của nó, đồng thời còn do việc thiếu nguồn tài liệu tham khảo, việc tìm kiếm lại mất nhiều thời gian. Việc thiết kế và làm đồ chơi đòi hỏi tốn kém chi phí, trong khi mức lương của giáo viên quá thấp so với mặt bằng chung, lại không có một nguồn kinh phí hỗ trợ nào khác. Mặt khác, khi đối mặt với một lớp học quá đông trẻ cũng khiến giáo viên căng thẳng, mệt mỏi Hiểu được những khó khăn mà giáo viên đang gặp trong khi thiết kế đồ chơi học tập lồng hộp và cài cúc nhằm phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5-

6 tuổi. Ở Phần sau đề tài tôi đã thiết kế các mẫu đồ chơi học tập đó là bộ lồng hộp và cài cúc với nhiều dạng khác nhau. Trong mỗi mẫu tôi cũng có những hướng dẫn cụ thể về cách làm, cách chơi và gợi hướng mở rộng để giáo viên tham khảo và ứng dụng Nhìn chung các mẫu đồ chơi học tập mà chúng tôi xây dựng, khi được đưa ra thử nghiệm trên thực tế đều được giáo viên mầm non và ban giám hiệu các trường mầm non đánh giá cao. Và khi tổ chức cho trẻ chơi chúng tôi cũng nhận thấy rằng các đồ chơi học tập này thực sự không chỉ tạo được hứng thú cho trẻ khi chơi mà còn giúp phát triển cho trẻ khả năng suy luận, phán đoán trong khi chơi

2. Kiến Nghị

Để giúp giáo viên mầm non có thể ứng dụng được những mẫu đồ chơi học tập mà đề tài đã thiết kế và có thể tự thiết kế nhiều đồ chơi học tập có nội dung, nhiều hình thức phong phú hơn để phục vụ cho mục đích phát triển tư duy logic cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau

Đối với ban giám hiệu nhà trường :

Có kế hoạch tham mưu với phòng giáo dục trang bị mua sắm thêm một số đồ chơi ngoài trời , an toàn, bền đẹp, đa dạng về màu sắc, đồng thời khuyến khích tạo mọi điều kiện để giáo viên được đi tham quan những trường có trang thiết bị tốt Các trường mầm non nên tổ chức các chuyên đề về đồ chơi học tập nhằm phát triển yếu tố tư duy logic để giáo viên có được những nhận thức đúng đắn và có cơ hội để tìm hiểu, chia sẻ với nhau kinh nghiệm về việc thiết kế đồ chơi học tập nhằm phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ

Ban giám hiệu các trường nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi thiết kế đồ chơi để khuyến khích giáo viên tìm hiểu và sáng tạo ra nhiều đồ chơi nhằm phát triển tư duy logic cho trẻ nói riêng và phát triển các mặt toàn diện cho trẻ nói chung

Chuẩn bị tủ sách tham khảo của các trường mầm non cần bổ sung thêm nhiều tài liệu hướng dẫn cách làm các loại đồ chơi nhằm phát triển yếu tố tư duy ogic cho trẻ .

Đối với giáo viên

- Cần học tập bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, sáng tạo khi làm đồ dùng đồ chơi .

Biết quan sát lắng nghe ý kiếm cá nhân trẻ để hướng trẻ biết tập trung sự tri giác của mình vào các hoạt động.

Tổ chức và khuyến khích phụ huynh cùng hỗ trợ cô làm đồ chơi học tập phát triển tư duy logic cho con em mình. Hoạt đông này vừa giúp giảm bớt áp lực trong việc làm đồ chơi cho trẻ, vừa giúp trẻ có điều kiện luyện tập thêm ở gia đình. Muốn vậy, giáo viên mầm non cần trao đổi với phụ huynh về những yêu cầu khi làm đồ chơi học tập nhằm phát triển

yếu tố tư duy logic cho trẻ và cách làm loại đồ chơi này.

 Có mỗi quan hệ tốt, gần gũi với phụ huynh nhờ họ hỗ trợ những nguyên vật liệu mở để tất cả các học sinh được hoạt động tích cực.khi trẻ hoạt động cô nên chụp lại những hình ảnh mà trẻ vừa thực hiện cũng như những sản phẩm của cô và trẻ tự làm để tuyên truyền với phụ huynh .

 Bám sát lớp để kiến nghị kịp thời. giúp trẻ hoạt động hăng hái hơn và thích được đến trường hơn.

Đối với phụ huynh

Đồ chơi ngày nay tràn ngập thị trường với nhiều mẫu mã đa dạng và màu sắc hấp dẫn trẻ. Nhất là đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc rất thu hút trẻ, điều quan trọng là đồ chơi đó có thế giúp trẻ phát triến được hay không ?trong thực tế phụ huynh hay mua đồ chơi cho trẻ mà không nhìn xem đồ chơi có tác dụng ra sao đối với trẻ. hiện tại có một số đồ chơi rất đẹp

nhưng không mang lại tính giáo dục cao mà có vẽ bạo lực đối với trẻ, đó mới là điều quan trọng mà chúng tôi luôn lo lắng và băn khoăn .

Với những ưu tư trong nghành, tôi xin được phép trình bày một vài ý kiến của mình với quý phụ huynh :

 Khi mua đồ chơi cho trẻ phụ huynh nên tìm hiểu đồ chơi có lợi ích cho trẻ như

thể nào?có nên mua hay không ?đừng hoàn toàn chiều theo sở thích của trẻ..

 Tìm hiếu hứng thú cúa trẻ và hướng trẻ vào những đồ chơi phát triễn các khá năng tri giác nơi trẻ .  Dành thời gian để chơi với trẻ,để trẻ cảm thấy thú vị với những sản phấm chúng ta lựa chọn cho trẻ .  Nên khuyến khích trẻ chơi với những trò chơi do cô và bé tự tạo nhằm phát triến khá năng tư duy ,tri giác của trẻ và rèn luyện tính khẻo lẻo đôi tay nơi trẻ.  Phụ huynh nên tích cực cộng tác với giáo viên trong việc đóng góp nguyên vật liệu mở cho cô và trẻ cùng sáng tạo đồ chơi. Tôi xin chân thành cảm ơn !.

Người viết sáng kiến

H’ Ruôi Niê Kdăm NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ( Ký tên, đóng dấu)

TÀI LIỆU KHAM KHẢO

1. Phạm Thị Châu-Nguyễn Thị Oanh-Trần Thị Sinh,Giáo dục học Mầm non, NSB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2008

2. Nguyễn Thị Ánh Tuyết,Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non(từ lọt lòng đến 6 tuổi) NSB Đại Học Sư Phạm,2002.

3. Nguyễn Thị Ánh Tuyết- Lê Thị Kim Anh-Đinh Văn Vang, phương pháp nghiên cứu trẻ em, NXB ĐHQG,2001

4. Đinh Thị Tứ-Phạm Trọng Ngọ, Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non, NXB Giáo dục 2008

5. Đàm Thị Xuyến-Lê Thị Thanh Nga, Hướng dẫn làm đồ chơi cho trẻ Mầm non trường Cao Đẳng Mẫu giáo TW3,2000

6. Vụ Giáo dục Mầm non,Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Mầm non chu kỳ II, NSBHN,2004

7. Lê Đức Hiền,Giáo trình tạo hình và phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non hoạt động tạo hình- chương II, NXB Hà Nội, 2005

8. Đinh Văn Vang, Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ MN, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009

9. Nguyễn Thị Thanh Hà, Tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ Mầm non, NXB Giáo dục, 2006

10. Phan Minh Hà, Giúp trẻ hứng thú và phát triển trí tuệ trong hoạt động tạo hình, NXB Giáo dục, 2006

11. Trung Tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình giáo dục Mầm non Hướng dẫn trẻ làm đồ chơi theo chủ đề, NXB Giáo dục, 2006.

12. Trần Thị Thanh huyền, sáng tạo từ nguyên vật liệu tái sử dụng, NXB Giáo dục, 2008

13. Phạm việt Hà, Hướng dẫn làm ĐC bằng vật liệu dễ tìm, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009.

14. Đinh Văn Vang, Giáo trình Giáo dục Mầm non, NXB Giáo dục

MỤC LỤC

Nội Dung Trang

I. PHẦN MỞ ĐẦU………...01

1. Lý do chọn đề tài:...01

2. Mục đích chọn đề tài:………02

3. Đối tượng nghiên cứu:………...02

4. Phạm vi nghiên cứu:………..02

5. Phương pháp nghiên cứu:………..02

II. PHẦN NỘI DUNG:………..03

1. Cơ sở lí luận:………..03

2. Thực trạng:……….10

3. Giải pháp và biện pháp:………..12

4. Kết quả thu được:………....19

III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:………..20

1.Kết luận:………20

2.Kiến nghị:………..21

Một phần của tài liệu thiết kế đồ chơi cài cúc và lồng hộp nhằm phát triển yếu tố tư duy logic cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w