Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng cây Máu chó lá to (Knema pierrei Warb) tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ (Trang 31)

cây Máu chó lá to

Dinh dưỡng là một trong các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sinh trưởng của cây. Việc khai thác lâu năm và gây trồng không hợp lý đã lấy đi nhiều chất dinh dưỡng trong đất và do đó hạn chế sinh trưởng, phát triển của cây. Bón phân là một trong những biện pháp quan trọng trong việc tăng năng suất rừng và thu được hiệu quả khá rõ nét, qua đó rút ngắn được chu kỳ khai thác.

Để sử dụng hợp lý và phát huy hiệu lực của phân bón, tránh gây lãng phí, kỹ thuật chuẩn đoán dinh dưỡng là biện pháp quan trọng trong việc xác định tỷ lệ phân và lượng phân bón. Chuẩn đoán có thể theo triệu chứng, bằng phân tích đất, phân tích lá. Tuy nhiên, chuẩn đoán bằng thí nghiệm bón phân được coi là phương pháp cơ bản, đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất để xác định lượng phân bón cần thiết cho cây. Thí nghiệm bón phân thực hiện bằng các công thức phân bón tỷ lệ và liều lượng khác nhau.

N, P, K là 3 nguyên tố đa lượng có vai trò không thể thiếu trong cấu trúc và chức năng cơ thể thực vật. Khi thiếu hụt N, P, K dẫn đến suy giảm các hoạt động trao đổi chất, làm chậm sinh trưởng phát triển của cây. Tuy nhiên, khi thừa các nguyên tố này cũng sẽ dẫn đến các biểu hiện ức chế gây hại cho cây. Vì vậy, nghiên cứu tìm ra lượng phân bón N, P, K thích hợp không những tăng cường sản lượng, năng suất, khả năng chống bệnh mà còn giảm được chi phí cho gây trồng từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng. Đánh giá kết quả của thí nghiệm phụ thuộc vào 2 chỉ tiêu phân tích chính là sinh trưởng chiều cao và đường kính gốc sau các khoảng thời gian thí nghiệm, đồng thời cải thiện được tính chất lý hóa tính của đất khi kết thúc thí nghiệm.

Sinh trưởng đường kính thân cây là chỉ tiêu quan trọng nhất, phản ánh sức sinh trưởng của cây rừng nhanh hay chậm cũng như khả năng đạt sinh khối và thích ứng của cây rừng với điều kiện ngoại cảnh.

Kết quả đo về sinh trưởng đường kính của cây Máu chó lá to khi trồng bón phân với liều lượng khác nhau được trình bày ở bảng 4.1:

Bảng 4.1. Sinh trưởng vềđường kính của cây Máu chó lá to tại thí nghiệm bón phân

Công thức thí nghiệm

Tổng số cây (N)

Chỉ tiêu theo dõi Do (cm) SDo (%)

BP 1 30 0,71 12,47

BP 2 30 0,88 16,38

BP 3 30 0,99 16,74

Không bón (Đ/c) 30 0,65 18,40

Kết quả bảng 4.1 cho thấy: thí nghiệm được bố trí ở ba công thức trồng với mật độ như nhau nhưng liều lượng bón phân khác nhau và một công thức đối chứng không bón phân cụ thể: công thức bón phân 1 đo 30 cây, với đường kính (Do) đạt 0,71 cm và hệ số biến động (SDo%) bằng 12,47%. Công thức bón phân 2 đo 30 cây, đường kính gốc (Do) đạt 0,88 cm và hệ số biến động (SDo%) bằng 16,38%. Công thức bón phân 3 đo 30 cây, đường kính gốc đạt 0,99 cm và hệ số biến động (SDo%) bằng 16,74%. Công thức không bón đo 30 cây, đường kính thân đạt 0,65 cm và hệ số biến động (SDo%) bằng 18,4%. Với hệ số biến động (SDo%) về sinh trưởng (Do) của cây Máu chó lá to khi trồng với công thức bón phân khác nhau có sự dao động không giống nhau như độ chênh lệch không quá lớn giữa các công thức ở công thức dao động

cao nhất, thấp nhất ở công thức không bón phân còn ở công thức bón phân 2 và công thức bón phân 3 có hệ số dao động không nhiều. Đều này chứng tỏ mức độ sinh trưởng về Do ở công thức bón phân 2 và công thức bón phân 3 có mức sinh trưởng đồng đều hơn so với hai công thức còn lại.

Kết quả phân tích Phương sai vềđường kính gốc của cây Máu chó lá to ở các công thức thí nghiệm (phụ biểu 01) cho thấy: giá trị (Sig. = 0,000 < 0,05) ở các công thức thí nghiệm đều có sai khác. Điều này chứng tỏ sinh trưởng về Do của Máu chó lá to khi trồng ở các công thức bón phân với liều lượng khác nhau cho sinh trưởng về Do là không giống nhau. Kết quả kiểm tra mức độ ảnh hưởng giữa các công thức bón phân đến sinh trưởng Do của Máu chó lá to bằng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố đều cho thấy giữa các công thức đều có sự khác nhau rõ rệt do Sig của tất cả các công thức đều bằng (Sig. = 0,000 < 0,05).

Kết quả xếp hạng theo tiêu chuẩn Duncan cho thấy: công thức bón phân 3 có sinh trưởng đường kính cao nhất 0,99 cm. Tiếp đến là công thức bón phân 2 có đường kính gốc đạt 0,88 cm, thấp hơn chút nữa là công thức bón phân 1 có đường kính gốc đạt 0,71 cm. Ở công thức không bón cho sinh trưởng đường kính thấp nhất đạt 0,65 cm. Vậy thứ tự xếp hạng theo Duncan về đường kính cho ta biết lựa chọn được công thức trội nhất theo phân cấp đường kính ở các công thức khác nhau trong cùng một mô hình thực nghiệm. Kết quả trên cho thấy ở công thức bón phân 3 cho sinh trưởng Do là tốt nhất.

Như vậy, qua những kết quả và phân tích trên có thể thấy công thức bón phân với liều lượng khác nhau có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng Do của Máu chó lá to nhất là trong giai đoạn đầu khi cây còn nhỏ do ở giai đoạn này cây chưa có đủ khả năng lấy chất dinh dưỡng, vì vậy cần cung cấp cho cây một lượng phù hợp chất dinh dưỡng nhằm thúc đẩy cây sinh trưởng, phát

triển nhanh hơn và hạn chế được sâu bệnh hại.

4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chiều cao cây Máu chó lá to Máu chó lá to

Kết quả đo về sinh trưởng chiều cao của cây Máu chó lá to khi trồng bón phân với liều lượng khác nhau được trình bày ở bảng 4.1:

Bảng 4.2. Sinh trưởng về chiều cao của cây Máu chó lá to tại thí nghiệm bón phân

Công thức thí nghiệm

Tổng số cây (N)

Chỉ tiêu theo dõi Hvn (m) SHvn (%)

BP 1 30 0,6 11,43

BP 2 30 0,67 10,78

BP 3 30 0,71 7,49

Không bón (Đ/c) 30 0,60 11,79

Kết quả bảng 4.2 cho thấy: Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn của Máu chó lá to khi trồng ở các công thức bón phân là không giống nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở công thức bón phân 3 cho sinh trưởng về Hvn là cao nhất bằng 0,71 m, sau đó đến công thức bón phân 2 bằng 0,67 m, sinh trưởng Hvn thấp nhất là công thức bón phân 1 và không bón phân bằng 0,6 m.

Để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của Máu chó lá to về sinh trưởng Hvn khi trồng ở các công thức bón phân với liều lượng khác nhau, tiến hành kiểm tra tính thuần nhất về sinh trưởng Hvn của Máu chó lá to bằng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố (phụ biểu 01) cho thấy; thu được kết quả giá trị Sig ở tất cả các công thức bón đều bằng (0,000 < 0,05) điều này chứng tỏ sinh trưởng về Hvn của Máu chó lá to khi trồng ở các công thức bón phân khác nhau cho kết quả sinh trưởng Hvn là không giống nhau.

Kiểm tra mức độ ảnh hưởng giữa các công thức bón phân với nhau bằng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố bảng Post Hoc Tests (phụ biểu 01) ta thấy:

Ở công thức không bón so với công thức bón phân 1 là chưa có sự sai khác rõ rệt do (Sig. = 0,447 > 0,05), công thức không bón so với công thức bón phân 2 và công thức bón phân 3 là có sự sai khác biệt rõ rệt vì (Sig. = 0,000 < 0,05), còn ở công thức bón phân 1 so với hai cặp công thức bón phân 2 và công thức bón phân 3 là có khác biệt do (Sig. = 0,000 < 0,05), công thức bón phân 2 so với công thức bón phân 3 là có khác biệt do (Sig. = 0,010 < 0,05).

Ở công thức bón phân 3 so với 3 công thức còn lại là có sự sai khác biệt rõ rệt do (Sig. = 0,000 < 0,05).

Kết quả xếp hạng theo tiêu chuẩn Duncan về sinh trưởng Hvn cho thấy: công thức không bón phân cho sinh trưởng Hvn là thấp nhất đạt 0,6 m, cho kết quả sinh trưởng về chiều cao (Hvn) tốt nhất là ở công thức bón phân 3 đạt 0,71 m, còn ở công thức bón phân 1 và công thức bón phân 2 đạt từ 0,608 - 0,675 m, là chưa có sự sai khác rõ rệt về mặt thống kê.

Hệ số biến động về sinh trưởng Hvn của Máu chó lá to khi trồng ở các công thức bón phân khác nhau có hệ số dao động không giống nhau nhưng chênh lệch không nhiều giữa các công thức trồng ở liều lượng bón phân trong từng công thức khác nhau. Ở công thức bón phân 3 hệ số biến động có biến động nhỏ nhất bằng 7,49%, có hệ số biến động lớn nhất ở công thức không bón bằng 11,79%, còn ở công thức bón phân 2 và công thức bón phân 1 có hệ số dao động từ 10,78% - 11,43%. Như vậy, sự phân hóa giữa các cá thể cây trong các công thức trồng khác nhau ở mức trung bình trong các công thức thí nghiệm.

Nhn xét chung: trong nghiên cứu ảnh hưởng của thí nghiệm bón phân đến sinh trưởng về đường kính và chiều cao của Máu chó lá to ở công thức bón phân 3 với liều lượng 300g NPK + 200 g vi sinh cho sinh trưởng đường kính và chiều cao tốt nhất.

Hình 4.1: Đo sinh trưởng v đường kính và chiu cao ca cây Máu chó lá to

4.4. Đánh giá chất lượng cây Máu chó lá to dưới ảnh hưởng của các công thức bón phân

4.4.1. Tỷ lệ sống của cây Máu chó lá to tại thí nghiệm bón phân

Máu chó lá to được trồng với diện tích 1,35 ha trong đó 4 công thức trồng là 833 cây, các công thức thí nghiệm được bố trí theo khối, lặp lại 3 lần, mỗi lặp là 0,085 ha.

Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ sống của Máu chó lá to tại mô hình thí nghiệm. Về thời gian theo dõi khác nhau được thống kê trong bảng 4.3;

Bảng 4.3. Tỷ lệ sống của cây Máu chó lá to tại thí nghiệm mật độ Công thức thí nghiệm Tỷ lệ sống (%) 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng BP 1 91,3 88,4 85,1 83,7 BP 2 92,6 89,4 86,2 84,7 BP 3 94,3 91,7 88,5 86,1 Không bón (Đ/c) 89,7 84,5 80,3 74,9

(Nguồn: TTKH Lâm nghiệp vùng trung tâm Bắc Bộ và số liệu điều tra, 2015)

Kết quả tại bảng 4.3 ta thấy: thí nghiệm được bố trí trồng theo 4 công thức với tỷ lệ trồng và bón phân khác nhau cụ thể; Tỷ lệ sống của công thức bón phân 1 theo thời gian ở 3 tháng đầu đạt 91,3%, ở thời gian theo dõi tháng thứ 6 đạt 88,4%, tháng 9 đạt 85,1%. tháng 12 đạt 83,7%. Ở công thức bón phân 2 tỷ lệ sống ở 3 tháng đầu đạt 92,6%, thời gian theo dõi ở tháng thứ 6 đạt 89,4%, ở tháng 9 đạt 86,2%, ở tháng 12 cho tỷ lệ sống đạt 84,7% . Ở công thức bón phân 3 tỷ lệ sống ở 3 tháng đầu đạt 94,3%, tháng thứ 6 đạt 91,7%, ở tháng 9 đạt 88,5%, ở tháng 12 cho tỷ lệ sống đạt 86,1%. Ở công thức không bón tỷ lệ sống ở 3 tháng đầu đạt 89,7%, tháng 6 cho tỷ lệ sống đạt 84,5%, tháng 9 đạt 80,3%, ở tháng 12 cho tỷ lệ sống đạt 74,9%. Qua phân tích trên cho thấy tỷ lệ sống khác nhau giữa các công thức ở các tháng khác nhau cho kết quả sống không giống nhau nhưng chênh lệch không nhiều giữa các tháng ở từng công thức trồng và dần dần ổn định hơn từ tháng 9 trởđi. Kết quả trên còn phản ánh được ở công thức 3 cho tỷ lệ sống đạt cao nhất và tỷ lệ sống thấp nhất so với các công thức còn lại là công thức không bón. Như vậy, kết quả nghiên cứu đã phản ánh được mức độ thích nghi và nhu cầu dinh dưỡng của cây Máu chó lá to trong giai đoạn cây còn nhỏ khi được trồng với một liều lượng phân bón nhất định đều cho tỷ lệ sống cao hơn so với khi không được bón phân. Đây là cơ sở lựa chọn điều kiện trồng thích hợp đối với loài cây này.

4.4.2. Đánh giá chất lượng cây Máu chó lá to dưới ảnh hưởng của các công

thức bón phân

Kết quả thống kê chất lượng sinh trưởng của cây Máu chó lá to được trồng tại mô hình thí nghiệm ở các công thức bón phân khác nhau được tổng hợp ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Chất lượng cây Máu chó lá to tại thí nghiệm bón phân Công thức thí

nghiệm Số cây Chất lượng cây trồng (%) Tốt Trung bình Xấu

BP 1 30 20,0 60,0 20,0

BP 2 30 63,3 33,3 3,3

BP 3 30 90,0 10,0 0,0

Không bón (Đ/c) 30 16,6 56,6 26,6

Qua bảng 4.4 cho thấy: mô hình được bố trí ở 3 công thức thí nghiệm và một công thức đối chứng không bón phân, số cây đo của mỗi công thức là 30 cây. Đánh giá chất lượng cây trồng ở các công thức bón phân theo tỷ lệ tốt (T), trung bình (TB) và xấu (X) cụ thể như sau:

- Tỷ lệ cây có phẩm chất tốt (T) ở công thức bón phân 3 cho chất lượng sinh trưởng cao nhất chiếm 90,0%, tiếp đến là Công thức bón phân 2 chiếm 63,3%, thấp hơn chút nữa là công thức bón phân 1 chiếm 20,0% và cho chất lượng sinh trưởng thấp nhất là công thức không bón chiếm 16,6%.

- Tỷ lệ cây có phẩm chất trung bình (TB) cao nhất ở công thức bón phân 1 là 60,0%, tiếp theo là công thức không bón phân là 56,6%, ở công thức bón phân 2 là 33,3% và công thức bón phân 3 thấp nhất là 10,0%.

Tỷ lệ cây có phẩm chất xấu (X) cao nhất vẫn là công thức không bón là 26,6%, thấp hơn là ở công thức bón phân 1 là 20,0% còn ở công thức bón

phân 2 3,3%, công thức bón phân 3 không có cây nào xâu. Vậy, 2 cặp công thức này chưa có sự chênh lệch về chất lượng sinh trưởng. Như vậy, đối với cây Máu chó lá to khi được bố trí thí nghiệm trồng ở các công thức bón phân có liều lượng bón khác nhau cho chất lượng cây trồng cũng khác nhau, trong đó chất lượng cây trồng tốt là cao nhất, tiếp đến là cây cho chất lượng trung bình và cây cho chất lượng xấu là thấp nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất lượng cây Máu chó lá to tại thí nghiệm ở các công thức bón phân khác nhau được thể hiện ở hình 4.2:

Hình 4.2: Cht lượng cây Máu chó lá to các công thc bón phân ca cây Máu chó lá to

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Về kỹ thuật trồng rừng: Do cây Máu chó lá to là cây chịu bóng cao nên trồng dưới cây có tán cao, thích hợp ở trồng làm rừng giàu với độ tàn che 0,5%, để cây đạt năng suất, chất lượng cao nhất; Đối với thí nghiệm bón phân đề xuất chọn: bón phân đến sinh trưởng về đường kính và chiều cao của Máu chó lá to với liều lượng 300g NPK + 200 g vi sinh/ hố, cho tỷ lệ sống, sinh trưởng đường kính và chiều cao tốt nhất.

Về nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ phân bón tới sinh trưởng của cây Máu chó lá to: Sinh trưởng của Máu chó lá to khi trồng ở các công thức bón phân khác nhau (không bón, 100g NPK+ 200g vi sinh/ 1 hố, 200g NPK + 200 g vi sinh/ 1 hố, 300g NPK + 200 g vi sinh/ 1 hố) có sự sai khác rõ rệt trong đó: Tỷ lệ sống sau 12 tháng tuổi trồng tại mô hình đạt cao nhất ở công thức bón phân 3 bằng 86,1%, sau đó là ở công thức bón phân 1 và công thức bón phân 2 bằng 83,7% - 84,7%, tỷ lệ sống ở công thức không bón phân là nhỏ nhất đạt 74,9%; Đường kính và chiều cao vút ngọn của Máu chó lá to ở công thức bón phân 3 cho kết quả đạt cao nhất, sau đó đến công thức bón phân 2 và công thức bón phân 1, nhỏ nhất là công thức không bón phân; Chất lượng cây trồng ở công thức bón phân 3 là lớn nhất, sau đó đến công thức bón phân 2 và công thức bón phân 1, chất lượng cây trồng thấp nhất là công thức không

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng cây Máu chó lá to (Knema pierrei Warb) tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ (Trang 31)