* Tƣơng quan PbtO2 với LLMN và phản ứng tự điều hòa oxy não
Hiện nay, nhiều nghiên cứu khác nhau đang cố gắng tìm hiểu mối tương quan giữa LLMN và PbtO2, đặc biệt là trong giai đoạn ban đầu của CTSN. Khi đánh giá hai biến số này trong lâm sàng này, điều quan trọng là PbtO2 phản ánh giá trị oxy não ở trong một khu vực nhất định, trong khi LLMN có thể phản ánh thay đổi một trong hai mức độ là toàn bộ não hoặc
khu vực. Tác giả Doppenburg nghiên cứu mối tương quan giữa LLMN (bằng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính với Xenon) và PbtO2 cho thấy có một mối tương quan chặt chẽ và thuận chiều có ý nghĩa thống kê giữa hai biến số này (r = 0,74, p = 0,0001) [118]. Nhóm bệnh nhân có tăng LLMN cũng thấy giá trị PbtO2 cao hơn, trong khi nhóm bệnh nhân có giảm LLMN có giá trị PbtO2
thấp < 26 mmHg.
Tác giả Ding và cộng sự đánh giá mối quan hệ giữa PbtO2, vận tốc LLMN và phản ứng với CO2 trên bệnh nhân CTSN cũng cho thấy giá trị PbtO2 và vận tốc LLMN đều thấp ngay sau chấn thương (PbtO2 là 7,7 mmHg và vận tốc LLMN là 60,5 cm/giây). Cả hai giá trị này đều tăng lên cho đến ngày thứ 4 với PbtO2 là 31,5 mmHg và vận tốc LLMN là 87,9 cm/giây. Nghiên cứu này cho thấy mặc dù PbtO2 và vận tốc LLMN tăng đồng thời với nhau nhưng khi vận tốc LLMN tiếp tục tăng gợi ý cho thấy có tình trạng co thắt mạch xảy ra. Nó cũng chỉ ra rằng chỉ ra sự mất gắn kết hoặc rối loạn chức năng tự điều hòa ở những thời điểm tăng của vận tốc LLMN thì cả hai giá trị LLMN và PbtO2 đều thấy giảm [119]. Do vậy, điều này cho thấy việc theo dõi PbtO2 như là một phương pháp bổ trợ để giám sát LLMN và cung cấp thêm thông tin để tăng độ chính xác trong việc giải thích giá trị LLMN. Người ta thấy có vẻ như giá trị LLMN/ vận tốc LLMN và giá trị PbtO2 thường có tương quan với nhau nhưng trong trường hợp khi có rối loạn chức năng tự điều hòa và mất gắn kết giữa LLMN và chuyển hóa não, việc theo dõi đơn lẻ LLMN/vận tốc LLMN sẽ cung cấp những thông tin sai lệch liên quan đến những thời điểm có thể xảy ra thiếu oxy tổ chức não. Một nghiên cứu gần về chức năng tự điều hòa của PbtO2 trên 14 bệnh nhân CTSN cũng quan sát thấy có một giai đoạn cao nguyên trong mối tương quan giữa LLMN- PbtO2 cũng tương tự như trong mối quan hệ giữa LLMN và vận tốc LLMN. Khi phản ứng tự điều hòa bị suy giảm, PbtO2
còn nguyên vẹn, sự gia tăng trong LLMN chỉ có ảnh hưởng tối thiểu trên PbtO2. Do đó, nghiên cứu này cho rằng nếu có xảy ra tình trạng rối loạn chức năng tự điều hòa thì các can thiệp trên LLMN có khả năng chỉ mang lại lợi ích trong việc tăng giải phóng oxy não. Hơn nữa, họ cũng cho rằng việc theo dõi PbtO2 sẽ cung cấp thông tin có độ nhạy cao hơn về tính toàn vẹn của chức năng tự điều hòa sau CTSN để hướng dẫn điều trị một cách chính xác [120].
Phản ứng tự điều hòa oxy não được một số nghiên cứu đánh giá ở bệnh nhân CTSN bằng cách theo dõi thay đổi của PbtO2 khi thay đổi FiO2. Khả năng làm cải thiện PbtO2 của biện pháp tăng FiO2 đặc biệt hữu ích trong điều kiện chức năng tự điều hòa bị suy yếu. Bằng cách tăng FiO2 lên 100%, giá trị PbtO2 có thể được tăng lên trên mức bình thường do đó nó cho phép thực hiện trao đổi chất hiếu khí thuận lợi hơn. Nó cũng đã được đề xuất là thao tác làm tăng oxy hóa có thể có tác dụng cải thiện kết quả tốt hơn so với thao tác tăng LLMN. Tuy nhiên, những bệnh nhân có tính phản ứng với oxy ở mức cao (ám chỉ tình trạng rối loạn tự điều hòa) có một kết cục xấu hơn [87]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bảng 3.11 cho thấy rối loạn phản ứng tự điều hòa oxy não (chỉ số TOR ≥ 0,9) cũng là một yếu tố nguy cơ với kết cục xấu của bệnh nhân (với OR = 4,7 và p < 0,05). Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự với kết quả của tác giả van den Brink [102].