KẾT QUẢ QUA 5 NĂM 2006-2010 1 Về kinh tế:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 03 HUYỆN PHƯỚC SƠN, HIỆP ĐỨC, DUY XUYÊN THUỘC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CÓ LỒNG GHÉP GIỚI TỈNH QUẢNG NAM (Trang 25 - 27)

1. Về kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13,1%/ năm, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp tăng 9,7%/; công nghiệp - xây dựng tăng 16,6% /năm; thương mại, dịch vụ tăng 15%/năm. Tỷ trọng nông - lâm nghiệp trong (GDP) từ 33,5% giảm còn 27,8%; ngành công nghiệp - xây dựng từ 21% tăng lên 26,4%; ngành thương mại, dịch vụ từ 45,5% tăng lên 45,8%. Thu nhập bình quân từ 1,7 triệu đồng/người/năm lên 4,8 triệu/người/năm. Tổng sản lượng lương thực có hạt 4.500 tấn/ năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 59,7% năm 2005, ước còn 45% vào cuối năm 2010 (tiêu chí 2006-2010). Thu ngân sách do kinh tế phát sinh trên địa bàn đạt trên 100 tỷ đồng.

1.1. Nông nghiệp:

Xây dựng các công trình thủy lợi đảm bảo tưới chủ động 2 vụ lúa được 70%. Diện tích gieo trồng đạt 2.788ha/2.000 ha. Trong đó diện tích lúa nước 756 ha/800 ha. Năng suất bình quân lúa ruộng 38 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt 4.500 tấn. Bình quân lương thực đầu người 215 kg/năm.

Tổng đàn gia súc 16.350 con; trong đó đàn bò 4.000 con; diện tích nuôi cá nước ngọt 20 ha.

Bình quân mỗi năm trồng 400 ha, nâng tổng diện tích rừng trồng lên 5.800 ha, độ che phủ rừng lên 62%. Chăm sóc rừng phòng hộ 160 ha, giao khoán bảo vệ rừng 6.221 ha; khoanh nuôi 5.355 ha. Triển khai quy hoạch trồng cây cao su ở xã Phước Xuân, Phước Hiệp khoảng 1.000 ha, phát triển 90 ha vườn đồi, vườn rừng, nâng tổng diện tích kinh tế vườn, kinh tế trang trại lên 800 ha.

Đã giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho 1.600/ 5.163 hộ với 295,4 ha, giao đất lâm nghiệp cho 28 nhóm cộng đồng dân cư với 25.552,3 ha

1.2. Công nghiệp – TTCN:

Các công trình thuỷ điện Đăk-My 2, 3, 4 đang được đầu tư xây dựng. Hiện có 170 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, 15 doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản, 05 doanh nghiệp chế biến gỗ. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống đang được triển khai khôi phục. Đang xây dựng cụm công nghiệp Tây Nam và cụm công nghiệp phía Đông Sân bay Khâm Đức gần 16 ha.

Huyện đã tập trung xây dựng và nâng cấp sửa chữa trên 263 công trình với tổng số vốn đầu tư phần huyện quản lý 657,7 tỷ đồng. Các doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư xây dựng, bao gồm nhà hàng, khách sạn, cơ sở sản xuất … hơn 200 tỷ đồng. Các tuyến đường giao thông từ huyện đến các xã được xây dựng và nâng cấp. Hệ thống điện lưới quốc gia đã nối được 11/12 xã, thị trấn với 58/66 thôn và trên 83% số hộ được dùng điện, 80% số hộ dùng nước sinh hoạt từ các chương trình.

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng toàn ngành đạt 79,9 tỷ, tăng bình quân 16,6%/năm.

1.3. Thương mại, dịch vụ:

Toàn huyện có 475 cơ sở kinh doanh thương mại, 34 cơ sở kinh doanh dịch vụ; bình quân số lượng cơ sở kinh doanh mỗi năm tăng 5%. Giá trị toàn ngành đạt 69,5 tỷ, tăng bình quân 15%/năm.

100% xã có điện thoại cố định, 9/12 xã, thị trấn được phủ sóng di động.

1.4. Tài chính – Tín dụng

Doanh số cho vay bình quân mỗi năm tăng trên 20%. Riêng cho vay hộ nghèo tăng bình quân hằng năm 45%.

Tổng thu ngân sách huyện 5 năm đạt 560,1 tỷ, tăng bình quân 24,6%/năm. Trong đó, thu kinh tế phát sinh đạt trên 100 tỷ, tăng 23,3%/năm. Tổng chi ngân sách đạt 525 tỷ, tăng bình quân 27,9%/năm.

1.5. Quản lý qui hoạch:

Đã hoàn thành quy hoạch tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2020; quy hoạch chung xây dựng thị trấn Khâm Đức và vùng phụ cận đến năm 2025; định hướng phát triển: phấn đấu thành đô thị loại IV vào năm 2015.

2. Lĩnh vực văn hóa, xã hội:

Toàn huyện có 7.011 học sinh, tăng 8% so với năm 2005; tỷ lệ học sinh đến trường đạt trên 98%, ngành học mầm non được mở rộng đến 12 xã, thị trấn. Trong 5 năm đã xây mới được 138 phòng học kiên cố và xây dựng hoàn thành Trường PTDT Nội trú huyện. Có 100% xã, thị trấn giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS, 4 trường được đạt chuẩn quốc gia; 100% cán bộ giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy định. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học đạt cao; tỷ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng hằng năm đạt từ 20 - 25%.

Đã xây dựng hoàn thành Trung tâm Y tế huyện, 10/12 xã, thị trấn có trạm y tế kiên cố, 6/12 xã, thị trấn có bác sĩ. Toàn huyện có 22 bác sĩ, bình quân 1.000 dân có 01 bác sĩ. Tỷ suất sinh thô giảm 1,75‰. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đến nay còn 22,6%.

Các thiết chế văn hóa ở cơ sở được đầu tư xây dựng; có 55/66 thôn, khối được xây dựng nhà văn hóa, nhà làng truyền thống, 4 nhà văn hóa xã, lắp đặt 8 trạm truyền thanh không dây, khoảng 85% số hộ được xem truyền hình; 31/66 thôn được công nhận thôn văn hóa; tỷ lệ gia đình văn hóa hằng năm đạt trên 70%.

Chương trình 134, 135, 167, Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đã thực hiện di dời, sắp xếp ổn

định cho 1.172 hộ với 5.024 khẩu với tổng kinh phí 59,5 tỷ. Xây dựng được 1.827 nhà ở cho hộ nghèo thuộc chương trình 134 và 462 nhà theo Quyết định 167/TTg .

Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 3 – 4. Trong 5 năm đã xây dựng được 91 ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách, 191 nhà tình thương, nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, tặng 160 sổ tiết kiệm, cứu trợ 1.551 tấn gạo cho 103.414 lượt người; trợ cấp xã hội thường xuyên 1.633 đối tượng. Đã đào tạo nghề, giới thiệu xuất khẩu lao động được 88 thanh niên.

Có 15.055 đối tượng được hưởng BHYT và 85 đơn vị tham gia đóng bảo hiểm thường xuyên với 2.128 đối tượng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 03 HUYỆN PHƯỚC SƠN, HIỆP ĐỨC, DUY XUYÊN THUỘC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CÓ LỒNG GHÉP GIỚI TỈNH QUẢNG NAM (Trang 25 - 27)