GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CHÂY Ì, NỢ XẤU THUẾ HÀNG XNK

Một phần của tài liệu Bài Luận Đề Tài Thuế Xuất Nhập Khẩu (Trang 31 - 35)

(GD&TĐ)-Dự thảo sửa đổi Luật Quản lý thuế đã đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chây ì, nợ thuế hàng xuất nhập khẩu và cơ chế chống chuyển giá sau 4 năm thi hành luật này.

Tiếp theo chương trình làm việc của Quốc hội, sáng nay (31/5), thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã trình Quốc hội Dự thảo sửa đổi Luật Quản lý

thuế.

Cơ quan thẩm tra dự án Luật trên là Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã tán thành với Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi Luật để tạo khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.

Dự án Luật dự kiến sửa đổi, bổ sung 33

Cần bổ sung quy định khắc phục tình trạng chây ì, nợ thuế (ảnh MH)

Điều (trong tổng số 120 Điều của Luật hiện hành), liên quan đến ba nhóm vấn đề với 22 nội dung, bao gồm: Nhóm vấn đề về đơn giản hoá thủ tục hành chính t huế; Nhóm vấn đề phục vụ mục tiêu cải cách-hiện đại hóa và hội nhập, phù hợp thông lệ quốc tế và nhóm vấn đề về nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế để phù hợp với thực tế và phù hợp với các văn bản pháp luật có lien quan nhằm chống thất thu ngân sách, giảm nợ đ ng thuế

Luật hiện hành quy định trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản thì hồ sơ xóa nợ tiền thuế phải có Tờ khai quyết toán thuế. Trong trình tự xử lý phá sản, cơ

quan thuế đã tham gia xác định các khoản nợ thuế và Quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án là quyết định có hiệu lực pháp lý

Để giảm thủ tục hành chính và phù hợp với quy định của pháp luật phá sản, dự thảo Luật sửa theo hướng quy định hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản sẽ sử dụng Quyết định tuyên bố phá sản thay cho Tờ khai quyết toán thuế.

Ngoài ra, Nghị quyết số 57/2010/QH12 của Quốc hội, Nghị quyết số 25/NQ -C năm 2010 của Chính phủ yêu cầu tạo thuận lợi cho người nộp thuế (NNT) quy mô nhỏ và vừa (bao gồm doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ, cá nhân kinh doanh) được kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) 03 tháng/lần, các doanh nghiệp lớn kê khai thuế GTGT 01 tháng/lần. Luật hiện hành chỉ quy định khai theo tháng, theo năm, tạm tính theo quý hoặc theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế, chưa có quy định khai theo quý Vì vậy, theo dự thảo, cần bổ sung quy định việc khai thuế theo quý. Vấn đề tần suất kê khai cũng chính là một trong những chỉ tiêu quan tr ng được Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) sử dụng để đánh giá, xếp loại môi trường kinh doanh giữa các nước, vì vậy việc sửa đổi cho phép người nộp thuế quy mô vừa và nhỏ được khai thuế theo quý sẽ đáp ứng được cả yêu cầu thông lệ quốc tế về nâng cao tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh. Theo Điều 42 của luật hiện hành, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu đã giúp doanh nghiệp chủ động và linh hoạt sử dụng các luồng tiền để nộp thuế. Tuy nhiên, do cơ chế thông thoáng trong thành lập doanh ng hiệp và doanh nghiệp có thể không thường xuyên thực hiện xuất nhập khẩu nên có có tình trạng lợi dụng quy định trên để chây ì, nợ thuế, sau đó bỏ trốn hoặc tự giải thể… Vận dụng kinh nghiệm của một số nước phải nộp thuế trước khi nhận hàng nhập khẩu hoặc cho nộp chậm nhưng phải có bảo lãnh… Chính phủ đề nghị sửa đổi Điều 42 theo hướng: Người nộp thuế phải nộp thuế trước thời điểm thông quan hoặc giải phóng hàng và áp dụng ân hạn nộp thuế chỉ khi có bảo lãnh của tổ chức

tín dụng (275 ngày đối với nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, 15 ngày đối với hàng hoá tạm nhập tái xuất, 30 ngày đối với trường hợp khác). Đến ngày cuối cùng của thời hạn bảo lãnh ghi trên thư bảo lãnh nếu người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp (nếu có), tổ chức nhận bảo lãnh phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp (nếu có) theo mức 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp thay cho người nộp thuế.

Trình bày thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách hùng Quốc Hiển cho rằng đa số ý kiến trong cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ cần làm rõ căn cứ để quy định thời hạn bảo lãnh đối với từng loại hàng hóa. Rút ngắn thời hạn bảo lãnh đối với hàng gia công xuất khẩu xuống 180 ngày (thay vì 275 ngày như Dự thảo luật) hoặc theo thời gian quy định của chu k ỳ sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng có ý kiến trong Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, áp dụng ân hạn thuế phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng sẽ làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và duy trì các cân đối vĩ mô của nền kinh tế. Chính phủ cho biết để kiểm soát việc chuyển giá (doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khai lỗ nhiều năm nhưng vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất và nộp thuế không tương xứng với quy mô sản xuất), chúng ta đã có quy định Cơ chế thoả t huận trước về phương pháp xác định giá theo nguyên tắc giá thị trường ( ) giữa cơ quan thuế và các công ty đa quốc gia. Để có cơ sở áp dụng , Dự thảo Luật bổ sung quy định cho phép cơ quan thuế được áp dụng cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá với người thu thuế và cơ quan thuế có ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. Do vấn đề chuyển giá và có liên quan đến chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, nên trong Dự thảo Luật chỉ quy định về thẩm quyền và giao Chính phủ quy định về thủ tục, trình tự, thời gian thực hiện cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá để có cơ sở pháp lý triển khai thực hiện.

Ủy ban Tài Chính - Ngân sách cho rằng các vấn đề về cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế như nguyên tắc áp dụng, các trường hợp bắt buộc phải thực hiện cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế,... chưa được quy định cụ thể trong Luật; một số nội dung còn giao Chính phủ quy định bằng văn bản dưới luật (điều kiện, phạm vi, nguyên tắc, nội dung thực hiện) là chưa bảo đảm chặt chẽ, hợp lý. Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ rà soát, bổ sung vào Dự thảo luật điều kiện, phạm vi, nguyên tắc, các trường hợp cụ thể áp dụng cơ chế này, nội dung thực hiện, biện pháp ngăn ngừa trốn lậu thuế, chế tài xử phạt,... nhằm bảo đảm tính khả thi, chặt chẽ trong tổ chức thực hiện.

Ngoài hai nội dung trên, Dự thảo Luật Quản lý thuế còn góp phần lược giảm một số thủ tục hành chính lien quan đến lĩnh vực thuế, bổ sung nguyên tắc quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế, gia hạn nộp thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Một phần của tài liệu Bài Luận Đề Tài Thuế Xuất Nhập Khẩu (Trang 31 - 35)