A. Tài sản ngắn
2.3.2 Hạn chế nguyên nhân
Nhìn chung, trong năm 2012 vừa qua, hoạt động quản lý vốn lưu động của công ty không theo hướng tích cực, còn tồn tại những hạn chế. Sau đây là một số hạn chế của doanh nghiệp:
Khả năng quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty chưa thật sự hiệu quả đã dẫn đến tình trạng giảm sút về doanh thu và lợi nhuận, trong khi chi phí bị đội cao. Các chỉ số về khả năng sinh lời, số vòng quay vốn lưu động cảu công ty là tương đối thấp. Công ty đã không có những biện pháp phù hợp nhằm tiết kiệm nguồn vốn lưu động, cũng như mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho còn thấp làm cho số ngày lưu kho của hàng tồn kho dài. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh như công ty TNHH Sơn giao thông Kova, hệ số này là tương đối cao. Với tình hình kinh tế khó khăn, các công trình, dự án xây dựng đang bị ngưng trệ dẫn đến việc nhu cầu về mặt hàng sơn không cao, thì hệ số như vậy vẫn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, công ty cần có xây dựng những kế hoạch nhập nguyên vật liệu hợp lý, sản xuất với số lượng vừa phải, phù hợp với nhu cầu hiện nay của thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên có những phương án thúc đẩy hoạt động bán hàng, mở rộng thị trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu chi phí.
Tình hình quản lý các khoản phải thu chưa tốt: các khoản phải thu chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn, trong năm 2012 khoản mục này chiếm tới 40,86% tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Sở dĩ các khoản phải thu tăng là do công ty đang áp dụng chính sách bán chịu lớn để tạo uy tín và tìm kiếm bạn hàng. Đó là việc sẽ làm cho doanh số tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng nhưng đồng thời nó cho thấy vốn của công ty đang bị chiếm dụng lớn, nếu tình trạng này kéo dài thì công ty sẽ thiếu vốn đưa vào trong lưu thông. Để đảm bảo nhu cầu vốn lưu động trong lưu thông công ty buộc phải huy động vốn thêm và như thế sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của công ty.
Trong năm 2012 vừa qua lạm phát tăng cao làm mặt bằng giá cả các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra đều tăng, khủng hoảng và suy thoái kinh tế khiến nhu cầu tiêu thụ sụt giảm ảnh hưởng đến tiêu thụ.
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, sự cạnh tranh trong nước ngày càng gay gắt hơn. Bên cạnh những công ty có truyển thống lâu đời và nhiều người ưa thích, thị phận cao như: Lippon, Dulax… còn có sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài khác có lợi thế hơn về vốn, về máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, trình độ quản lý… Điều này ảnh hưởng lớn tới việc giữ vững cũng như gia tăng thị phận của Công ty. Công ty cần phải liên tục đổi mới trong sản xuất kinh doanh mới có thể duy trì thị phận của minh và tìm kiếm được lợi nhuận.