Hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre (Trang 26 - 27)

Từ những hạn chế của đề tài, nghiên cứu tiếp theo cần được bổ sung theo gợi ý, cụ thể:

- Thứ nhất, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp du lịch

sẽ mở rộng cho các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và các địa phương khác trong cả nước.

- Thứ hai, nghiên cứu tiếp theo không chỉ dừng lại ở các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà cần xét đến mối quan hệ giữa các doanh nghiệp này trong chuỗi doanh nghiệp du lịch của địa phương để thấy được vai trò của mình trong hệ thống.

- Thứ ba, nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh

KẾT LUẬN

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre gắn với đặc thù của địa phương. Nghiên cứu bắt đầu bằng việc hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hệ thống hóa một số mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch.

Nghiên cứu sử dụng cả hai kỹ thuật định tính và định lượng, đây chính là cách tiếp cận phương pháp hỗn hợp gồm 3 bước: Bước 1, dựa trên mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu tài liệu, những công trình nghiên cứu trước có liên quan để đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết và tìm ra các thuộc tính cho nghiên cứu, làm cơ sở để thiết lập dàn bài phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm. Mục đích của phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm nhằm hoàn thiện mô hình nghiên cứu, thang đo và bảng câu hỏi điều tra sơ bộ. Bước 2, nghiên cứu sơ bộ, nội dung bước này sẽ tiến hành khảo sát sơ bộ, kiểm định độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố khám phá EFA – Exploratory Factor Analysis. Mục đích chính của bước này là điều tra sơ bộ các đối tượng khảo sát nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo. Trên cơ sở đó, tác giả xác định mô hình nghiên cứu và bảng khảo sát chính thức. Bước 3,

nghiên cứu chính thức, nội dung được thực hiện trong bước này là phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory factor analysis) và kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling). Mục đích của phân tích nhân tố khẳng định CFA giúp làm sáng tỏ: (1) Tính đơn hướng; (2) Độ tin cậy của thang đo; (3) Giá trị hội tụ; (4) Giá trị phân biệt. Còn phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling – SEM) được sử dụng nhằm để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu cho thấy, tất cả các thang đo đạt tính đơn hướng, đảm bảo giá trị hội tụ, đảm bảo độ tin cậy và giá trị phân biệt. Mô hình nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu thị trường, các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đều được chấp nhận. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 8 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre, cụ thể: (1) Nguồn nhân lực; (2) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; (3) Điều kiện môi trường điểm đến; (4) Cạnh tranh về giá; (5) Năng lực tổ chức, quản lý; (6) Năng lực marketing; Thương hiệu; (8) Trách nhiệm xã hội gắn với đặc thù của Bến Tre bởi hệ thống sản phẩm - dịch vụ mang tính đặc trưng riêng, đó chính là các sản phẩm dịch vụ - du lịch gắn liền với cây dừa, sản phẩm từ dừa, môi trường thiên nhiên từ dừa.

Ngoài ra, nghiên cứu đã tiến hành phân tích thực trạng – nguyên nhân các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Bến Tre nhằm thấy được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân. Dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích thực trạng nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững cho doanh nghiệp du lịch tại Bến Tre trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre (Trang 26 - 27)