quyền, cán bộ xét xử trong việc áp dụng hình phạt tiền
BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã quy định hình phạt tiền một cách đầy đủ, hoàn thiện hơn BLHS năm 1985. Điều đó thể hiện đường lối đổi mới trong việc xây dựng và áp dụng hình phạt tiền ở nước ta trước tình hình mới. Tuy nhiên, nghiên cứu thực tiễn áp dụng hình phạt tiền cho thấy đây là loại hình phạt được áp dụng không đáng kể so với số điều luật quy định, điều đó đã làm giảm đi vai trò cũng như hiệu quả của hình phạt này. Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần có những nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về hình phạt này, để việc quyết định và áp dụng được thực hiện một cách nghiêm minh và chính xác, nhằm đảm bảo phát huy đúng vị trí và vai trò đích thực của hình phạt tiền.
Giữa cơ quan xây dựng pháp luật và cơ quan áp dụng pháp luật cần có những văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể về hình phạt tiền, cùng xây dựng thông tư liên tịch về việc áp dụng hình phạt này nhằm thống nhất từ nhận thức đến việc áp dụng quy định về hình phạt tiền vào thực tiễn xét xử.
Xây dựng một đội ngũ cán bộ tư pháp chuyên sâu về nghiệp vụ, am hiểu những quy định của pháp luật về hình phạt tiền trong BLHS và các văn bản pháp luật hình sự khác cả về nội dung, phạm vi, điều kiện và mức phạt tiền… Từ đó tạo cơ sở cho việc áp dụng chính xác các quy định đó trong thực tiễn, đảm bảo thực hiện đúng chính sách hình sự của Nhà nước ta.
môn nghiệp vụ, việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch và vững mạnh là nhiệm vụ chủ yếu và vô cùng quan trọng trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Chính vì vậy, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ:
Công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến kỷ cương, pháp luật, giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước [17].
Để thực hiện được yêu cầu này, ngoài việc tăng cường về số lượng, chúng ta cần phải tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tư pháp theo hướng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị, đạo đức nghề nghiệp và ý thức pháp luật của các cán bộ tư pháp nói chung và của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân nói riêng.