Tiềm năng năng lượng sóng khu vực quần đảo Trường Sa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng quan năng lượng sóng biển và khả năng ứng dụng ở Việt Nam (Trang 31 - 36)

Nhóm nghiên cứu đã đặt 4 điểm khảo sát tại 4 phía Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc quanh đảo Trường Sa lớn. Dựa vào các kết quả tính toán về chế độ sóng và năng lượng sóng tại 4 điểm khảo sát và kết quả tính năng lượng sóng cho toàn bộ Biển Đông thấy rằng năng lượng sóng tại khu vực đảo Trường Sa lớn nói riêng và quần đảo Trường Sa nói chung thuộc vào loại mạnh nhất trong các khu vực ven bờ và vùng khơi lãnh thổ Việt Nam. Năng lượng sóng phụ thuộc rõ rệt vào hai mùa gió Đông Bắc và Tây Nam, trong đó vào gió mùa Đông Bắc do có tốc độ gió mạnh, ổn định và đà sóng rất lớn nên năng lượng sóng đạt cực đại trong năm. Điều này chứng tỏ tiềm năng năng lượng sóng tại vùng đảo Trường Sa là rất lớn.[14]

Theo kết quả điểm khảo sát phía Đông Bắc đảo là điểm thích hợp nhất để lắp đặt thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng thành điện năng. Đây là vị trí có năng lượng lớn nhất trong 4 vị trí khảo sát. Độ chênh lệch năng lượng giữa tháng mạnh nhất và yếu nhất vẫn nằm trong giới hạn của thiết bị. Ngoài ra, điểm này nằm ở khu vực có độ dốc, độ sâu nhỏ nhất so với các điểm khác (độ sâu chỉ vào khoảng 25m). Do đó, điều kiện về độ dốc và độ sâu ở vị trí này cũng sẽ giúp cho quá trình thi công và bảo dưỡng thiết bị thuận lợi hơn.[14]

Lựa chọn thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng thành điện năng cho Trường Sa lớn

Sự ưu việt của thiết bị này là do nguyên lý chuyển đổi năng lượng mới khác rất nhiều với các nguyên lý hiện có. Thay vì việc thay đổi các máy phát tiêu chuẩn sao cho ứng với tốc độ quay trong chuyển động sóng, một loại máy phát mới hoàn toàn được sáng chế tại trường Đại Học Uppsala. Những máy phát này được thiết kế cho “tiêu chuẩn” của sóng. Phương án lắp đặt cũng được cải tiến ở chỗ máy phát được đặt trên đáy biển. Một phụ kiện khác là một dây nối máy phát với một phao trên mặt biển. Máy phát bao gồm một pistong chuyển động lên xuống trong Stato (phần tĩnh). Như vậy máy phát không quay mà được tạo chuyển động của pistong trực tiếp từ phao trên mặt biển thông qua dây cáp. Đây chính là sự ưu việt của hệ thống. Máy phát nằm dưới đáy biển được bảo vệ trong các điều kiện thời tiết khốc liệt và bảo vệ khỏi sự phá hoại của con người. Kể cả trong trường hợp phao bị đứt trong điều kiện bão tố quá lớn, phao và dây sẽ trôi vào bờ và các thiệt hại này sẽ rất không đáng kể. Máy phát được thiết kế là loại dẫn truyền tuyến tính trực tiếp (direct-driven linear generator) với tốc độ quay chậm có nghĩa là có thể chuyển đổi năng lượng của những sóng nhỏ. Hơn thế nữa, dạng máy phát này được cấu tạo bởi các phần thiết bị cơ học rất đơn giản (phao và dây). Điều này làm giảm kinh phí thiết kế và tăng hiệu quả đầu tư. Các tính toán cho thấy phương án sử dụng hệ thống này có thể cạnh tranh thương mại mà không phải trợ giá lâu dài. [14]

Đây là một đòi hỏi tiên quyết quan trọng bởi vì năng lượng tái tạo phải được đưa vào hệ thống khai thác năng lượng không có tác dụng ngược lại đối với sự phát triển của kinh tế và xã hội. Thêm vào đó công nghệ khai thác năng lượng sóng nêu trên hầu như không có ảnh hưởng tiêu cực nào đến môi trường. Nếu sử dụng thiết bị này có thể đảm bảo cung cấp điện cho sinh hoạt và bảo vệ Tổ quốc cho toàn đảo Trường Sa lớn.[14]

PHẦN IV: KẾT LUẬN

Xu hướng sử dụng năng lượng xanh là xu hướng đang được đề cập trên thế giới,

nhưng việc phát triển nó còn nhiều việc phải làm. Và cũng có thể trong tương lai sẽ xuất hiện những nguồn năng lượng mới, dồi dào hơn, sạch hơn làm mất đi nỗi lo về khủng hoảng năng lượng và những ảnh hưởng tới môi trường.

Phát triển ngành công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng là một xu hướng tất yếu của thế giới trong thế kỉ 21. Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặt biệt là tài nguyên không tái tạo và những tác động của việc sử dụng những tài nguyên này đối với môi trường , gây ra hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, ngập lụt và nhiều tác động khác gây nguy hiểm cho môi trường sống. Tiềm năng phát triển các sản phẩm năng lượng sinh học và năng lượng tái tạo là rất to lớn. Do vậy, phát triển ngành công nghiệp năng lượng mới là một vấn đề cấp bách, càng sớm càng mang lại lợi ích to lớn cho đất nước trong điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi của đất nước ta.[18]

Đã có nhiều nước trên thế giới đang khai thác nguồn năng lượng sạch này, góp phần tích cực, mục đích giảm chất thải CO2 bằng các công nghệ thiết bị tiên tiến.

Năng lượng sóng biển cũng là một đề tài nóng bỏng trên thế giới. Nó đang khiến các nhà khoa học trên thế giới phải đau đầu nghiên cứu, để tìm ra các biện pháp để thu được nguồn năng lượng này nhằm giải quyết vấn đề năng lượng. Việc dùng năng lượng hóa thạch gây ô nhiễm môi trường sống cũng như gây hiệu ứng nhà kính.

Các nhà khoa học trên thế giới bắt đầu nhận thức về khả năng tiềm tang của năng lượng sóng biển, thủy triều từ thập niên 90 của thế kỷ XX. Theo các nhà khoa học, các nhà máy điện thủy triều có thể dễ dàng trong trường hợp với những nỗ lực bảo vệ vùng duyên hải. Một lợi ích khác là các nhà máy khai thác năng lượng thủy triều sẽ giúp làm giảm bớt sự xói mòn bãi biển và bờ biển.[15]

Do vậy mà việc nghiên cứu khai thác nguồn năng lượng sóng biển có ý nghĩa hết sức to lớn. Nó góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển của xã hội loài người.

Tài liệu tham khảo 1. http://vnsharing.net/forum/showthread.php?p=3227451 2. http://www.tinmoi.vn/Nang-luong-song-bien-Viet-Nam-0598571.html 3. http://www.tin247.com/tiem_nang_nang_luong_tai_tao_bien_viet_nam-12- 21520635.html 4. http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/ky-thuat-moi/2008/11/3ba08400/ 5. http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Can-canh-he-thong-nang-luong-sach- o-Truong-Sa/20116/151096.datviet 6. http://bientoancanh.vn/Dai-duong-va-nhung-nguon-nang-luong-vo- tan_C33_D2994.htm 7. http://www.hvacr.vn/home/hvacr/moi-truong-nang-luong/694-nguon-dien-nang- dien-song-o-vn-rat-kha-thi.html 8. http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/cong-nghe-moi/35492_Bien-song-bien- thanh-dien-voi-hieu-suat-99.aspx 9. http://kientrucxd.blogspot.com/2011/10/nang-luong-thuy-trieu-va-song-bien.html 10. http://tietkiemnangluong.com/tin-tuc/26/he-thong-tai-tao-nang-luong-moi-tu-song- bien.html 11. http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Nang-luong-song-bien-Viet-Nam/20886280/188/ 12. http://www.ipp.gov.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=420%3Akhai-thac-nng-lng-t- bin&catid=2%3Anewsletters-publications&lang=vi 13. https://sites.google.com/site/vnggenergy/thuytrieuvasongbien 14. http://vihema.gov.vn/683/section.aspx/did/896/cid/1/nang-luong-bien-cua-viet-nam- nhieu-hay-it- 15. http://www.renewables.gov.vn/default.aspx? page=news&do=detail&category_id=136&news_id=9994 16. http://nlsh.khcn-moit.gov.vn/default.aspx? page=news&do=detail&category_id=115&news_id=9866 17. http://60s.com.vn/index/2495800/26122009.aspx

18. http://www.hiendaihoa.com/Dien/Cong-nghe/he-thong-thiet-bi-phat-dien-bang- nang-luong-song-bien-cong-suat-5-10-kwh.html 19. http://www.tietkiemnangluong.vn/Home/Detail/tabid/84/ItemId/1410/View/2/CateId /73/language/vi-VN/Default.aspx 20. http://www.freepatentsonline.com/4568836.html 21. http://me1065.wikidot.com/ocean-wave-electric-power-generation 22. http://peswiki.com/index.php/Directory:Ocean_Wave_Energy 23. http://en.wikipedia.org/wiki/Wave_power 24. http://www.smartplanet.com/blog/pure-genius/wave-power-how-it-works/3769 25. http://pcquangngai.cpc.vn/detail.aspx?ChannelID=21&ID=210

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng quan năng lượng sóng biển và khả năng ứng dụng ở Việt Nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w