Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình dạy học theo phương pháp thực nghiệm bài định luật II newtơn sách giáo khoa vật lí 10 nâng cao (Trang 39 - 45)

7. Cấu trúc luận văn

2.5.Kết luận chương 2

Vận dụng các quan điểm lý luận đã trình bày ở chương 1, trong chương này chúng tôi thiết kế tiến trình dạy học bài “Định luật II NiuTơn” theo PPTN.

Tiến trình bài học được soạn thảo tương đối phù hợp với thực tế. Việc tổ chức các tình huống học tập và định hướng giải quyết vấn đề cho học sinh với hệ thống

câu hỏi hướng dẫn vừa sức dẫ kích thích hứng thú học tập, lôi cuốn học sinh vào hoạt động tích cực, tự lực giải quyết vấn đề trong học tập.

Kết hợp được tất cả các hoạt động: dề xuất dự đoán, phương án thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, xử lý kết quả thí nghiệm rồi rút ra kết luận đã phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh.

Để góp phần vào việc thực hiện mục đích của đề tài, chúng tôi đã cải tiến thí nghiệm định luật II Niutơn sao cho khoa học, dễ sử dụng và tương đối chính xác. Tuy nhiên, với cách dạy theo tiến trình bài học như trên sẽ tốn rất nhiều thời gian và việc chuẩn bị của giáo viên phải công phu hơn.

Kết luận chung

Thực hiện mục đích nghiên cứu đối chiếu với các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã giải quyết được một số vấn đề sau:

- Trên cơ sở các luận điểm khoa học trong nghiên cứu chiến lược dạy học phát triển hoạt động tìm tòi, sáng tạo và tư duy khoa học cho học sinh, chúng tôi đã thiết lập sơ đồ biểu đạt logic của tiến trình nhận thức khoa học, tổ chức các tình huống có vấn đề trong dạy học và định hướng hoạt động nhận thức tích cực tự chủ của học sinh. Đề tài đã xây dựng được tiến trình dạy học bài “Định luật II NiuTơn” làm nảy sinh vấn đề, tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào các quá trình tìm tòi giải quyết vấn đề, tạo động cơ thúc đẩy hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của học sinh.

- Tiến trình soạn thảo dạy học theo phương pháp thực nghiệm đă chứng tỏ tính khả thi của bộ thiết bị thí nghiệm. Tiến trình dạy học không những đem lại hiệu quả nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức mà còn phát triển năng lực sáng tạo (khả năng đề xuất giả thuyết, dự đoán; khả năng đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra), phát huy tính tự lực giải quyết vấn đề của học sinh.

- Do điều kiện thời gian có hạn và khuôn khổ luận văn, chúng tôi mới chỉ tiến hành ở một bài học. Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ tạo điều kiện cho chúng tôi mở rộng nghiên cứu của mình sang các bài học khác của chương trình, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật lý ở trường THPT.

- Qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, để việc dạy học Vật lý có hiệu quả cao hơn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, chúng tôi xin có một số ý kiến trao đổi đề nghị như sau:

+ Với nội dung chương trình sách giáo khoa và trang thiết bị đồ dùng học tập đã được đổi mới như hiện nay thì phải nhanh chóng đồng bộ bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để có một phương pháp giảng dạy cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu đề ra.

+ Vấn đề bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục: trước hết phải sao cho người giáo viên thông suốt về tư tưởng và nhận thức sâu sắc sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học. Sau đó phải có những phương án, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên một cách nghiêm túc cụ thể. Công tác quản lý giáo dục phải chặt chẽ thống nhất từ trên xuống dưới, phải đưa ra những quy định quy chế bắt buộc và phải có phương án để kiểm tra đánh giá được sự thực hiện đối với giáo viên.

+Nên trang bị nhiều phòng học bộ môn để thuận lợi cho giáo viên trong việc sử dụng thiết bị dạy học, vì mục tiêu đào tạo con người Việt Nam có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành giỏi, tác phong công nghiệp… thì phải thông qua hoạt động, phải được thực hành thì mới có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế đời sống.

Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Tấn Cường.

Cấu tạo một số thiết bị thí nghiệm để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực của học sinh trong dạy học các kiến thức về chuyển động của vật bị ném, Sách giáo khoa Vật lý 10 thí điểm ban khoa học tự nhiên (Bộ 1). Khoa Vật lý Trường ĐHSP Hà

Nội.

2. Đavid Halliday – RoBert ResNich – Jearl Walker.

Cơ sở Vật Lý, Tập một- Cơ Học, Nxb Giáo Dục

(Ngô Quốc Quýnh, Hoàng Hữu Thư, Đào Kim Ngọc dịch) 3. Nguyễn Văn Hoà.

“Rèn luyện cho học sinh sử dụng PPTN nhằm nâng cao chất lượng học tập góp phần phát triển năng lực sáng tạo trong dạy học vật lý 6 – THCS”, Luận án tiến sỹ, Khoa Vật Lý Trường ĐHSP Hà Nội.

4. Đào Văn Phúc, Phạm Viết Trinh (1990) Cơ Học, Nxb Giáo Dục Hà Nội 5. Đào Văn Phúc (2003) Lịch sử vật lý học, Nxb Giáo Dục.

6.Tạ Tri Phương (2005) Phương pháp giảng dạy vật lý trong trường Trung Học Phổ

Thông (dịch) , ĐHSP Hà Nội 2.

7. Tạ Tri Phương

Thực hành thí nghiệm vật lý phổ thông, ĐHSP Hà Nội 2.

8. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế.

Phương pháp dạy học vật lý phổ thông, Nxb ĐHSP Hà Nội.

9. Phạm Hữu Tòng.

Lý luận dạy học vật lý ở trường TH, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

10. Nghị quyết Hội nghị Trung Ương VII (1993) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp Giáo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phụ lục

Bộ thí nghiệm khảo sát định luật ii niutơn đã cải tiến.

Tiến hành thí nghiệm giai đoạn 1 : Chứng tỏ gia tốc a tỷ lệ với lực tác dụng F Bảng 1 Khối lượng xe và lực kế: M = 200 (g) ; t = 0,1 (s). Lần TN Lực (N) l1 (mm) l2 (mm) l3 (mm) l4 (mm) l1 (mm) l2 (mm) l3 (mm) l  (mm) 2 t l a  mm/s 1 F1=0,2 42 48 54 60 6 6 6 6 a1=600 2 2F1=0,4 41 54 66 78 13 12 12 12,3 a2=1230 3 3F1=0,6 52 70 88 10,6 18 18 18 18 a3=1800

Nhận xét : Từ bảng kết quả thí nghiệm trên ta thấy, sai số nhỏ hơn 5% có thể chấp nhận kết quả gần đúng là : 1 1 F a = 2 2 F a = 3 3 F a .

Tiến hành thí nghiệm với bộ thí nghiệm này đã cho thấy kết quả thu được có độ chính xác cao hơn.

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình dạy học theo phương pháp thực nghiệm bài định luật II newtơn sách giáo khoa vật lí 10 nâng cao (Trang 39 - 45)