Số bữa ăn trong ngày:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng thừa cân béo phì và bước đầu sử dụng biện pháp hạn chế thừa cân béo phì của học sinh trường trung học cơ sở tại phú thọ (Trang 53 - 75)

Lƣợng dinh dƣỡng HS đƣợc cung cấp đƣợc thể hiện qua số bữa ăn hàng ngày. Nếu số bữa ăn hàng ngày nhiều và giàu dinh dƣỡng rất dễ dẫn đến tình trạng TC-BP ở trẻ. Vì vậy số bữa ăn liên quan trực tiếp đến tình trạng dinh dƣỡng của HS trong giai đoạn phát triển này

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa số bữa ăn trong ngày và tình trạng TC-BP

Số bữa ăn của trẻ Tình trạng dinh dƣỡng OR

TC-BP Bình thường

Trên 3 bữa 195 1783 4,64

2,88 < OR < 7,53

Ít hơn 3 bữa 21 890

Bảng số liệu cho thấy số HS TC-BP khi số bữa ăn nhiều hơn 3 bữa cao gấp 4,64 lần số HS TC-BP khi ăn ít hơn 3 bữa trong ngày. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do tình hình kinh tế của gia đình cùng với mức độ nhận thức của

phụ huynh trong việc chăm sóc dinh dƣỡng cho HS chƣa đúng. Để tránh trƣờng hợp gia tăng tình trạng TC-BP, chúng tôi khuyến khích các bậc phụ huynh tìm hiểu khẩu phần ăn và chế độ dinh dƣỡng cho học sinh giai đoạn phát triển này.

Ngoài các nguyên nhân liên quan trực tiếp trên còn có một số các nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng TC-BP ở HS. Để đƣa ra một số biện pháp nhằm giảm tình trạng TC-BP cho HS trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành đánh giá một số đặc điểm giữa 2 nhóm: TC-BP và nhóm đối chứng.

3.1.3. Đặc điểm của điều tra 2 nhóm: thừa cân – béo phì và nhóm chứng

Đặc điểm của hai nhóm điều tra đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.13. Đặc điểm của 2 nhóm bệnh - chứng

Giới Nhóm TC-BP (can thiệp) Nhóm chứng

n % n %

Nam 31 51,67 31 51,67

Nữ 29 48,33 29 48,33

Chung 60 100 60 100

Có sự tƣơng đồng về tỷ lệ giới giữa nhóm thừa cân – béo phì (can thiệp) với nhóm chứng.

Trong nhóm TC-BP nam chiếm tỷ lệ 51,67% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nữ chiếm tỷ lệ 48,33% (p < 0,05).

3.2. Đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp 3.2.1. Các biện pháp can thiệp 3.2.1. Các biện pháp can thiệp

Hầu hết những em thừa cân – béo phì đều ý thức đƣợc việc tăng cân của mình và đều có nỗ lực nào đó để giảm cân, nhƣng đa số do không có sự định hƣớng, không có các biện pháp can thiệp khoa học nên các em thƣờng thất baị,

vì không giảm đƣợc cân nên nhiều em cho rằng béo phì là bệnh khó chữa và bị tác động không tốt vì cái nhìn từ xã hội về ngoại hình của mình. Điều này làm cho thừa cân – béo phì ngày càng trở nên trầm trọng và khó chữa.

Thật vậy việc giảm cân không hề đơn giản, thừa cân – béo phì là do kết quả của thói quen ăn uống không hợp lý (ăn vặt, ăn đồ ngọt…) và lối sống lƣời vận động TDTT đã hình thành lối sống quen thuộc khó thay đổi, do vậy giảm cân tức là phải thay đổi lối sống, thay đổi cách sinh hoạt, ăn uống đến việc tập luyện TDTT, giờ giấc thay đổi và thời gian học tập cũng thay đổi theo. Vậy với lứa tuổi THCS thì giảm cân nhƣ thế nào là hợp lý và có hiệu quả nhất? Dƣới đây là một số phƣơng pháp tiến hành các giải pháp can thiệp.

3.2.1.1. Tư vấn kiến thức về tình trạng TC-BP

* Tƣ vấn cho HS TC-BP (nhóm can thiệp)

- Chúng tôi cung cấp cho học sinh những thông tin về nguyên nhân và ảnh hƣởng xấu của TC-BP lên sức khỏe, khả năng vận động, học tập của các em. - Phát cho các em tài liệu hƣớng dẫn nguyên tắc và cách thiết lập khẩu phần ăn khoa học, hợp lý giúp giảm cân [10], [34].

- Đƣa ra biện pháp giảm cân bằng cách vận động, luyện tập TDTT.

Đối với các em TC-BP không phải là tập luyện thể thao nặng nhọc hay quá sức để tiêu hao nhiều năng lƣợng giúp giảm cân nhanh mà phải chú trọng những sở thích của các em, do đó giúp các em lựa chọn những môn thể thao mà các em yêu thích nhƣ: bơi, đá bóng, tập võ… nhƣng chỉ chơi trong một khoảng thời gian ngắn với những bài tập đơn giản, và tập luyện hàng ngày. Bởi các môn thể thao nặng, không những các em khó tập gây chán nản, mệt mỏi mà còn ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự phát triển hình thể sau này.

- Hƣớng dẫn cho học sinh cách cân đo, xác định mức độ TC-BP để học sinh có thể theo dõi BMI của mình.

- Động viên các em cố gắng thực hiện chế độ giảm cân, đồng thời giám sát theo dõi quá trình thực hiện biện pháp can thiệp của các em TC-BP. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tƣ vấn với nhà trƣờng:

- Ban điều hành của trƣờng:

Mời Hiệu phó nhà trƣờng tham gia vào việc lập kế hoạch hoạt động can thiệp bao gồm phân tích Thực trạng nhà trƣờng, các thuận lợi và trở ngại khi tiến hành truyền thông giáo dục dinh dƣỡng trên đối tƣợng học sinh. Tham gia xây dựng và giám sát các giải pháp can thiệp tại trƣờng.

- Giáo viên chủ nhiệm:

Chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, tổ chức các hoạt động của lớp. Theo dõi, nhắc nhở các nhóm “Sức khỏe hình thể đẹp” hoặc “Sao đỏ hình thể đẹp” lên kế hoạch họp nhóm hàng tháng, hàng quí. Phối hợp với giáo viên thể dục, cán bộ y tế theo dõi hoạt động thể lực và cân đo nhân trắc của học sinh. - Giáo viên thể dục:

Tăng cƣờng hoạt động thể lực cho học sinh: Nhóm nghiên cứu đã trang bị một số dụng cụ thể thao cho nhà trƣờng nhƣ cầu lông, bóng đá.

Ngoài các giờ thể dục chính khoá theo các bài tập đã đƣợc phổ biến sẵn trong nhà trƣờng, các giáo viên thể dục sẽ đƣa thêm một số nội dung luyện tập nhƣ: nhẩy xa, chạy ngắn 30m và các trò chơi tổng hợp.

- Cán bộ y tế nhà trƣờng:

Chịu trách nhiệm theo dõi và hƣớng dẫn cân đo nhân trắc của học sinh trong suốt thời gian can thiệp. Đồng thời sẽ tƣ vấn về cách lựa chọn thực phẩm, chế độ ăn hợp lý cho học sinh thông qua tờ rơi, poster.

- Nhân viên bếp ăn, bán căng tin: Là ngƣời phục vụ bữa ăn trƣa cho học sinh và bán các thức ăn sẵn nhƣ bánh, kẹo, snack, nƣớc ngọt, v.v.

- Tổng phụ trách: Cùng với Ban điều hành của nhà trƣờng sẽ tổng hợp và theo tất các hoạt động can thiệp diễn ra ở trƣờng. Là ngƣời dẫn chƣơng trình chính trong buổi lễ phát động phòng chống thừa cân, béo phì toàn trƣờng.

* Phụ huynh học sinh: Cùng với nhà trƣờng sẽ triển khai các hoạt động chăm

sóc trẻ tại gia đình. Do vậy chúng tôi cung cấp tài liệu tƣ vấn về nguyên tắc thiết lập khẩu phần ăn và các thực đơn giảm cân đối với các em TC-BP, hƣớng dẫn gia đình thƣờng xuyên động viên, nhắc nhở các em duy trì tập luyện TDTT hang ngày. Ngƣời nghiên cứu thƣờng xuyên liên lạc với gia đình để động viên, giám sát quá trình thực hiện các biện pháp can thiệp trong thời gian nghiên cứu.

* Các hoạt động can thiệp:

Đối với học sinh:

- Cung cấp kiến thức phòng chống thừa cân, béo phì thông qua các biện pháp sau:

Xây dựng “sổ tay sức khỏe” với kiến thức cơ bản về thừa cân, béo phì nhƣ nguyên nhân, hậu quả, cách phòng tránh TC-BP, khuyến khích HS ăn uống điều độ, hợp vệ sinh, giảm thức ăn ngọt, tăng ăn nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế ngồi xem tivi, chơi game, tăng cƣờng vận động, chơi các môn thể thao nhƣ bóng đá, bóng bàn, cầu lông, đá cầu, nhẩy dây, v.v.

Xây dựng nhóm “Sức khoẻ hình thể đẹp”. Mỗi nhóm tƣơng ứng với 1 tổ, gồm từ 6 – 8 em. Mỗi tháng nhóm sẽ họp 2 lần (vào giờ sinh hoạt ngoại khóa hay giờ sinh hoạt lớp). Thông qua các buổi sinh hoạt nhóm, các em sẽ cùng nhau lên kế hoạch thời gian, nội dung chi tiết cho từng hoạt động nhƣ:

+ Tham gia các giờ học thể dục ở trƣờng và tập các môn thể thao khác nhƣ bóng đá, bơi lội, cầu lông. Ngoài giờ học giúp đỡ cha mẹ một số công việc nhà. + Biết cách lựa chọn thực phẩm sạch, đủ dinh dƣỡng. Ăn uống điều độ, hạn chế uống nƣớc ngọt có ga, thức ăn nhiều mỡ, ăn nhiều rau, quả, v.v.

+ Từ các buổi thảo luận nhóm các em sẽ xây dựng thông điệp theo các chủ đề về thừa cân – béo phì.

+ Cân đo sức khoẻ: Cứ 1 tháng một lần các em sẽ đến phòng y tế nhà trƣờng để cán bộ y tế cân, đo và các em cũng sẽ tự thực hành cân đo. Sau đó ghi số đo cân nặng, chiều cao và biết cách tra bảng BMI để xác định thừa cân, béo phì. Nhóm trƣởng ghi lại kết quả cân đo của nhóm vào biên bản thảo luận nhóm và ghi chú lời khuyên điều chỉnh chế độ ăn và mức độ rèn luyện vào cột bên cạnh.

Đối với cán bộ nhà trường:

- Tập huấn:

+ Đối tƣợng: 30 giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ y tế, nhân viên bếp ăn và bán căng tin của 5 trƣờng tham gia thực nghiệm.

- Nguyên nhân, hậu quả, cách phát hiện thừa cân, béo phì bằng số đo cân nặng và chiều cao, bảng tra cân nặng theo chiều cao theo lứa tuổi, theo giới. Các biện pháp phòng ngừa thừa cân, béo phì cho học sinh.

- Với giáo viên thể dục: Những hoạt động nhằm tăng cƣờng thể lực để phòng tránh thừa cân – béo phì cho học sinh.

- Với cán bộ y tế: Hƣớng dẫn cách đo cân nặng, chiều cao của học sinh, cách theo dõi thể lực học sinh bằng bảng BMI theo lứa tuổi, theo giới. Hỗ trợ cân, thƣớc chuẩn và dán các áp phích tại phòng y tế để cán bộ y tế có thể tham vấn cho học sinh về thừa cân – béo phì.

- Với nhân viên bán căng tin và phục vụ nhà ăn tại trƣờng: Hƣớng dẫn cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, sử dụng nhiều loại thực phẩm phối hợp, tên những thực phẩm giàu năng lƣợng nên tránh dùng nhiều cho HS và lời khuyên thay đổi món ăn hàng ngày cho HS.

- Phát động toàn trƣờng: Tổ chức phát động toàn trƣờng phòng chống thừa cân, béo phì lứa tuổi học đƣờng vào buổi chào cờ đầu tuần. Tổng phụ trách lên phát động trƣớc toàn thể học sinh những thông điệp do chính các em tự xây dựng.

Đối với phụ huynh học sinh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Gửi thƣ và tờ rơi cho phụ huynh gồm thông tin về bệnh béo phì, cách phòng ngừa và điều trị trẻ bị TC, BP.

- Gửi các phụ huynh “10 lời khuyên dinh dƣỡng hợp lý”.

- Khuyến khích phụ huynh động viên con em mình tham gia các hoạt động ngoài trời nhƣ đi bơi, tập thể thao, đi bộ vào những thời gian rỗi (nghỉ hè).

3.2.1.2. Nhóm giải pháp can thiệp

Nguyên tắc điều trị TC-BP là giảm năng lƣợng ăn vào thông qua kiểm soát chế độ ăn đồng thời tăng năng lƣợng tiêu hao thông qua chế độ vận động thể lực phù hợp. Tất cả các phƣơng pháp khác nhƣ dùng thuốc, tâm lý liệu pháp, thay đổi hành vi…. Đều mang tính hỗ trợ nhằm đạt 2 mục tiêu trên.

Các giải pháp này đƣợc tiến hành trong vòng 6 tháng đối với học sinh TC- BP (nhóm can thiệp). Các giải pháp bao gồm:

Giảm cân bằng chế độ ăn uống

Giảm cân bằng luyện tập thể dục, thế thao

Hình 3.10. Thực đơn mẫu khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng dành cho trẻ TC-BP

Giảm năng lƣợng của khẩu phần ăn từng bƣớc một, mỗi tuần giảm khoảng 300kcal so với khẩu phần ăn trƣớc đó cho đến khi đạt năng lƣợng tƣơng ứng đến mức BMI.

BMI từ 25-29,9 thì năng lƣợng đƣa vào một ngày là 1500 kcal. BMI từ 30-34,9 thì năng lƣợng đƣa vào một ngày là 1200 kcal. BMI từ 35-39,9 thì năng lƣợng đƣa vào một ngày là 1000 kcal. BMI > 40 thì năng lƣợng đƣa vào một ngày là 800 kcal.

Trong đó tỉ lệ năng lƣợng giữa các chất là 15-16% protein, 12-13% lipid, 71-72% glucid. Ăn ít chất béo, bột. Ăn đủ chất đạm, vitamin, muối khoáng. Cần bổ sung viên đa vitamin và vi lƣợng tổng hợp. Tăng cƣờng rau và hoa quả.

Muối, mì chính: 6g/ngày. Nếu có tăng huyết áp thì chỉ cho 2-4g/ngày. Tạo thói quen ăn uống theo đúng chế độ [35].

* Giảm cân bằng luyện tập thể dục thể thao.

Chọn lựa cách vận động phải phù hợp với tình trạng sức khỏe, nhu cầu, sở thích và các yếu tố khác nhƣ điều kiện kinh tế, thời gian học tập…. của từng học sinh để đảm bảo chế độ vận động đƣợc thực hiện đều đặn và duy trì lâu dài.

Tập luyện nhằm mục đích tiêu hao năng lƣợng dự trữ dƣới dạng mô mỡ, làm tăng khối cơ bắp và khối xƣơng qua đó làm giảm các vùng lỏng lẻo của cơ thể, hạn chế khu vực phát triển của các tế bào mỡ.

Dƣới đây là một số môn thể thao đƣợc đề suất hợp với điều kiện địa phƣơng mà các em học sinh có thể chọn sao cho phù hợp với mình. Thời gian tập đều đặn trung bình từ 45 - 60 phút/ ngày là tốt nhất và nên tập trong một thời gian cố định trong ngày.

Chơi cầu lông: Phần lớn học sinh đều đƣợc học môn cầu lông trong các

trƣờng THCS, môn này dễ chơi, các em có thể tập ở sân trƣờng, hoặc ở nhà. Môn này tiêu hao khá nhiều năng lƣợng, khoảng 500 kcal/h.

Đá bóng: Môn này rất phổ biến và là sở thích của hầu hết các em học sinh

nam. Khi đá bóng có thể đốt cháy khoảng 500 đến 600 kcal sẽ đƣợc giải phóng khi chơi khoảng 1 tiếng.

Học võ: Đây là một môn thể thao rất ƣa thích của các em học sinh, các em

có thể học ở các lớp đƣợc tổ chức ở trƣờng học hoặc ở các trung tâm. Học võ vừa tăng cƣờng sức khỏe, vừa tăng khả năng tự vệ và là một biện pháp để giảm cân hiệu quả. Năng lƣợng tiêu hao của môn này có thể lên tới 550 kcal/h [33].

Chạy: Khi chạy, các cơ và hệ thống lƣu thông máu đều đƣợc vận động, điều này giúp bạn tiêu tốn khoảng 550kcal/h. Chạy nhanh trong thời gian ngắn sẽ

tiêu thụ nhiều calo hơn là chạy chậm trong thời gian lâu hơn, bạn nên tăng tốc từ từ sau mỗi lần tập luyện và đừng cố quá sức.

Bơi: Là môn thể thao rất toàn diện vì hầu hết các cơ đều đƣợc vận động.

Trung bình 300 kcal/h đƣợc tiêu thụ [50].

3.2.2. Hiệu quả can thiệp đối với các chỉ số nhân trắc

Sau khi chúng tôi tiến hành phân loại đối tƣợng TC-BP. Chúng tôi lựa chọn 120 em chia thành 2 nhóm (mỗi nhóm 60 em có chỉ số BMI tƣơng đồng nhau, 31 em nam và 29 em nữ). Để sử dụng làm nhóm can thiệp và nhóm đối chứng.

Bảng 3.14. Chiều cao, cân nặng và BMI trung bình của HS TC-BP trước và sau can thiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ số Thời điểm Nhóm CT (n = 60) (31 nam + 29 nữ) X  SD Nhóm KCT (n 60) (31 nam + 29 nữ) X  SD Chiều cao (cm) Trƣớc CT 160.807.19 161.027.22 Sau CT 162.127.61 162.347.59 Chênh lệch +1.32 +1.23 Cân nặng (kg) Trƣớc CT 62.839.58 63.159.42 Sau CT 59.198.71 65.518.01 Chênh lệch -3.19 +2.36 BMI (kg/m2) Trƣớc CT 25.73  3.88 25.62  4.13 Sau CT 24.25  3.37 25.93  3.16 Chênh lệch -1.48 +0.31

Từ kết quả ở bảng 3.12 cho ta thấy:

- Chiều cao trung bình của cả 2 nhóm đều tăng, sự chênh lệch giữa 2 nhóm CT và KCT là không đáng kể.

- Cân nặng trung bình của nhóm can thiệp giảm từ 62.83kg xuống 63.95kg (giảm 3,19kg), trong khi cân nặng trung bình của nhóm KCT tăng từ 63.15kg lên 65.51kg (tăng 2.36kg), sự chênh lệch này là đáng kể, có ý nghĩa thống kê.

- BMI trung bình của nhóm can thiệp giảm từ 25.73(kg/m2) xuống còn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng thừa cân béo phì và bước đầu sử dụng biện pháp hạn chế thừa cân béo phì của học sinh trường trung học cơ sở tại phú thọ (Trang 53 - 75)