Thúc đẩy xuất khẩu :

Một phần của tài liệu Đánh giá gói kích cầu và quá trình phục hồi của nền kinh tế việt nam sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 (Trang 31 - 32)

Đối với Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng xuất khẩu là vấn đề quan trọng hàng đầu. Vì nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tuỳ thuộc đáng kể vào thị trường thế giới cả ở "đầu ra" (xuất khẩu) lẫn "đầu vào" (vốn, công nghệ, nguyên vật liệu...) nên hướng ưu tiên cần được dành cho các lĩnh vực này. Cụ thể, nên đặc biệt chú trọng khuyến khích xuất khẩu thông qua các cơ chế thuế, lãi suất, tỉ giá, xúc tiến thương mại, thủ tục hải quan, cải thiện hạ tầng cơ sở..., từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và kéo cả nền kinh tế đi lên. (18 ) Hướng ưu tiên vẫn nên dành cho các thị trường chủ yếu có khả năng tiêu thụ lớn hàng xuất khẩu như Mỹ, EU, Nhật Bản, các nước Đông và Đông Nam Á...Bên cạnh đó cần tăng cường xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, thị phần xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Điển hình như Trung Đông là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các mặt hàng nông sản, các hàng hóa có hàm lượng kỹ thuật cao, do đó đây là một thị trường đáng chú ý.

Tại buổi hội thảo “Tiềm năng và các rào cản kỹ thuật của thị trường Trung Đông” do Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM (ITPC) tổ chức hôm 25/3/2009, ông Nguyễn Công Hiến, Phó vụ trưởng Vụ châu Phi - Tây Á - Nam Á (Bộ Công Thương), nói rằng thị trường bao gồm 15 quốc gia này có khá nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi về kinh tế, thương mại, sản xuất và xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, dù nông hải sản có thể đóng góp quan trọng nhưng ta cần khuyến khích sản xuất và xuất khẩu sản phẩm của công nghiệp chế biến, chế tạo...Mặt khác Chính Phủ cần tiếp tục tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hoá thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan để rút ngắn thời gian thông quan và tiết giảm chi phí đối với hàng hoá xuất khẩu.

Một mặt chúng ta cần tiếp tục đa dạng hoá thị trường nhưng hướng ưu tiên vẫn nên dành cho các thị trường chủ yếu có khả năng tiêu thụ lớn hàng xuất khẩu như Mỹ, EU, Nhật Bản, các nước Đông và Đông Nam Á...Bên cạnh đó, dù nông hải sản có thể đóng góp quan trọng nhưng ta cần khuyến khích sản xuất và xuất khẩu sản phẩm của công nghiệp chế biến, chế tạo...

Trong thời kỳ khó khăn vừa qua, chúng ta đã chú trọng hơn đến thị trường nội địa thì ở thời kỳ “ hậu khủng hoảng”, nhất thiết không nên lơi lỏng hướng này mà cần coi đây như một hướng cơ bản, lâu dài. Muốn vậy cần phải tiến hành các biện pháp đồng bộ, từ nâng cao ý thức người tiêu dùng đến cải tiến mẫu mã, chất lượng,

hạ giá thành, hình thành tỉ giá thoả đáng, mở rộng hệ thống phân phối, quảng bá...hàng hoá và các loại hình dịch vụ trong nước...

______________________

(17) Nguồn: http://www.vnmedia.vn/

(18 )http://atpvietnam.com/vn/lanhdao/34533/index.aspx

Chúng ta cần đẩy mạnh sản xuất hang tiêu dùng nội địa, nhất là thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may, thuốc chữa bệnh;ưu tiên hỗ trợ ngành hàng sản xuất có lợi thế thay thế hàng nhập khẩu, sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước như sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo, đóng tàu….Có cơ chế hỗ trợ khuyến khích các tổ chức cá nhân trong nước sản xuất, chế tạo sản phẩm nghành công đủ điều kiện thay thế hàng nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Đánh giá gói kích cầu và quá trình phục hồi của nền kinh tế việt nam sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w