ỨNG DỤNG PLC CHO HỆ THỐNG KHỐNG CHẾ ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY

Một phần của tài liệu Đề tài ứng dụng của PLC s7 200 và điều khiển thang máy 10 tầng (Trang 43 - 45)

- TERM cho phép máy lập trình tự quyết định 1 trong chế độ làm việc cho

ỨNG DỤNG PLC CHO HỆ THỐNG KHỐNG CHẾ ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY

KHIỂN THANG MÁY

4.1. CƠ SỞ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG VÀ CÁC YÊU CẦU CHO BÀI TOÁNĐIỀU KHIỂN ĐIỀU KHIỂN

4.1.1. Các yêu cầu cho bài toán điều khiển.

Một hệ thống thang máy hoàn hảo phải thoả mãn đồng thời rất nhiều yêu cầu đặt ra, cụ thể là:

+ Các yêu cầu về an toàn cho hành khách và thiết bị. + Các yêu cầu về luật điều khiển.

+ Yêu cầu về dừng chính xác buồng thang. + Các yêu cầu về độ giật, tốc độ, gia tốc.

Ngoài ra còn có một số yêu cầu khác như tín hiệu hoá, tiện lợi cho người sử dụng, có tính thẩm mỹ cao.

Muốn thoả mãn đựoc tất cả các yêu cầu trên thì phải giải quyết đồng bộ các vấn đề cụ thể là 2 vấn đề cơ bản sau:

+ Thiết kế hệ truyền động đảm bảo các chỉ tiêu tối ưu độ giật, tốc độ, gia tốc. Hướng giải quyết vấn đề này này là áp dụng kỹ thuật điều khiển vô cấp tốc độ động cơ điện.

+ Thiết kế hệ thống điều khiển sao cho thoả mãn luật điều khiển tối ưu cho trước. Đồng thời phải đáp ứng được mọi yêu cầu khác như an toàn, tiện lợi, làm

việc tin cậy, tác động nhanh. Hướng giải quyết vấn đề này là áp dụng kỹ thuật vi xử lý, chức năng này do PLC đảm nhận.

Trong khuôn khổ bản đồ án này em chỉ giải quyết vấn đề thứ 2 đó là thiết kế hệ điều khiển thang máy 10 tầng ứng dụng PLC nhằm thoả mãn các yêu cầu sau: + Đáp ứng luật điều khiển tối ưu cho trước.

+ Đáp ứng được yêu cầu dừng chính xác buồng thang trong phạm vi sai số cho phép.

+ Đảm bảo các yêu cầu về an toàn bằng cách đặt một loạt các thiết bị kiểm tra, theo dõi để khi có sự cố xảy ra thì báo cáo cho các thiết bị an toàn làm việc. Đồng thời trong hệ thống cũng phải có các liên động như:

+ Thang chỉ vận hành khi các cửa tầng và buồng thang đã đóng hoàn toàn và không quá tải…

+ Việc đóng mở các cửa chỉ cho phép khi đã dừng thang, nếu trong quá trình đóng cửa tầng, cửa Cabin nếu gặp chướng ngại vật với lực cản lớn thì Rơle báo có tải hoặc cảm biến phát hiện có vật, người vẫn chưa ra khỏi mép cửa thì cửa tự động mở ra rồi tự động đóng vào chừng nào phục vụ người ra / vào hẳn thang. + Đảm bảo hiển thị các thông số, tín hiệu cần thiết cho người sử dụng biết như vị trí hiện tại của buồng thang, việc đi lên hay đi xuống, có bị sự cố hay không..

4.1.2. Lưu đồ thuật toán.

* Thuyết minh lưu đồ.

1. Kiểm tra xem có phím đến tầng và gọi thang, nếu có thì sang bước 2.

2. Kiểm tra trạng thái thang máy đang bận, nếu có chuyển sang bước 1, ngược lại chuyển sang bước 3.

3. Đặt cờ chạy cho thang, chuyển sang bước 4 và bước 17.

4. Kiểm tra quá tải, nếu có chuyển sang bước 5. Ngược lại chuyển sang bước 6.

6. Kiểm tra việc đóng cửa hoàn toàn, nếu buồng thang chưa đóng cửa hoàn toàn chuyển sang bước 7, ngược lại chuyển sang bước 8.

7. Chưa cấp điện cho động cơ chính, quay về bước 6.

8. Thực hiện chương trình đặt tốc độ cao và đặt cho thang máy hướng lên, chuyển sang bước 9.

Một phần của tài liệu Đề tài ứng dụng của PLC s7 200 và điều khiển thang máy 10 tầng (Trang 43 - 45)