Phương pháp chuyển bài toán hỗn hợp thành bài toán một chất tương đương (phương pháp trung bình)

Một phần của tài liệu 15 chuyên đề bồi dưỡng HSG Hóa 9 (Trang 111 - 112)

- C M= 2,5M

4/ Phương pháp chuyển bài toán hỗn hợp thành bài toán một chất tương đương (phương pháp trung bình)

(phương pháp trung bình)

Khi hỗn hợp gồm nhiều chất cùng tác dụng với một chất khác mà phản ứng xảy ra cùng một loại (oxi hoá - khử, trung hoà, axit – bazơ,...) và hiệu suất các phản ứng bằng nhau thì ta có thể thay thế cả hỗn hợp bằng một chất gọi là chất tương đương có số mol, khối lượng, hay thể tích bằng số mol, khối lượng hay thể tích của cả hỗn hợp mà các kết quả phản ứng của chất tương đương y hệt như kết quả các phản ứng của toàn hỗn hợp.

Công thức của chất tương đương gọi là công thức tương đương hay công thức trung bình. Khối lượng mol phân tử, khối lượng mol nguyên tử, số nguyên tử của các nguyên tố của chất tương đương là các giá trị trung bình M , A, x, y, z,...

Gọi a1, a2, a3, ...< 1 lần lượt là thành phần % theo số mol của các chất 1, 2, 3, ...trong hỗn hợp. Ta có:

M = KhoiluonghTongsomolonhop =

hh hh

n m

= a1M1 + a2M2 + a3M3 + .... Với mhh = n1M1 + n2M2 + n3M3 + ...

Trong đó: n1, n2, n3, ...lần lượt là số mol phân tử của chất 1, 2, 3,...

A = a1A1 + a2A2 + a3A3 + ...

x = a1x1 + a2x2 + a3x3 + ...

y = a1y1 + a2y2 + a3y3 + ...

z = a1z1 + a2z2 + a3z3 + ...

Giá trị nhỏ nhất < giá trị trung bình < giá trị lớn nhất. Suy ra:

x < x < x + 1 ; 2p < y < 2(p + 1)

- Hỗn hợp anken và ankyn thì: 1 < k < 2

- Hai số có giá trị trung bình là trung bình cộng khi và chỉ khi hai số đó có hệ số bằng nhau; n1 = n2 ---> a1 = a2

Trung bình của hai số nguyên liên tiếp là một số không nguyên và ở trong khoảng hai số nguyên đó.

Thí dụ: cho n và n + 1 có n = 3,2 ---> n = 3 và n + 1 = 4.

Một phần của tài liệu 15 chuyên đề bồi dưỡng HSG Hóa 9 (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w