Thứ nhất: Làm tốt công tác truyền thông
Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu tìm giải pháp truyền thông hiệu quả để đội ngũ nhà giáo và CBQL các cấp, GV, HS và xã hội nhận thức đầy đủ về yêu cầu đổi mới GD, trong đó nhiệm vụ quan trọng là phát triển CTNT cấp THPT theo định hướng năng lực.
Thứ hai: Cần thực hiện phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho các cơ sở giáo dục
Việc phân cấp, trao quyền mạnh mẽ hơn cho cơ sở giáo dục ở các mặt sẽ phát huy cao độ tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục để các trường được chủ động về chương trình, tài chính, nhân sự, cơ cấu tổ chức nhà trường...
Thứ ba: Nghiên cứu, xây dựng, ban hành chính sách phát triển chương trình giáo dục phổ thông
Cần ban hành chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong phát triển CTNT đáp ứng nhu cầu của học sinh, cộng đồng và phù hợp điều kiện của nhà trường.
Thứ 4 : Đầu tư cơ sở vật chất, tài chính cho các cơ sở giáo dục
Bộ có giải pháp phối hợp với các bộ ngành để dầu tư CSVC cho các nhà trường có đủ điều kiện thực thi CT để đảm bảo chất lượng giáo dục đáp ứng mục tiêu GD.
b. Đối với cấp Sở, phòng giáo dục
Cùng với Bộ GD&ĐT tổ chức thật tốt công tác tập huấn các nhà trường kỹ năng phát triển CTNT theo định hướng năng lực
Tham mưu với các cấp có thẩm quyền tăng cường cơ sở vật chất để các cơ sở giáo dục có đủ trang thiết bị đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
c. Đối với cấp trường
Cần quán triệt quan điểm chủ động, linh hoạt trong việc phát triển CT nhà trường. Nghiên cứu tìm ra biện pháp quản lý phát triển CTNT hiệu quả phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nhà trường.
Luôn quan tâm thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, gắn liền với đổi mới kiểm tra đánh giá theo năng lực.
Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng phù hợp để khuyến khích cán bộ giáo viên tích cực học tập nghiên cứu để phát triển và thực thi tốt Chương trình nhà trường.
Có giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng, CMHS trong việc giáo dục học sinh nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨUĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trần Trọng Hà (2011), Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng giáo dục phổ thông theo hướng chuẩn hóa, Tạp chí Quản lý giáo dục, Số 29 tháng 10/2011. 2. Trần Trọng Hà (2015), Chương trình giáo dục phổ thông theo đinh hướng
phát triển năng lực, Tạp chí Quản lý giáo dục, Số 77, Tháng 10/2015.
3. Trần Trọng Hà (2015), Quản lý dựa vào nhà trường trong việc thực hiện đổi mới giáo dục, Tạp chí Giáo dục lý luận, Học viện Chính trị quốc gia HCM – Học viện Chính trị Khu vực 1, Số 236, Tháng 10/2015.